Climeworks - công ty Thụy Sĩ có nhà máy lưu trữ và chôn khí CO2 dưới lòng đất lớn nhất thế giới

_vphlinh_
14/01/2023 02:01Phản hồi: 31
Climeworks - công ty Thụy Sĩ có nhà máy lưu trữ và chôn khí CO2 dưới lòng đất lớn nhất thế giới
Climeworks - công ty Thụy Sĩ chuyên về công nghệ thu giữ khí CO2 cho biết, Microsoft, Stripe và Shopify đã trở thành những công ty đầu tiên trên thế giới sử dụng dịch vụ của họ để lọc khí thải CO2 khỏi không khí bằng cách lưu trữ lượng khí thải đó dưới lòng đất.

Vào năm 2021, Climeworks đã khai trương nhà máy Orca, là nhà máy thu hồi không khí trực tiếp (DAC) lớn nhất thế giới. Công nghệ mà Climeworks sử dụng được xây dựng dựa trên quá trình hấp thụ và lưu trữ CO2 tự nhiên của thực vật. Về cơ bản, nhà máy được xây dựng để lọc khí CO2 ra khỏi không khí. Lượng carbon bị thu giữ sau đó sẽ được chuyển cho Carbfix để lưu trữ chúng dưới lòng đất, và sau khoảng 2 năm với các quy trình chuyển hóa như trộn CO2 với nước... lượng CO2 được lưu trữ giữa các thành tạo đá bazan sẽ được “quay trở lại môi trường” dưới thành phẩm các viên đá và hoàn toàn không có hại đến môi trường. Lượng không khí bán đầu sau khi được lọc hết CO2 cũng được thải trở lại môi trường.


Video mô tả cách hoạt động của công nghệ thu giữ CO2 của Climeworks

Có thể nói rằng quy trình thu giữ CO2 của Climeworks vừa giúp giảm bớt khí thải độc hại ra môi trường, vừa tạo thêm nguyên vật liệu có thể dùng được. Tất nhiên, quá trình và kết quả hoạt động của Climeworks đều được một bên thứ ba theo dõi và xác thực để đảm bảo độ tin cậy, chứ không chỉ là những báo cáo suông do công ty tự đưa ra như những công ty tương tự khác.

Ví dụ, công ty kiểm toán DNV đã xác nhận nỗ lực loại bỏ carbon của Climeworks sau khi đối chưng với các tiêu chí trong ngành, thông qua một phương pháp được dùng để kiểm tra lượng CO2 đã được rút ra khỏi không khí, vận chuyển và lưu trữ vĩnh viễn. Phương pháp này hiện đã được công bố rộng rãi và sẽ được sử dụng để xác minh các “lô” CO2 trong tương lai khi chúng được thu thu giữ.

Climeworks từ chối tiết lộ lượng CO2 thu được trong lần đầu tiên hợp tác với 3 công ty trên do “liên quan đến các vấn đề bảo mật của khách hàng”. Tuy các công ty công nghệ đã sớm ủng hộ việc loại bỏ carbon, nhưng chi phí để thực hiện việc này vẫn là một vấn đề nan giải bởi nó rất tốn kém. Được biết, để loại bỏ một tấn CO2, Climeworks sẽ thu khoảng khoảng 600 USD (đối với một công ty như Microsoft). Microsoft đã cam kết vào năm 2020 sẽ giảm toàn bộ lượng khí thải công ty từng thải ra.. Công ty cũng có hợp đồng sẽ loại bỏ ít nhất 2,5 triệu tấn CO2 (khoảng 18% tổng lượng khí thải trong năm tài chính 2021), dựa trên các dự án lâm nghiệp và thu giữ khí thải trực tiếp.

Cho đến nay, vẫn chưa có đủ nhà máy thu giữ khí thải trực tiếp có thể đáp ứng được tiêu chỉ của Microsoft. Orca hiện có khả năng thu giữ 4.000 tấn CO2 mỗi năm, và tất cả các nhà máy DAC đang hoạt động trên thế giới cộng lại cũng chỉ có thể thu được 0,01 triệu tấn CO2 mỗi năm. Các nhà máy lớn hơn hiện vẫn đang được xây dựng.

Theo Theverge
31 bình luận

Xu hướng

hay ta
magez
TÍCH CỰC
5 tháng
@tyller end Cho ai chưa biết thì cái này thực chất là để bán tín chỉ khí thải cho các cty có phát thải ra môi trường vậy.
Nôm na là 1 loại thuế môi trường, cty nào có phát thải thì mua tín chỉ co2 từ cty này hoặc rừng chuẩn phát thải nào đó (vn vừa có 1 cái rừng như vậy)
Mục tiêu là để triệt tiêu khí thải ròng về 0, cty nào càng xả thải thì càng phải mua nhiều tín chỉ co2 để cân bằng, ko nhất thiết phải cùng 1 nơi hay quốc gia, vì họ tính khí thải toàn cầu về mức 0. Càng nhiều nhu cầu mua tín chỉ co2 thì càng nhiều cty cung cấp dịch vụ này => môi trường tốt hơn
@magez mĩ là nước xả thải nhiều nhất thì lại không chịu ký,hic
@magez Tuy vậy cũng không giải quyết được vấn đề ô nhiễm cục bộ. Mặc dù nhìn tổng thể thì lượng CO2 ko đổi/ giảm nhưng ô nhiễm vẫn tập trung ở các khu có mật độ KCN cao.
magez
TÍCH CỰC
5 tháng
@tristan7684 Cái gì cũng phải từ từ thôi, mục tiêu đưa phát thải ròng về 0 là đã rất khó rồi, vì nhiều nước vẫn cần phát triển kinh tế mà.
Muốn ký cái nghị định về vụ phát thải này cũng đã mất khá lâu rồi đó chứ.
Vn đang đặt mục tiêu 2050 đưa về 0, nhưng khả năng là ko làm dc
rookie
TÍCH CỰC
5 tháng
Lớn nhất thế giới mà sao trông cái nhà máy bé thế, có đúng hình không thớt. Lại đặt nơi không khí có vẻ trong lành nữa. Liệu có ăn thua không nhỉ, hay tiêu thụ một mớ điện rồi thu lại một ít CO2?
ONE NO!
TÍCH CỰC
5 tháng
@rookie Ít nhất là có còn hơn không bạn
RDDuy
ĐẠI BÀNG
5 tháng
@rookie Nó đặt kế núi lửa để xài điện địa nhiệt nên bạn thấy nó vắng á vtv có chiếu 1 lần rồi thì phải
oldman20
TÍCH CỰC
5 tháng
@RDDuy Thank bạn vì thông tin
Máy cái chôn khí co2 rồi quy đổi khí thải ...thấy nó cứ ảo ảo thế nào ấy
@Jackie Lee 1981 Mình thấy ý tưởng này cũng hay. Nếu mô phỏng lại cách cây xanh quang hợp nhưng tăng hiệu suất lên trăm ngàn lần thì quá tuyệt. Dùng được năng lượng mặt trời thay cho điện thì tuyệt nữa.
Chôn rồi đến lúc vỡ hay hư nó thoát 1 phát ra thì đời sau sao nhỉ
@theon2709 Đọc tiêu đề rồi bình luận à?
@Micron C ủa đọc lướt rồi hỏi thì sai à ?
Cười mặt nồi
@theon2709 Tôi đâu nói sai, mà nó lố.
Lố chỗ nào? Lố ở chỗ chả hiểu gì mà bắt bẻ, mà bắt bẻ lại đúng cái ngươi ta đã giải thích trong bài. Vì lố nên tôi đặt câu hỏi lại, ok không bạn?
@theon2709 người ta viết rõ ràng thì không đọc lại đi hỏi 😆
“ tất cả các nhà máy DAC đang hoạt động trên thế giới cộng lại cũng chỉ có thể thu được 0,01 triệu tấn CO2 mỗi năm”. Công ty than Nam Mẫu T làm mỗi năm tạo ra 1,2 triệu tấn than. 1 tấn than = (12+16*2)/12 = 44/12 = 3,66 tấn CO2. Vậy mỗi năm than công ty T tạo ra 1,2*3,66 = 4,4 triệu tấn. Công ty T là một phần của tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam gọi là TKV. Tập đoàn này tầm cỡ 12 công ty con vậy mỗi năm tập đoàn này tạo ra 4,4*12 = 52,8 triệu tấn CO2. Vậy tổng cộng tất cả các nhà máy lọc CO2 kia sẽ cần 52,8/0,01 = 52.280 năm để lọc hết than của tập đoàn than khoáng sản vn làm ra trong 1 năm. Mà Việt Nam ngoài TKV thì còn có công ty than đông bắc. Rồi còn cả thể giới nữa. Đúng là muỗi đốt inox.
@dlv.thickgame mà đặt trong vùng đông dân cư thì cũng tuyệt ấy chứ bác
@dlv.thickgame Cứ nghiên cứu rồi cải tiến dần thôi. Quan trọng là nhà máy này có tồn tại và có lợi nhuận được hay không. Nếu nhà máy này có lợi nhuận khả thi thì sẽ có nhiều nhà máy như vậy mọc lên và sẽ thu được nhiều C02 hơn nữa chứ không trông chờ một mình công ty này làm thay đổi thế giới được. Hy vọng họ phát triển được lâu dài.
Lonely08
TÍCH CỰC
5 tháng
@dlv.thickgame bác đang chê hay là đang khen nhỉ? Mình mặc định thấy bác đang chê là vì câu "muỗi đốt inox" của bác.
@tientran517 chỉ tính riêng 1 người 1 ngày thải ra 1 kg Co2 thì 1 năm thải ra 365 kg. tất cả nhà máy DAC chỉ có thể giải quyết số lượng CO2 của tầm 27.400 người. Chẹp còn nhiều khó khăn lắm.
kemkem87
TÍCH CỰC
5 tháng
mình đang thắc mắc là khí CO2 tốt cho các loài thực vật thì việc gì phải loại bỏ/giảm thiểu nó nhỉ? Thực tế là nhiều công ty nông nghiệp còn bơm thêm CO2 để kích thích cây phát triển. Vậy thì thực sự CO2 có hại như khắp nơi đang nói ko nhỉ? http://mangnhakinh.vn/news/nong-nghiep-cong-nghe-cao/Khi-CO2-rat-can-thiet-cho-su-phat-trien-cua-cay-trong-nha-kinh-200/
@kemkem87 Vấn đề là thực vật không hề đấu tranh cho việc có nhiều hay ít C02 trong không khí. Là động vật đang đấu tranh thôi. Động vật thích 02 hơn là C02.
@kemkem87 H nhiều quá đến mức dư bạn lại lo thiếu😔(
Lonely08
TÍCH CỰC
5 tháng
@kemkem87 cái CO2 trong bài là đang nói về cây được trồng trong nhà kính, bơm thêm CO2 để cho cây phát triển nhanh hơn, nhưng kiểu này chả khác nào kích thích cây trồng cả nên mình thấy hông hay lắm. Thứ 2 là có vài cây thì có lợi nếu có CO2 nhiều nhưng có phải tất cả cái loại sinh vật có lợi không thì không biết. Thứ 3 là khí hậu bị thay đổi, nóng lên hay lạnh đi so với bình thường vì CO2 tăng lên đều làm cho động vật và cả sinh vật đều khó sống, hệ quả cháy rừng cũng là 1 cách gián tiếp hay có rất nhiều động vật là thực vật không sinh trưởng được thì bác có nhắc đến chúng hông??? Nhà kính thì bác tùy chỉnh được nhiệt độ chứ nếu bác chỉnh được nhiệt độ khí hậu thì chả ai mà lo lắng nữa...
Năng lượng có tối ưu không.
K nói chi phí năng lượng để lọc và chôn ntn nhỉ
Hay

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2023 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02862713156
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019