Có nên đề xuất tác giả chữ việt nhanh tạo nên một bộ mật mã riêng?

thanhdcvn93
14/6/2021 8:58Phản hồi: 4
Có nên đề xuất tác giả chữ việt nhanh tạo nên một bộ mật mã riêng?
Như các bạn đã biết, với tôi khi đọc các bài viết về chữ việt nhanh, tôi có một chút vấn đề về cách đọc…
Bản thân cũng là một người từng đọc nhiều văn bản khác nhau với đủ 7 thứ tiếng gồm Eng-Spn-Rus-Viet-Jap-Kor-Chn, tôi nhận ra có những vấn đề sau:
.

1. Hỏng gần hết các bộ phiên âm bình thường của tôi.


Có lẽ không phải chứng minh quá nhiều, Vâng, mình nhìn ảnh dưới và đã ngán, vì với bộ phiên âm bình thường mình học được từ tiếng Anh, mình tưởng nghĩ đã ổn để sử dụng nó để phát âm ra những âm khác, (mặc dù có nhiều người không đồng ý lắm, nhưng các bạn học tiếng anh có thể thấy, có những từ các tự đọc được nhờ một thói quen.
Chúng ta xét ví dụ với từ “pilot” thì có thể có người đọc khi nhìn vào là “pi-lốt” hoặc “pai-lốt” thì người nghe dù là Native English vẫn có thể sơ sơ hiểu rằng người nói đang nói cái gì và người nghe vẫn có thể đoán gần đúng với từ phát âm của người nói với kiểu 3000 từ thông dụng, từ đấy có thể tạo nên liên kết giữa đọc văn bản và giao tiếp tốt hơn)… từ đó mà các bạn có thể giao tiếp được với những người nước ngoài khác với gần âm nhất định.
image.png
Thêm một ví dụ để chứng minh cho sự yếu kém dựa theo quan điểm phía trên của tôi, đó là chữ thuyền trưởng.
Với cách viết bình thường ở tiếng việt: một người học tiếng anh sẽ đọc như sau: Thu-yen tru-ong -→“tu-yen-T-rư-ong” -→ nghe hơi một chút tiếng S-tiêng một tí, nhưng khi nghe đủ và ghép lại thì bạn vẫn có thể đoán đoán là Thuyền trưởng

Còn với cách viết ở Tiếng việt ở CVN: một người học tiếng anh sẽ đọc là: Thyl truzz -→ “Tu-trus” và bạn nghe thì bạn chỉ có cách là đoán đoán từ y→u từ s→ss, hoặc s→zz để đoán được từ là Thỳ.l trưở.z -→ rồi hiểu đó là thỳ.l trưở.z) (ở đây mình coi ngôn ngữ CVN là ngôn ngữ phát âm chính)
Có nghĩa là ở phân đoạn trung gian phải có một bộ dịch rộng hơn, và cũng vì thế mà xác suất chính xác để đoán trúng từ mà người giao tiếp đọc từ văn bản muốn nói sẽ giảm, độ lệch về một từ bị giảm.
.

2. Tốc độ đánh có nhanh hơn?


Mình xin lỗi nhưng không… Ngay cả dù mình có để ở chế độ là đặt dấu tùy ý, thì mình vẫn thỉnh thoảng bị để dấu sai.
Ví dụ đơn giản, như bạn muốn đánh chữ "trưở.z" thì với mình ở gõ Telex là “truozwr” còn với gõ đúng phải là “truwowrz”, chính việc này tạo nên cái tiền lệ phải đánh dấu đúng chỗ thì mới đúng nghĩa, làm giảm đi tốc độ đánh tiếng việt của các bạn rồi, những người hay gõ văn bản sẽ phát gầm lên khi phải thay đổi cách đánh quen thuộc “ký tự trước - dấu mũ sau”
.

3. Gõ code có tốt hơn?


Mình khẳng định à thì có nhanh hơn thật, nhưng nhanh thế này thì không để làm gì.
Lấy ví dụ, nếu chỉ đơn thuần là cho CVNSS4.0 cho thyl truzz, thì trong khi đó mình vẫn có thể trình bày đơn giản với sử một chút của Teencode8x rằng: Thuyền trưởng -→ thuyen.ef truong.wf … tất nhiên với những người đã thông thuộc Telex thì có đọc được ngay đó là "thuyền trưởng" còn người không biết mà biết IPA thì vẫn có thể đọc là tu-yen-ef tu-ong-woof. Với cách đọc như thế thì bạn vẫn có thể đoán được đúng không, vẫn còn cao hơn rất nhiều so với chữ việt cải cách.

Tóm lại:

Chữ cải cách Việt Nam vẫn chưa đủ khả năng để tạo ra một lối suy nghĩ song song tốt hơn cho việc thông dụng viết tiếng việt, người dùng chỉ cần sử dụng Teencode8x và các đọc tiếng việt thông thường là đã hữu dụng hơn rất nhiều từ có dấu đến không dấu.
.

Tất nhiên là mình không thích vùi dập ý tưởng của một người khác mà không để lại một lời khuyên theo ý mình sử dụng những tài nguyên này như thế nào. Và đây là ý kiến của mình.
.

4. Hướng đi cho chữ tiếng việt song song?


Phải công nhận là các bạn đã làm rất tốt trong việc khiến người dùng khó hiểu khi đọc một văn bản văn tự… điều đó có nghĩa là tại sao các bạn không thử chọn một lối đi về mã hóa văn bản bằng tay?

Quảng cáo


Để ví dụ cho một mã hóa văn bản bằng tay… các bạn có thể sử dụng bộ mã như sau, vâng đây là một Keyboard Layout đơn giản khi tôi học tiếng Nga ở Moscow.

Cypher đơn giản nhất mà tôi sử dụng đó dùng từ ngữ Nga và tìm vị trí các chữ sử dụng Keyboard Layout của tiếng Nga -→ Tiếng Anh để viết Cypher:
Ví dụ:
Chiếc lá cuối cùng -→ The Last Leaf -→ Последний лист -→ "Gjcktlybq kbcn"
-→ Going joy, comes kiss together, list of youngster boy Queens; Koppa's bewildered concurrently now.
Và đó là một Cypher đơn giản, do mình không phải là nhà báo nên từ ngữ sử dụng để viết cho nó thành văn bản không được tốt như các bạn hay viết văn.
.
Như vậy, hãy sử dụng để tạo một cypher phù hợp cho những từ tiếng việt thông dụng chẳng hạn, với trí tưởng tượng của bạn cũng như kỹ năng đã nghiên cứu ngôn ngữ, và như vậy sẽ tốt hơn rất nhiều so với cách mà các bạn đang đầu tư bây giờ.
.

Chúc các bạn may mắn (Bugouda Tuyovy Sulute! ~ GenieCodev3 = SAR)
Đặng Chí Thành.

Quảng cáo

4 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Cảm ơn góp ý của bạn. Rất tiếc bạn chưa hiểu đúng công thức chữ 4.0 nên góp ý không được chính xác.
Mời bạn xem đoạn sau đây để hiểu rõ hơn về chữ 4.0.

SO SÁNH KIỂU TELEX VỚI CVNSS4.0 Ở CHỮ VẦN: UYÊN, UYÊT, IÊNG, UÔNG, ƯƠNG.

Chữ Quốc ngữ (CQN) có nhiều từ có vần rất dài như 5 vần: uyên, uyêt, iêng, uông, ương.

Với kiểu gõ Telex hay VNI, phải gõ rất nhiều phím mới hiển thị đầy đủ các từ có 5 vần nói trên.

Còn với kiểu Chữ VN Song Song 4.0 (CVNSS4.0) thì gõ rất ít phím.

Thử so sánh một số ví dụ sau đây.

1) Vần UYÊN.
- CQN: Tuyến, Huyền, Quyển, Nguyễn, Chuyện, Khuyên.

- CVNSS4.0: Tylb, Hyld, Qylq, Wylg, Chylf, Kyly.

- TELEX: Tuyeens, Huyeenf, Quyeenr, Nguyeenx, Chuyeenj.

2) Vần UYÊT.
- CQN: Tuyết, Nguyệt.

- CVNSS4.0: Tydb, Wydf.

- TELEX: Tuyeets, Nguyeetj.

3) Vần IÊNG.
- CQN: Tiếng, Niềng, Kiểng, Khiễng, Miệng, Nghiêng.

- CVNSS4.0: Tizb, Nizd, Cizq, Kizg, Mizf, Wizy.

- TELEX: Tieengs, Nieengf, Kieengr, Khieengx, Mieengj, Nghieeng.

4) Vần UÔNG.
- CQN: Xuống, Tuồng, Thuổng, Muỗng, Chuộng, Vuông.

- CVNSS4.0: Xuzb, Tuzd, Thuzq, Muzg, Chuzf, Vuzy.

- TELEX: Xuoongs, Tuoongf, Thuoongr, Muoongx, Vuoong.

5) Vần ƯƠNG.
- CQN: Hướng, Phường, Tưởng, Cưỡng, Phượng, Khương.

- CVNSS4.0: Huzx, Fuzk, Tuzv, Cuzw, Fuzh, Kuzo.

- TELEX: Huowngs, Phuowngf, Tuowngr, Cuowngx, Phuowngj, Khuowng.

-------
Xem công thức và mục đích chữ 4.0 ở:
http://chuvietnhanh.sourceforge.net/CongThucChuVNSongSong4.0VaViDu.htm
Về cách đọc chữ 4.0 thì xin có ý kiến như sau.
Khi người Tây phương học tiếng Việt thì họ phải đọc theo cách của người Việt.
Cũng như khi người Việt học tiếng Pháp, Mỹ thì phải đọc theo người Pháp, người Mỹ. Ví dụ chữ "Total" người Pháp đọc là Tô tang, người Mỹ đọc là Tố tồ.
Giả sử khi học chữ 4.0, thì khi gặp chữ "ano" hay "tydf" người Việt đọc là "ăn" hay "tuyệt" thì người Tây phương họ cũng phải đọc là "ăn" hay "tuyệt" khi họ học chữ Việt 4.0.
DATA BLOCKCHAIN & CHỮ 4.0
Mới đây, một Thạc sĩ chuyên ngành Hệ thống Thông tin Địa lý (GIS), hiện công tác ở một Đại học, đề nghị muốn lập dự án dùng Chữ VN Song Song 4.0 (Cvnss4.0) như một dạng blockchain trong việc lưu trữ dữ liệu.
Bạn ấy viết như sau:
"Có thể dùng cvnss4.0 làm nền tảng ẩn cho các ứng dụng. Ví dụ truy nguyên nguồn gốc các nông sản. Thì platform là công nghệ blockchain. Nhưng biểu hiện thông tin trung gian là cvnss4.0. Lý do: nếu dùng chữ có dấu, dung lượng sẽ rất cao trong mã hóa. Vì vậy dùng cvnss4.0 sẽ script sẽ tiết kiệm rất nhiều.
Nếu thành công, dự án sẽ mang ra cơ hội cho cvnss4.0. Chấn động.".

Tìm hiểu công thức và mục đích chữ 4.0 ở:
http://chuvietnhanh.sourceforge.net/CongThucChuVNSongSong4.0VaViDu.htm
"Chữ 4.0 là phát kiến lớn nhất về tiếng Việt từ Alexandre de Rhodes”.
Nhận xét của chuyên viên CNTT làm việc trong phòng nghiên cứu hàng đầu.

Vài ngày trước, anh Nguyễn Trọng Dũng, chuyên viên CNTT, xin gia nhập nhóm “Tôi Yêu Chữ Việt 4.0” ở Facebook (https://www.facebook.com/groups/251479779599477).

Hôm qua, anh Dũng đặt một số câu hỏi sâu liên quan về Chữ VN Song Song 4.0 (CVNSS4.0).

Sau khi phúc đáp các câu hỏi và trao đổi qua lại giữa anh Dũng với tôi và anh Kiều Trường Lâm Lam Kieu, bất ngờ anh Dũng viết 1 bài tút dài giới thiệu công việc anh đã và đang làm nhiều năm trong lĩnh vực xử lý tiếng Việt ở công ty tin học hàng đầu, cùng lý do quan tâm đến chữ 4.0.

Ai là thành viên của nhóm “Tôi Yêu Chữ Việt 4.0” thì có thể vào link sau để xem trực tiếp. https://www.facebook.com/groups/251479779599477/permalink/477169680363818/

Ai chưa là thành viên thì xin xem toàn bộ bài tút dưới đây.
---

Tôi xin tự thanh minh một chút để các tác giả và thành viên khỏi nghĩ là tôi có ý bới móc chữ 4.0.

Tôi viết dòng code máy tính đầu tiên vào năm 1985, ngay từ khi tiếp xúc với máy tính tôi đã gặp khó khăn trong việc sử dụng tiếng Việt trên máy tính.

Việc sử dụng tiếng Việt trên máy tính không được thuận tiện như tiếng Anh trên 4 phương diện:
- Phần mềm hoặc máy tính đang dùng không hỗ trợ.
- Đọc: tiếng Việt khó nhận diện dấu, nhất là với chữ hoa trên phông chữ nhỏ.
- Viết: nếu gõ nhầm sẽ mất thời gian để sửa.
- Một số vấn đề ít nổi trội hơn như sắp xếp, tìm kiếm.

Có hai nguyên nhân:
- Do hệ thống (máy tính và phần mềm),
- Do bản thân tiếng Việt.

Theo thời gian, nhờ tiến bộ của công nghệ và cố gắng của các lập trình viên nguyên nhân thứ nhất được khắc phục dần dần, dù sẽ không bao giờ được triệt để. Về phía mình tiếng Việt vẫn giữ nguyên không có thay đổi gì như thời viết bằng bút.

Từ khi là sinh viên tôi đã nghĩ cách Việt hoá DOS, rồi đến năm 1990 khi đi làm tôi nghĩ cách làm bàn phím và phông tiếng Việt cho Windows. Tôi bỏ ý định này sau một thời gian vì không có cách gì cài đặt một bàn phím và bộ phông Windows hoàn hảo theo ý tôi.

Tôi liên tục làm việc trong một phòng nghiên cứu hàng đầu về xử lý tiếng Việt nhưng ít liên quan trực tiếp đến vấn đề về bàn phím và phông chữ. Nhưng tôi vẫn quan tâm liên tục đến vấn đề này để tìm một giải pháp hoàn hảo ít nhất là cho bàn phím.

Các bàn phím tiếng Việt cho Windows được dùng phổ biến ở Việt Nam không "hoàn hảo" theo nghĩa khi gõ các chữ tiếng Việt bị gạch đỏ, nghĩa là máy không hiểu đó là tiếng Việt, và dùng một kĩ thuật mà Microsoft nói là không chính thống trong tài liệu từ năm 1990.

Cho tới tận năm 2013 nhóm của tôi mới đưa ra một bàn phím telex theo những công nghệ chính thống để phát triển bàn phím của Microsoft. Khi gõ tiếng Việt bằng bộ gõ này thì các chữ sẽ không bị gạch đỏ nữa. Tuy vậy bộ gõ này cũng không hoàn hảo. Lỗi không tại chúng tôi, mà để phát triển trọn vẹn chúng tôi cần những kỹ thuật mà Microsoft chỉ dành riêng cho bàn phím tiếng Trung, tiếng Hàn, và tiếng Nhật. Sau 2 phiên bản với một số người dùng rất hạn chế chúng tôi không phát triển nữa.

Sau đó với áp lực của cộng đồng khoảng 4-5 năm sau Microsoft cũng đưa ra một bàn phím telex chính thống. Tôi không thích dùng Windows nữa nên cũng không muốn kiểm thử bàn phím này. Hy vọng là vì Microsoft làm chủ được công nghệ hoàn toàn nên có thể khắc phục được những khó khăn về kỹ thuật của chúng tôi.

Tuy nhiên sau hơn ba chục năm suy nghĩ, tôi cho rằng chỉ có chữ Việt không dấu mới có thể là "giải pháp hoàn hảo", nên tôi rất vui mừng khi biết đến CVNSS 4.0 cách đây khoảng 1 năm. Tôi đem khoe ngay với các đàn anh đàn chị của mình. Những người này đều là những người có gắn bó với xử lý tiếng Việt từ những ngày đầu tiên. Tôi nói, gần như nguyên văn: đây là phát kiến lớn nhất về tiếng Việt từ Alexandre de Rhodes. Nhưng buồn thay mọi người không tỏ ra một chút quan tâm. (tôi phải đi, sẽ viết tiếp).
_____________
- Nguồn: https://www.facebook.com/groups/251479779599477/permalink/477169680363818/

- Xem công thức chữ 4.0 ở: chuvnsongsong.com

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019