Các textbook thường khuyến cáo nếu BN Basedow có thai mà xét nghiệm FT4 về bình thường thì nên ngừng thuốc (dù TSH vẫn thấp) do lo ngại thai nhi bị suy giáp. Nhưng trong thực tế mình thấy nhiều BN được cho ngừng thuốc trong những tháng đầu đã bị tái phát cường giáp và phải dùng lại thuốc kháng giáp trạng tổng hợp. Có 1 trường hợp là người nhà một thầy điện quang bị cường giáp nặng và suy tim do bệnh cơ tim giãn do cường giáp phải mổ lấy thai cấp cứu, và sau đẻ phải điều trị I-131 đến 3 lần nhưng dù đã đạt bình giáp thì vẫn còn bị suy tim.
Mới đây, một bài bào trên tạp chí Thyroid số tháng 8/2022, đăng tải kết quả theo dõi 63 phụ nữ bị Basedow được điều trị tốt và cho ngừng thuốc kháng giáp trạng trong 3 tháng đầu. Theo dõi đến cuối thai kỳ thấy 20 BN (31,7%) bị cường giáp trở lại. Những người có nguy cơ bị tái phát cao nếu tại thời điểm ngừng thuốc kháng giáp trạng họ có TSH thấp (TSH <0,35 mIU/L) với OR = 5,12, p = 0,03; nồng độ TRAb cao (TRAb> 1,75 IU/L) với OR = 3,79, p = 0,02 so với những người có TSH và TRAb bình thường. Những thai phụ có cả TSH thấp và TRAb tăng có nguy cơ tái phát cường giáp cáo (83,3%, 5/6) so với những người có cả TSH và TRAb bình thường (13%, 3/23) với OR = 33,33, p = 0,003. Tỷ lệ bị các kết cục thai nghén bất lợi cao hơn có ý nghĩa ở những BN bị tái phát so với những người không tái phát (55,0% so với 9,3%, OR = 11,92, p = 0,0002).
Có lẽ từ nay cần thận trọng hơn khi ngừng thuốc và theo dõi sát sao hơn những phụ nữ bị Basedow mang thai ?
Mới đây, một bài bào trên tạp chí Thyroid số tháng 8/2022, đăng tải kết quả theo dõi 63 phụ nữ bị Basedow được điều trị tốt và cho ngừng thuốc kháng giáp trạng trong 3 tháng đầu. Theo dõi đến cuối thai kỳ thấy 20 BN (31,7%) bị cường giáp trở lại. Những người có nguy cơ bị tái phát cao nếu tại thời điểm ngừng thuốc kháng giáp trạng họ có TSH thấp (TSH <0,35 mIU/L) với OR = 5,12, p = 0,03; nồng độ TRAb cao (TRAb> 1,75 IU/L) với OR = 3,79, p = 0,02 so với những người có TSH và TRAb bình thường. Những thai phụ có cả TSH thấp và TRAb tăng có nguy cơ tái phát cường giáp cáo (83,3%, 5/6) so với những người có cả TSH và TRAb bình thường (13%, 3/23) với OR = 33,33, p = 0,003. Tỷ lệ bị các kết cục thai nghén bất lợi cao hơn có ý nghĩa ở những BN bị tái phát so với những người không tái phát (55,0% so với 9,3%, OR = 11,92, p = 0,0002).
Có lẽ từ nay cần thận trọng hơn khi ngừng thuốc và theo dõi sát sao hơn những phụ nữ bị Basedow mang thai ?