Có 13 tỷ tấn mây trên đầu chúng ta

Jimmii Nam
10/6/2023 8:58Phản hồi: 58
Có 13 tỷ tấn mây trên đầu chúng ta
Chúng sinh ra từ hỗn hợp của hơi nước, của không khí và của bụi. Trở thành chúa tể của bầu trời, chúng điều khiển số phận của hành tinh chúng ta bằng cách làm chủ chu kỳ sinh tử của hơi nước.

Những đám mây đều là những quái vật thật sự. Nhẹ nhàng nhất và nên thơ nhất trong số đó là những đám mây tích trắng và xốp như bông. Một cơn gió nhẹ đẩy tới, chúng trôi thong thả trên bầu trời mùa hè. Trọng lượng của chúng thực ra đạt tới hàng nghìn tấn. Hơn nữa, đó chỉ là đứa con út trong gia đình mây, với chiều dày chưa đầy vài kilômét.
may xop.jpeg

Còn những đám mây tích vũ khổng lồ theo chiều thẳng đứng, đạt tới độ cao 15km. Đó là những nhà máy nhiệt động học vô cùng lớn. Chúng được nuôi dưỡng bằng không khí nóng, bằng cách hút tới 700.000 tấn không khí trong một giây và đồng thời kéo theo 9.000 tấn hơi nước.

Với tỷ lệ một giọt nước sinh ra từ một lít không khí, một đám mây tích vũ lớn sẽ trút xuống 4.000 tấn nước hay mưa đá trong một giây, tức hơn một nửa lưu lượng nước của thác Niagara! Kích thước của những khối mây đó có thể thay đổi từ vài trăm kilômét tới 2.000km. Thỉnh thoảng, chỉ một đám mây duy nhất cũng có thể bao phủ toàn bộ châu Âu.
[​IMG]


Những giọt nước cực nhỏ hay những tinh thể băng tạo thành mây là do sự ngưng kết của hơi nước tụ lại trong không khí. 85% số hơi nước đó là từ các đại dương, và 15% là từ sông hồ và những bề mặt ẩm ướt ở các lục địa. Như vậy, tổng số nước bốc hơi trên toàn các đại dương có chiều dày là 75cm mỗi năm. Nhưng ở Bắc Đại Tây Dương, ngoài khơi các bờ biển Mỹ - nơi dòng nhiệt lưu Gulf Stream làm ấm các bề mặt các biển và nơi mà gió lục địa khô, thì sự bay hơi đạt tới mức tối đa; 2,40m nước mỗi năm! Như vậy mỗi giây có tới 15 triệu mét khối nước bị bốc hơi khỏi bề mặt các biển và các lục địa! Và người ta ước tính mây biểu thị một dự trữ nước thường xuyên là 13 tỷ tấn...
Animated-GIF-downsized_large.gif

Nhưng nỗi bất hạnh của các phân tử nước trong khí quyển thường do nhiệt độ gây ra. Nếu nhiệt độ quá cao nước vẫn giữ nguyên ở trạng thái hơi. Sự ngưng kết đòi hỏi phải có độ lạnh, ví dụ do kết quả của độ giảm áp suất không khí khi nó giảm độ cao. Độ giảm của nhiệt độ vào khoảng 1℃ ở mỗi 100m. Nhiệt độ giảm không phải bao giờ cũng đủ để có được nước lỏng. Những đám mây còn có một vũ khí bí mật khác đó là những "lõi" nhỏ xíu mà hơi ngưng lại quanh nó. Những lõi đó (bụi, muối biển, khói công nghiệp) rất cần thiết. Độ ô nhiễm tạo ra mưa bởi vì không khí quá trong sạch, nước ở bầu khí quyển vẫn ở nguyên trạng thái hơi vô hình.
large-wall-cloud-537659346-57e003363df78c9cce749e54.jpeg

Trong một số trường hợp, các hạt nước nhỏ vẫn ở trạng thái lỏng ngay cả khi nhiệt độ không khí tuột xuống dưới 0℃; đó là hiện tượng chậm đông. Một trạng thái thất thường có thể đảo lộn bởi bất cứ nhiễu loạn nào. Ví dụ một chiếc máy bay, bay qua chẳng hạn. Các hạt nước nhỏ khi ấy có thể đột nhiên biến thành băng và đọng lại từng mảng trên thân máy bay. Nếu không có hệ thống làm tan băng, máy bay sẽ nặng dần lên, buộc các phi công phải hạ thấp độ cao.
original-figure-8.jpeg

GettyImages-993959156-9c2533b1ed7a42a2a148b5d30f0340eb.jpeg
Độ nóng lên đột ngột của đất có thế sinh ra những cột không khí nóng và ẩm hình thành những đám mây dông. Những đám mây dông này trước hết xuất hiện cục bộ, sau tản ra cả một vùng.

burwell-mammatus-landscape-545393116-57e00cf53df78c9cce87e6b3.jpeg
Đám mây sừng sững nghiên trên đồng cỏ là độ cân bằng phức tạp giữa hơi nước và những giọt nước. Trong Khi những giọt nước nhỏ hình thành trong những dòng không khí lạnh bốc lên, những giọt nước khác bốc hơi trong khi nóng lên trong các dòng không khí đi xuống.

Quảng cáo


Screen_Shot_2020-09-02_at_16.57.49.jpeg
Vào mùa hè, quan sát kỹ các mép luôn luôn thay đổi của các đám mây tích khi trời đẹp, cho thấy chúng rách ra và không ngừng hình thành lại tùy theo độ bốc hơi và ngưng tụ lại.

arcus-roll-cloud-eastern-argentinian-coast-169650795-57e014423df78c9cce89cc8e.jpeg
Các đám mây trung tích thường đọng lại trên các đỉnh núi. Gió đem lại cho chúng một hình bóng cân đối như một điếu xì gà. Hình dáng của nó thuần nhất do các giọt nước hợp lại trên các mép trong khi hơi nước tạo ra những giọt nước mới ở bên trong.

red-sun.jpeg
Mảng mây lớn này bị mặt trới lúc hoàng hôn nhuộm đỏ, trở nên phẳng, bởi vì nó bị kẹp vào giữa hai lớp không khí. Hiện tượng này xuất hiện khi một lớp không khí nóng đọng lại trên một lớp không khí lạnh.

Anh em có hiện tượng mây mưa nào đẹp mời anh em chia sẻ thêm nhé!
Hoàng Hưng
Theo ça m'intéresse

Quảng cáo

58 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Nhiều hình đẹp quá mod
@nw_47 hihi
@nw_47 Cái hình ở Đà Nẵng là đẹp nhất ;)
Nhiều mây quá đi
Khôn như mày :D
@mig29f Có 13 tỷ tấn mây trên thế giới này, nhưng có người chỉ cần mỗi đám Mây 45kg hoy.
@mig29f Cậu ấy thích Mey lắm luôn nha
Tớ không thích mây. Cậu thích đúng hông
@N-Đ-H tớ ko thích mây nhưng tớ thích Mây 😁
lehuyenvan.png
@JerryKist Tớ ko thích Mey nhưng tớ thích Vân lắm luôn cậu ạ
@Dấu Tên Nhưng Sinh Ngày 12 Tháng 2 Năm 1987 ý bác là Mey này hả
Meave.jpg
@N-Đ-H Thích mây chưa đủ. Phải thích mây thành mưa gọi là mây mưa.
Cả bài viết toàn Mây, gã có ý gì đây 😁😁😁
@lightingbolt Chúng ta đều biết mà
Hun cái nè
@nw_47 cần 1 lời nói thẳng, quanh co mãi sẽ không đến đích
Cười vô mặt
@lightingbolt Nàng đội hoa theo chồng, nước mắt tôi rớt bên bờ sông
Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao chúng nặng thế mà không rơi xuống cứ bay lơ lửng trên bầu trời Còn chúng ta có 50 kg thôi thả từ trên đó xuống là vỡ gan ?
@Emranhieulam1990 Bởi vì chúng không đặc như chúng ta
@Emranhieulam1990 Chúng không bay, tại chúng ta chìm thôi
@BenGlo Vấn đề là khối lượng bạn ơi 😂
mastapis
ĐẠI BÀNG
10 tháng
@Emranhieulam1990 Hơi nước nhẹ hơn không khí, nhưng nó vẫn bị lực hút TĐ giữ lại. Kiểu kiểu vậy
@mastapis Chả có nước nào nhẹ hơn không khí. Nó bay được là nhờ nó nóng lên nó nổi trên không khí. Nó lạnh là nó rơi xuống nên có mưa.
Đi máy bay lúc bay lên và hạ cánh máy bay đâm vào mây sóc lộn cổ nghe ầm ầm sợ thiệt
Tinhter học giỏi, cái gì cũng am hiểu thiên văn địa lý, công nghệ nhưng lại ko biết tại sao mây màu đen 😂
@CellonC mời pạn chia sẻ về điểm đó
@Jimmii Nam Bạn nói thật sao!
Thật tệ hại
Rớt vô đầu đồng loạt có diệt vong không ta...
Xem hình thôi. Chứ tính nghe khủng vậy thôi, chứ khối lượng nito và oxy còn nhiều hơn khối lượng hơi nước hàng nghìn lần
nghe đồn 1 cục mây nhỏ nhỏ nặng cỡ 1 con voi
Cười vô mặt
13 tỷ tấn mây cũng chả là gì so với chị Mây 45kg của gã.
Toàn thế giới chỉ 500kg thôi . Nhẹ bay lên lơ lửng vì trọng lượng gần bằng O . Nặng thì rớt xuống rồi . Chỉ còn thứ nhẹ mới bay lưng lửng . Nhẹ nữa định rớt xuống nhưng mật độ không khí thấp đặc quá không xuống được thấp hơn nên bị gió thổi mây bay .
@_-=TinhTế=-__-=SắcXảo=-_ Nói tào lao cái gì vậy?
@_-=TinhTế=-__-=SắcXảo=-_ Hả
@_-=TinhTế=-__-=SắcXảo=-_ Thật sắc xảo 😄
Cơ chế mây mưa là một trong những thiết kế của Chúa để tạo ra sự sống trên trái đất.
@trimsedinang Chúa cái giè, bức xạ mặt trời do it all 😂
@Demah nhưng nó vẫn rất kỳ diệu mà
@trimsedinang Đọc thêm sách đi. Còn nhiều chu trình tự nhiên kỳ diệu hơn đấy
@Demah Chúa là có thặc
trọng dụng nó làm mưa đi chứ, nóng qtqd...@@
nó mà rớt xuống 1 cái chắc nhập viện.
Thì ra thớt ở Đà Nẵng
Vân ơi Vân ơi Vân, Vân có biết không Vân ? khi con tim yêu Vân là sống với đau thương
nước biển bay hơi 75 cm mỗi năm => mỗi ngày bay hơi là: 75 : 365= 0,2 cm =2 mm. có vẻ ít nhỉ? anh em mang 1 chậu nước ra để ngoài trời những ngày nắng thì nước bay hơi cả cm chứ không chỉ 2 mm đâu. mà biển quanh năm gió bão nữa, gió cũng làm bay hơi nước rất nhiều.
@Bạch Vân Đạo Nhân chắc là 75cm mực nước biển trên tất cả đại dương
@BenGlo tất cả đại đương hay 1 vũng nước thì mực nước bay hơi là như nhau. giống như đo lượng mưa, mang chậu bé hay chậu lớn ra hứng thì độ cao lượng mưa như nhau.
@Bạch Vân Đạo Nhân Nhưng mà biển chỗ nóng chỗ lạnh, chỗ khô chỗ ẩm. So ng thế cũng so được.
@Bạch Vân Đạo Nhân Ông tính lượng nước bay hơi chứ không tính mưa à? Mưa ngoài biển thì toàn bão thôi, kinh khung vãi.
@taejilovely không tính mưa chứ. bay hơi lên mới mưa, 2 cái phải tính riêng biệt, tách nhau ra.
Mình thích mây mưa

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019