Có nên cho trẻ ăn sữa chua khi bị rối loạn tiêu hóa?

minhphuong9201
29/1/2021 10:41Phản hồi: 0
Có nên cho trẻ ăn sữa chua khi bị rối loạn tiêu hóa?
Sữa chua luôn được biết đến là thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của cả người lớn và trẻ nhỏ. Nhưng liệu đối với trẻ bị rối loạn tiêu hóa sữa chua có phải là thực phẩm tốt không? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu hơn về sữa chua. Từ đó biết được trẻ bị rối loạn tiêu hóa ăn sữa chua có tốt, trẻ nào không nên ăn?


1. Thành phần dinh dưỡng trong sữa chua

Sữa chua là sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa. Điều này là do các thành phần dinh dưỡng có trong sữa chua được lên men từ các loại sữa với các chủng vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Thành phần dinh dưỡng có trong 100 gram sữa chua bao gồm:
  • Năng lượng 61
  • Nước 88%
  • Chất đạm 3,5g
  • Carb 4,7g
  • Đường 4,7g
  • Chất xơ 0g
  • Chất béo 3,3g

Chất đạm:

Sữa chua là một nguồn cung cấp protein dồi dào cho cơ thể. Với một cốc sữa chua 245g cung cấp 8,5g protein. Trong sữa chua chứa hai loại protein là whey protein (hòa tan trong nước) và casein (không hòa tan trong nước). Hai loại protein này đều chứa nhiều acid amin thiết yếu và là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời. Casein trong sữa chua chiếm 80%, có tác dụng làm tăng sự hấp thụ khoáng chất như canxi, phốt pho. Whey protein chiếm 20% lượng protein trong sữa chua chứa nhiều acid amin chuỗi nhánh.

Chất béo:

70% lượng chất béo trong sữa chua là chất béo bão hòa nhưng nó cũng chứa một lượng chất béo không bão hòa đơn. Chất béo chuyển hóa trong sữa chua được coi là có lợi, không giống với chất béo trong một số sản phẩm chế biến khác.

Carbohydrat

Carbohydrate trong sữa chua nguyên chất chủ yếu là đường lactose và galactose. Nhờ quá trình lên men của vi khuẩn mà một phần lactose bị thủy phân. Nên lượng lactose trong sữa chua sẽ ít hơn so với sữa. Lactose bị phân hủy thành đường galactose và fructose. Sau đó fructose được chuyển hóa thành acid lactic – chất tạo nên vị chua trong sữa chua.

Vitamin và khoáng chất:

Sữa chua là nguồn thực phẩm tuyệt vời cung cấp vitamin và khoáng chất. Một số loại vitamin và khoáng chất có trong sữa chua: vitamin B12, phốt pho, canxi, riboflavin

Lợi khuẩn:

Lợi khuẩn sống chính có trong sữa chua là những chủng lợi khuẩn sinh acid lactic. Lợi khuẩn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe giúp tăng cường hệ miễn dịch. Chúng còn giúp tổng hợp nên các loại vitamin: B6, B12, folate, thiamine. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng lợi khuẩn giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng tiêu chảy do kháng sinh và chống táo bón khi thường xuyên ăn sữa chua.

2. Đặc điểm hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ khi rối loạn tiêu hóa

Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ vốn non nớt chưa hoàn thiện, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Khi trẻ bị tổn thương bất kì cơ quan nào của hệ tiêu hóa đều sẽ dẫn đến rối loạn hấp thu, rối loạn thải trừ.
Những rối loạn này gây ra cảm giác khó chịu, đau đơn cho trẻ. Chúng được biểu hiện ra ngoài qua các triệu chứng như: nôn trớ, tiêu chảy, táo bón và đi ngoài phân sống. Lúc này hệ vi sinh đường ruột của trẻ bị mất cân bằng giữa tỷ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn.
Hệ miễn dịch của trẻ yếu càng trở thành cơ hội để các tác nhân gây hại tấn công. Hơn nữa đường ruột kém hấp thu các chất dinh dưỡng lâu ngày ảnh hưởng tới sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ của trẻ.

➤ Xem thêm: Triêu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ

3. Có nên bổ sung sữa chua cho trẻ rối loạn tiêu hóa?

Sữa chua tốt cho trẻ rối loạn tiêu hóa

Những thành phần đặc biệt của sữa chua đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Đặc biệt với trẻ bị rối loạn tiêu hóa ăn sữa chua là một biện pháp giúp trẻ nhanh phục hồi tình trạng này.
Thành phần lợi khuẩn trong sữa chua giúp cân bằng lại hệ vi khuẩn đường ruột, giúp ổn định lại hệ tiêu hóa. Các loại acid trong sữa chua còn có tác dụng bổ sung acid cho dạ dày kích thích thèm ăn cho trẻ.
Ngoài ra các thành phần dinh dưỡng trong sữa chua giúp bổ sung một số dưỡng chất cần thiết cho trẻ. Đặc biệt, một số loại sữa chua còn bổ sung vitamin D, DHA tốt cho sự phát triển trí não của trẻ.

Trẻ nào cần tránh bổ sung sữa chua

  • Với những trẻ bị dị ứng đạm bò: một số loại đạm trong sữa có thể giảm tính dị ứng khi được lên men. Nên một số trẻ không bị dị ứng khi ăn sữa chua. Nhưng mẹ vẫn nên hạn chế khi bổ sung sữa chua cho trẻ
  • Trẻ không dung nạp lactose: Lactose trong sữa khiến cho trẻ bị tiêu chảy. Tuy nhiên, lợi khuẩn trong sữa chua cũng giúp thủy phân lactose trong quá trình lên men và cải thiện khả năng tiêu hóa lactose cho trẻ. Vì vậy mẹ vẫn có thể sử dụng sữa chua cho trẻ nhưng cần hạn chế.
  • Một số trẻ bị dị ứng với sữa nên tránh sử dụng sữa chua. Do trong sữa chua có casein và whey protein là những protein gây dị ứng ở một số trẻ.
  • Thận trọng với những trẻ tiểu đường và béo phì. Trong sữa chua thông thường chứa một lượng lớn đường và chất béo. Điều này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nếu ăn sữa chua thường xuyên. Vì vậy, có thể bổ sung sữa chua ít đường hoặc không đường đối với những trẻ này.

Lưu ý khi cho trẻ ăn sữa chua khi bị rối loạn tiêu hóa

  • Thời điểm vàng cho trẻ ăn sữa chua là sau bữa tối từ 30 phút – 2 giờ. Vào buổi tối hàm lượng canxi trong cơ thể thấp nhất, đây là thời điểm nên bổ sung canxi từ thực phẩm cho trẻ.
  • Cho trẻ ăn sữa chua ở nhiệt độ thường, không cho trẻ ăn sữa chua quá lạnh. Không dùng nước sôi hoặc cho vào lò vi sóng để giảm độ lạnh vì ở nhiệt độ cao sẽ làm mất khả năng hoạt động của vi khuẩn có lợi.
  • Không nên cho trẻ ăn sữa chua khi đói. Khi đó sẽ làm tăng tiết dịch vị dạ dày có tính acid cao vừa dễ tiêu diệt lợi khuẩn mà có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa nặng hơn.
  • Lượng sữa cho trẻ ăn phù hợp với độ tuổi: Trẻ dưới 1 tuổi ăn từ 50 – 100ml, trẻ từ 2 – 3 tuổi ăn từ 100 – 200 ml, trẻ từ 3 tuổi trở lên ăn từ 200 – 300ml
  • Nên cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa ăn sữa chua kèm với hoa quả tươi. Một số loại hoa quả tốt cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa: chuối, táo, bơ…
Ăn đúng cách, đúng liều sẽ giúp phát huy hết tác dụng của sữa chua đối với trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

4. Có nên bổ sung thêm lợi khuẩn cho bé rối loạn tiêu hóa?

Sữa chua bổ sung một lượng các vi sinh vật có lợi cho trẻ nhỏ rối loạn tiêu hóa. Nhưng theo tổ chức y tế thế giới WHO và tổ chức lương thực thực phẩm thế giới FAO, lợi khuẩn chỉ đem đến tác dụng khi được bổ sung với nồng độ đủ lớn để đem đến hiệu quả lâm sàng.

Trong sữa chua có chứa một lượng lợi khuẩn, nhưng số lượng này chưa đủ để hỗ trợ và phục hồi hẳn hệ tiêu hóa cho trẻ nhỏ. Chính vì vậy, trẻ đang rối loạn tiêu hóa nhất thiết cần bổ sung thêm các sản phẩm lợi khuẩn bên cạnh sử dụng sữa chua.
Theo các chuyên gia nhi khoa khuyến cáo, Bifidobacterium là chủng lợi khuẩn thiết yếu nhất trong hệ tiêu hóa trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (chiếm tới 90%). Thiếu hụt chủng lợi khuẩn này là nguyên nhân và hậu quả gây nên rối loạn chức năng hấp thu và điều tiết phân trẻ. Ngay sau khi có các triệu chứng rối loạn đầu tiên, nhất thiết nên bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium cho trẻ để:
  • Phục hồi tổn thương tiêu hóa
  • Nhanh chóng tái cân bằng hệ vi sinh
  • Giảm các triệu chứng rối loạn đang mắc phải.
➤Tham khảo: Sản phẩm lợi khuẩn Imiale – Lợi khuẩn sống Bifidobacterium từ Đan Mạch

Quảng cáo


Tóm lại:
Sữa chua là thực phẩm cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho trẻ, đặc biệt với trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Sữa chua giúp lấy lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột cho trẻ, tăng cường miễn dịch giúp trẻ nhanh phục hồi. Một số trẻ không phù hợp để bổ sung sữa chua khi bị rối loạn tiêu hóa. Khi cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa ăn sữa chua mẹ cần lưu ý cho trẻ ăn đúng các. Ngoài ra, để hỗ trợ bé triệt để, mẹ nên bổ sung thêm lợi khuẩn Bifidobacterium cho bé trong giai đoạn rối loạn tiêu hóa. Việc bổ sung thêm này giúp bé không những nhanh hồi phục, còn nhanh chóng giảm các triệu chứng khó chịu do rối loạn tiêu hóa gây ra.
Nguồn: imiale.com
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019