Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Có một nhiếp ảnh gia khuyên "cần phải điên điên một chút" - Annie Leibovitz

tuanlionsg
21/4/2020 4:8Phản hồi: 50
Có một nhiếp ảnh gia khuyên "cần phải điên điên một chút" - Annie Leibovitz
Bạn cần phải điên điên một chút, cuồng cuồng một chút. Bạn phải sống với nó, ăn được nó, cảm nhận nó.” - (‘You have to be insane, obsessed. You have to live it and eat it...’) - Đó là câu nói được cho là lời khuyên nặng ký cho các nhiếp ảnh gia.


Screen Shot 2020-04-17 at 7.51.35 AM.png
Thống đốc bang California - Arnold Schwarzenegger (cũng là diễn viên chính trong phim Kẻ Hủy Diệt) trong cuộc thi Mr. Olympia ở Nam Phi vào năm 1975. NAG: Annie Leibovitz, Những Năm Đầu Tiên, 1970 - 1983: Dự án Kho Lưu Trữ Số 1 (Archive Project No.1). Credit cho NAG và triển lãm Hauser & Wirth



Ảnh chân dung của Leibovitz không bao giờ chỉ đơn giản là một bức ảnh miêu tả chân dung thông thường, ẩn đằng sau đó còn là cảm xúc, là khát vọng và là cái tôi rất riêng của mỗi cá nhân trong ảnh. Cũng luôn có những tranh luận trái chiều xung quanh ảnh rất khác người của bà. “Tôi biết khá rõ mọi người muốn được nhìn thấy họ như thế nào trong ảnh", Leibovitz nói. “Thực ra không phải lúc nào tôi cũng đạt được điều đó đâu. Nhưng giống như là, tôi là một người thích tự thúc ép bản thân. Tôi rất thích làm người khác vừa lòng. Đây là cuộc sống của họ và tôi thích để cho họ tự đặt bước chân tiếp theo để đến được nơi họ muốn đến. Chả có lý do gì khiến tôi phải làm điều ngược lại cả”.

Việc người ta luôn nhắc đến bà là người thành danh nhờ chụp "người nổi tiếng", bà tuyên bố không bao giờ thích cụm từ đó, dù thực tế bà từng chụp những người nổi tiếng khi làm việc ở Tạp chí Rolling Stone, Vanity Fair và Vogue. Bà nói: "Tôi luôn quan tâm đến những gì họ làm hơn là họ là ai và ảnh tôi chụp phản ảnh điều đó. cố gắng miêu tả phần nào cá tính của mỗi nhân vật trong bức ảnh."

2.jpg
Tay đua xe đạp huyền thoại Lance Amstrong
@Annie Leibovitz nói rằng bà thật may mắn khi được khởi đầu sự nghiệp lúc 25 tuổi cho tạp chí Rolling Stone (đây là tạp chí ra hằng tháng ở Mỹ, nói về những văn hóa đang thịnh hành) và sau này là 2 tạp chí nổi tiếng Vanity Fair và Vogue.


1.jpg
John Lennon và Yoko - Nếu như để nhắc đến một tấm bìa tạp chí nổi tiếng nhất của Leibovitz, thì phải nhắc tới tấm hình được chụp cho số tạp chí của Rolling Stone ra kệ vào tháng 1 năm 1981, với hình ảnh John Lennon khỏa thân đang cuộn tròn bên cạnh một Yoko Ono “kín cổng cao tường”. Kế hoạch ban đầu là chụp cả hai người đều khỏa thân, như Ono đã không đồng ý. Đó là bức hình cuối cùng chụp Lennon, chỉ vài tiếng đồng hồ trước khi Lennon bị ám sát. Leibovitz đáng lý ra phải gặp hai người họ ở studio đêm hôm đó, nhưng bà lại nhận được một cuộc điện thoại từ Jann Wenner, người đồng sáng lập và biên tập của Rolling Stone, nói rằng có một người nào đó nghe có vẻ như là Lennon đang được đưa đi cấp cứu ở bệnhviện.



2-636066430655808797.jpg
Nhưng chính những bức hình mà Leibovitz chụp người nổi tiếng đã làm nên tên tuổi của bà: những trang bìa của tạp chí Rolling Stone, Vanity Fair và Vogue, bao gồm những tấm tạo ấn tượng khó phai như hình Miley Cyrus bán khỏa thân ở tuổi 15; và hình Demi Moore lúc đang mang thai, nude toàn thân và chỉ đeo đúng một chiếc nhẫn kim cương 30-carat. Hai tấm hình mang tính biểu tượng này đã tạo nên khuôn mẫu cho những bức hình mà bà chụp gần đây của Serena Williams, đang mang thai và khỏa thân. Bức hình gần đây nhất làm bìa cho tạp chí Vanity Fair, là hình của Beto O'Rourke, một người đã thông báo rằng sẽ tham gia tranh cử tổng thống Mỹ năm 2020. Chính những bức hình này đã khiến Leibovitz trở thành một “của hiếm”: một nhiếp ảnh gia chuyên chụp người nổi tiếng - một nhiếp ảnh gia nổi tiếng.

Quảng cáo



Screen Shot 2020-04-21 at 9.04.42 AM.png Demi Moore mang thai với chiếc nhẫn kim cương 30 carat, được xuất hiện trên bìa của tạp chí Vanity Fair
@Annie Leibovitz Tôi chụp những hình ảnh và sau này nhìn lại, nó là sự nhắc nhở với tôi: Ta đã ở đó để làm điều này...”.


Screen Shot 2020-04-21 at 9.35.54 AM.png
Chân dung của Robert Penn Warren - Vào khoảnh khắc cuối cùng, bà đã yêu cầu Warren cởi chiếc áo ông ấy đang mặc, và biến bức hình thành khoảnh khắc của sự chấp nhận tổn thương - không còn có thể che giấu bất cứ điều gì về con người mình. Nhà thơ gần tới tuổi bát tuần giờ đây trông còn trần trụi hơn cả tấm ngực đang được phơi trần của ông.

@annie Leibovitz - “Tôi ngồi xuống và đọc thơ của họ và bắt đầu nghĩ sẽ thật thú vị nếu tôi thể hiện được ra đây những bài thơ của họ ‘trông’ như thế nào, họ đang viết về cái gì. Đó chính là một phần của bức chân dung. Và thực ra đó là phần khởi đầu có tính quyết định. Giờ đây, tôi thấy bản thân mình đang tìm cách để được quay trở lại với những loại hình tác phẩm như thế này. Bạn nhìn lại những tác phẩm của mình - để có thể học và nhận ra bạn cần làm gì tiếp theo để đi những bước nữa tiến về phía trước".


Screen Shot 2020-04-19 at 3.32.20 PM.png

Quảng cáo


Ca sỹ - nhạc sĩ Patti Smith đã thực hiện chuyến đi đến bờ Tây cho buổi liên hoan khai trương ở triển lãm Hauser & Wirth, và việc đó đã lại làm nên chuyện vui như chuyện của nghệ sĩ Paul McCarthy và nhà làm phim Sam Taylor-Johnson. “Tôi hỏi Patti xem cô ấy có muốn đến chơi cùng không. Cô ấy nói, ‘Annie, tôi đã biết chị được 30 năm rồi đấy. Tôi chắc chắn sẽ đến.’ ” Lời nói chắc như đinh đóng cột, và cô ấy cũng chưa bao giờ nuốt lời hết, lúc nào cũng rõ ràng và cứng rắn như bài Ghost Dance và bản Because of the Night kinh điển. Leibovitz đã tham gia một tour thành phố 3 ngày cùng với Smith vì họ đã làm bạn với nhau được rất lâu rồi. Lebovitz nhớ lại một lần chụp hình cho Smith, làm trang bìa cho Rolling Stone. Bà muốn Smith tạo dáng trong cái áo trong suốt, và áo lót của Smith sẽ được làm nổi rõ lên nhờ nhát lửa ở phía sau làm nền. Bìa album đầu tay của Smith - Horses - được chụp bởi một người bạn thân thiết Robert Mapplethorpe. Đó được coi là một trong những bìa album xuất sắc nhất mọi thời đại. Leibovitz hay nói về chuyện “bóng ma của Mapplethorpe” lúc nào cũng ở quanh Smith. “Tôi luôn nghĩ cô ấy là nàng thơ của Mapplethorpe. Tôi nói với cô ấy về chuyện đó, và có vẻ như tôi đã hơi xâm phạm vào câu chuyện đó, nhất là sau khi anh ấy qua đời. Tôi cảm thấy rất cảm phục Robert, về cách mà anh đã gây dựng nên hình ảnh cho Patti”.

@Leibovitz kể lại, “Tôi đã dựng lên một dây lửa vòng xung quanh cô ấy, và cô ấy đã bị đốt cháy, theo nghĩa đen. Lưng có ấy đỏ rộp trong nhiều ngày. Việc chúng tôi làm hoàn toàn là phạm pháp. Chúng tôi bỏ dầu hỏa vào mấy cái xô, và rồi dầu với lửa bắt đầu bắn tóe ra khắp nơi”.


6d99a7147eda5855824b6014142bce7f.jpg
Andy Warhol & Truman Capote - Một trong những người rất ăn ảnh khác là Warhol, thường được thấy xuất hiện trong cùng khung hình với nhà văn Truman Capote, đạo diễn Paul Morrissey và nhà biên tập thời trang Diana Vreeland.


a10935aab2e0e1f430313b243bff0023.jpg
Andy Warhol @Leibovitz - “Warhol xuất hiện ở tất cả mọi nơi. Tôi đoán bạn có thể nói rằng, ông ta ở tất cả mọi ngóc ngách, mà thực ra là tôi cũng đã từng ở đó”, bà nhún vai. “Ông ta không bao giờ mở lời cho đến khi anh ta bắt đầu đi vòng quanh với chiếc máy ghi âm. Và tới lúc đó thì tôi bắt đầu tự thầm mong anh từ đừng làm việc đó. Giống như là ‘Thôi được rồi Andy, đừng nói gì nữa mà - nói ít đi thì anh còn có vẻ gì đó huyền bí.’ Đến lúc ông ta qua đời, tôi thực sự rất kinh ngạc, bởi vì ông ta thực sự là một biểu tượng. Đúng là một mất mát lớn. Ông ta là một thiên tài”.


annie-leibovitz-meryl-streep,-new-york-city.jpg
Meryl Streep đằng sau một chiếc mặt nạ sơn trắng, đang tự cấu xé và làm biến dạng khuôn mặt mình. Bức hình này, nhìn qua thì có vẻ như chẳng nói lên điều gì về con người Streep, nhưng nó lại mở ra một không gian để người xem có thể hoàn toàn phản chiếu bản thân lên khuôn mặt của nữ diễn viên này, một minh họa hoàn hảo cho tài năng của nữ diễn viên.


Screen Shot 2020-04-19 at 11.00.16 AM.png
David Byrne - Vào đầu những năm 80, khoảng thời gian mà Leibovitz bắt đầu chuyển hướng sang làm việc trong studio và bắt đầu tạo ra những bức chân dung hình tượng hóa, những bức hình mà đã đi cùng với tên tuổi của bà đến giờ: David Byrne, bức hình với sự phối hợp màu sắc, tạo nên vẻ nguyên thủy, văn mình, với nét chấm phá của thiên nhiên trong chiếc áo khoác làm từ lá cây.


Screen Shot 2020-04-19 at 10.29.09 AM.png
Thủ lĩnh nhóm nhạc The Stones xuất hiện trong triển lãm trong bộ trang phục là chiếc áo choàng cùng với chiếc khăn quấn trên đầu, phát sáng như một nhà tiên tri ở trong một thang máy. Bức hình này được chụp khi Leibovitz đi lưu diễn cùng ban nhạc vào năm 1975, thể hiện rõ những đặc biệt của bà.


Screen Shot 2020-04-19 at 10.28.16 AM.png
Trong không gian triển lãm, cũng có cả một bức tường được dành để trưng bày hình ảnh từ tour lưu diễn này, là lời minh chứng cho sự chìm đắm hòa mình của Leibovitz vào cùng chủ thể của mỗi bức hình. Vui đến tột độ nhưng cũng mệt mỏi đến kiệt quệ, trải nghiệm này đã dạy cho bà bài học về việc phải hiểu rõ giới hạn của bản thân.


14leibovitz1-articleLarge-v2.jpg
Vóc người cao lớn, cùng với cặp kính và mái tóc bạch kim phủ trên nền trang phụ đen, Leibovitz có một phong thái thân thiện, rất phù hợp với gốc rễ đến từ khu vực đồng quê dân gian Connecticut của bà.

Với tư cách một nhiếp ảnh gia vẫn đang hoạt động, Leibovitz thường từ chối nói về chủ thể các bức hình của mình, nhưng bà nhấn mạnh sự đồng cảm với những sao nhí, những người mà trong mắt bà, thường hay phải đánh vật với việc sống trong thực tại. Bà cũng nhắc đến những diễn viên nghiêm túc hơn - như Meryl Streep, Daniel Day-LewisVanessa Redgrave - những người thường không bao giờ thích bị chụp hình. “Những người như Johnny Depp hay Nicole Kidman - cứ mỗi khi nghĩ đến việc họ là những người ăn ảnh như thế nào, tôi lại điên lên, phải khoa chân múa tay loạn xạ và phải hét lên. Lúc đầu, tôi đã từng không muốn tin vào điều đó. Nhưng rồi tôi phải chấp nhận sự thật là có những người đặc biệt rất ăn ảnh”.

“Tôi biết khá rõ mọi người muốn được nhìn thấy như thế nào", Leibovitz nói. “Thực ra không phải lúc nào tôi cũng đạt được điều đó đâu. Nhưng giống như là, tôi là một người thích tự thúc ép bản thân. Tôi rất thích làm người khác vừa lòng. Đây là cuộc sống của họ và tôi thích để cho họ tự đặt bước tiếp theo để đến được nơi họ muốn đến. Chả có lý do gì khiến tôi phải làm điều ngược lại cả”.

Leibovitz cho rằng việc chụp hình người nổi tiếng thực ra khá là đáng sợ lúc ban đầu, bởi vì không có cách nào để bà thoát khỏi câu hỏi đầu tiên đó: “Thế chị muốn tôi làm gì để tạo dáng?” Lúc đầu, bà không có câu trả lời. Nhưng có lần, khoảnh khắc lóe lên trong đầu làm bà thông suốt chuyện này, cùng với nhà thơ Tess GallagherRobert Penn Warren, cả hai người họ đều được chụp hình để đăng tạp chí LIFE.

“Tôi rất tự hào về báo chí hiện nay”, bà nói. Không có ai chạy trốn hay tỏ ra hèn nhát, họ vẫn kiên trì bám trụ. Khi bạn bắt đầu làm việc với Rolling Stone, làm sao mà bạn có thể thờ ơ với báo chí được chứ? Bà đưa mắt nhìn quanh hàng ngàn bức hình xung quanh mình. “Nó sẽ còn được thêm vào nữa, thêm vào nhiều hơn nữa”.

Screen Shot 2020-04-19 at 2.50.25 PM.png

Ngày nay, ai cũng có một chiếc máy ảnh gắn liền với điện thoại, hình ảnh tràn lan mọi nơi, với một hàng dài những người nghiệp dư đăng những tấm hình có vẻ hấp dẫn. Vấn đề là, chúng ta tiêu thụ chúng nhanh như lúc chúng ta sản xuất ra chúng vậy, click - một nhát và sang cái tiếp theo trong tích tắc. Annie Leibovitz có vẻ khá lạc quan, chào đón sự phổ biến của hình ảnh và rất mừng khi thấy điều đó đồng nghĩa với việc có nhiều bản năng nhiếp ảnh đang hiện diện. “Tôi không chống lại điều đó”, bà nói với một nụ cười trên môi. “Khi tôi thấy có nhiều hình ảnh hiện hữu như này, tôi thấy khá thú vị. Chúng đều có một sức mạnh nào đó”.


Screen Shot 2020-04-19 at 9.11.07 AM.png
Nhiếp ảnh gia Annie Leibovitz sinh ra tại Waterbury, Connecticut trong một gia đình sáu người con. Năm 1967, bà theo học tại Học viện Nghệ thuật San Francisco, nơi bà phát triển tình yêu với nhiếp ảnh (mặc dù lúc đầu theo ngành vẽ mỹ thuật). Sau thời gian ngắn định cư ở Israel, Leibovitz trở lại Mỹ vào năm 1970 và tìm được công việc khởi đầu cho tạp chí rock Rolling Stone và nổi tiếng.

Leibovitz chia sẻ: “Trong những năm này, bản thân tôi đang được cấu thành. Tôi là một fan trung thành của nhiếp ảnh, chuyện ấy là lẽ đương nhiên. Việc này bắt đầu từ những ngày còn đi học với Cartier-Bresson và Robert Frank”. “Những ngày còn đi học” là những ngày ở Học viện Nghệ thuật San Francisco, một trường đại học mà đã đẩy tên tuổi của Ansel Adams lên với tư cách là viện trưởng viện nhiếp ảnh vào những năm 1940. (Học viện Nghệ thuật San Francisco - SFAI được thành lập năm 1871, và tới năm 1945, Ansel Adams đã mở ra khoa đầu tiên trong trường dạy về nhiếp ảnh nghệ thuật, cùng với những thành viên giảng dạy khác như Dorothea Lange, Imogen Cunningham, Minor White, Edward Weston, và Lisette Model. SFAI là nơi đã định hướng và cầu thành một số phong trào nghệ thuật quan trọng nhất của thế kỷ XX, là nơi thể hiện tinh thần dám thử nghiệm, chấp nhận rủi ro và đón nhận đổi mới. “Bạn cần phải hơi điên điên một chút, hơi cuồng một chút. Bạn phải sống với nó, ăn được nó, cảm nhận nó” - @annie Leibovitz
50 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Ngày nay, ai cũng có một chiếc máy ảnh gắn liền với điện thoại, hình ảnh tràn lan mọi nơi, với một hàng dài những người nghiệp dư đăng những tấm hình có vẻ hấp dẫn. Vấn đề là, chúng ta tiêu thụ chúng nhanh như lúc chúng ta sản xuất ra chúng vậy, click - một nhát và sang cái tiếp theo trong tích tắc.
Câu này rất hay, đáng để suy ngẫm quá .
@QuaChanThat Chơi vui cho qua ngày lao nhọc thì cứ chơi thôi, còn nếu nghiêm túc với chụp ảnh thì đúng là nên suy ngẫm. Bản thân mình cũng thế, đôi khi chán mọi thứ.
@tuanlionsg Hàng ngày em vẫn duy trì chụp bằng điện thoại 😁 , còn quá nhiều thứ về nhiếp ảnh nếu muốn tìm hiểu về nó .có đôi lúc cầm máy ảnh đi loanh quanh cả ngày nhưng lúc về chẳng có ảnh nào cả .vụ chán chụp thì e thấy nhiều ae trải qua rồi.hehe con người mà anh, lúc nọ lúc kia .
Mình mới mất nguyên bộ canon 6D đây . Năm nay hết làm nhiếp ảnh gia lun . Hic hjc
@anhlanguoibanthan Ôi, sao vậy bác?
@tuanlionsg Tết về để ở trong nhà . Bẻ cửa lấy cây khèo mất . Bùn nhắm nun
@anhlanguoibanthan Chia buồn vs bác. 😔 Ráng sắm lại chơi nha.
@tuanlionsg Chia buồn bác, mình cũng đang xài canon 6D lens 24-105 và sigma 35 1.4.
Mình thích chụp những thứ tự nhiên
@Apple-motorola Mạnh mẽ chơi với thứ bản thân thích, ủng hộ bạn. Chúc vui nhé.
@tuanlionsg 👍👍👍
riophuc
ĐẠI BÀNG
4 năm
Annie Leibovitz : Đại Thụ portraiture. Ngưỡng mộ đến cúi sát đất vẫn là... chưa đủ
@riophuc Nhân loại may mắn có những ngôi sao sáng, cách riêng cho Nhiếp ảnh phát triển.
lucas
TÍCH CỰC
4 năm
Đúng là điên điên chút thì đem đến những góc nhìn khác lạ cho mọi người. Ở Đà Lạt mình thì có Phước Khùng, cả đời toàn đi bộ lang thang với cái máy ảnh.
@lucas Phải anh Phước hay chạy chiếc Win không bác?
@lucas Thế ăn bằng gì nhỉ 😁
lucas
TÍCH CỰC
4 năm
@adagioleonard Mình cũng không rõ bác ấy thu nhập thế nào nữa 😆
lucas
TÍCH CỰC
4 năm
@tuanlionsg Mình toàn thấy ông đi bộ không à
60710033.JPG
Bởi vậy người ta hay bảo ranh giới giữa thiên tài và kẻ điên mong manh như 1 sợi chỉ
BaliSummer
ĐẠI BÀNG
4 năm
Đúng là làm nghệ thuật phải có chút điên trong người
nghia3d
CAO CẤP
4 năm
Nổi tiếng rồi nói gì mà ko dc 😬
iamcp
TÍCH CỰC
4 năm
Công nhận là ảnh bác này trông điên thật. Thế quái nào lại thấy ảnh chụp cả mông Kẻ huỷ diệt mà trông khác hẳn với hình tượng bình thường thật. Thi thoảng bật Youtube vẫn thấy có quảng cáo của bác này dạy trên Masterclass.
Locgk8
TÍCH CỰC
4 năm
Những khía cạnh thật khác lạ
Moá ơi nó đẹp từ tâm hồn đến thể xác.
Nhìn thôi là muốn quay...!!!


Không nói nhiều nữa.
Đây là nghệ thuật.!
image.jpg
trungbg1996
ĐẠI BÀNG
4 năm
@BinBon2020 Cùng ý kiến với a này đẹp thật. đôi mắt kia...ôi
Những bức ảnh lưu giữ những tính chất của 1 thập niên ngày trước luôn. Luôn có 1 đường nét nhất định và ý nghĩa riêng của nó.
hienhq
CAO CẤP
4 năm
Bài nào của anh cũng hay. Cảm ơn anh
@hienhq Cảm ơn em.
Tuanpht
TÍCH CỰC
4 năm
Nó mang nghĩa biểu tượng thôi chứ chả thấy đẹp
Làm nghề sáng tạo không thể dập khuôn như máy móc được!
@Cao Tài Trí Đồng ý với bác.
mrqd
TÍCH CỰC
4 năm
Nghệ thuật là thứ gây tranh cãi nhất và cũng là thứ đem đến giá trị tuyệt đối nhất. Leonard de Vinci và Michelangelo đều cho những bức hoạ của đối thủ là vô giá trị nhưng không ai phủ nhận họ và các tác phẩm của họ là tuyệt tác của nhân loại, nếu bạn nổi tiếng như tác giả những tấm hình trên thì rất có thể những bức hình kia chẳng có giá trị gì trong khi nó đã được coi là những tấm hình kinh điển của nghệ thuật nhiếp ảnh. Tôi đã xem tại triển lãm nhiếp ảnh 1 tấm ảnh trắng đen quang cảnh 1 sân vận động tan hoang không 1 bóng người với tựa "Rolling Stones (lại là Rolling Stones) ở Geneve", và dĩ nhiên tấm hình đó được tất cả ca ngợi như mang đến 1 cảm xúc đặc biệt trong mô tả 1 khoảnh khắc không thể lặp lại. Hãy khoan, tự nhiên bạn có tấm hình đó mà không phải ở nhà triển lãm thì bạn sẽ cho cảm xúc gì? Tôi tin 90% chẳng tả được gì.
Đúng thế, phải nói mảng nghệ thuật các nghệ sỹ phải tưng tưng tí, mới cống hiến được cho nghệ thuật
Mời các bạn chiêm ngưỡng các hình tiêu biểu trích ra từ bộ sưu tập sau
https://photo-3-baomoi.zadn.vn/w1000_r1/2014_07_29_119_14437139/1c0625c5f88511db4894.jpg
anh doc_2.jpg
anh doc_4.jpg
nude.PNG
Chuyên gia nói vậy khác gì nói Mod tuanlionsg ... đọc xong bài, viết xong comment mà vẫn còn cười
Một lời khuyên chí lý. Vĩ nhân và người điên chỉ cách nhau 1 lằn ranh mong manh và họ có một điểm chung : họ sống trong một thế giới riêng của mình và làm những việc mà đại đa số nhân loại không làm.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019