Phải thừa nhận, hiện giờ cái thị trường mà Apple Vision Pro chuẩn bị đánh chiếm còn đang bị coi là thị trường ngách, với doanh số chỉ tính theo hàng triệu sản phẩm bán ra đã được coi là thành công rực rỡ rồi.
Trên mạng xã hội, mọi người gọi Apple Vision Pro là “cặp kính trượt tuyết” với thiết kế kỳ dị, phải cắm thêm pin dự phòng. Rồi họ còn chế giễu cả mức giá 3.499 USD, lẫn cả tầm nhìn “tương lai bắt đầu ngay từ hôm nay”, với cái khái niệm “điện toán không gian”, nói chung là một cách nói đặc chất marketing của khái niệm Augmented Reality. Có người so sánh những người đeo cặp kính này với những nhân vật trong Wall-E, cả ngày dán mắt vào màn hình, không bao giờ nhìn thấy mặt người ngồi đối diện.
Những nhận định đó, dựa vào sức hút và tình hình hiện giờ của thị trường thực tế ảo, thực tế trộn hay thực tế tăng cường, đều là những nhận định có lý. Dù chất lượng headset, từ trọng lượng, độ phân giải màn hình cho tới công nghệ đều đã có những bước đột phá lớn kể từ thời điểm Oculus Rift DK1 ra mắt năm 2013, nhưng đến giờ, độ phủ của những thiết bị như vậy vẫn còn quá mỏng.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2023/06/6457448_Tinhte-Apple1.jpg)
Rồi thì nhìn tiếp vào tham vọng xây dựng Metaverse của Mark Zuckerberg, thứ đã khiến tập đoàn Meta mất nửa tổng giá trị vốn hóa so với mức cao nhất họ từng đạt được, những cái nhìn đầy nghi hoặc âu cũng là điều dễ hiểu. Cái mục tiêu của Zuckerberg, nói thẳng ra, là vô cùng lệch lạc nếu so sánh với nhu cầu thực sự của thị trường công nghệ.
Trên mạng xã hội, mọi người gọi Apple Vision Pro là “cặp kính trượt tuyết” với thiết kế kỳ dị, phải cắm thêm pin dự phòng. Rồi họ còn chế giễu cả mức giá 3.499 USD, lẫn cả tầm nhìn “tương lai bắt đầu ngay từ hôm nay”, với cái khái niệm “điện toán không gian”, nói chung là một cách nói đặc chất marketing của khái niệm Augmented Reality. Có người so sánh những người đeo cặp kính này với những nhân vật trong Wall-E, cả ngày dán mắt vào màn hình, không bao giờ nhìn thấy mặt người ngồi đối diện.
Những nhận định đó, dựa vào sức hút và tình hình hiện giờ của thị trường thực tế ảo, thực tế trộn hay thực tế tăng cường, đều là những nhận định có lý. Dù chất lượng headset, từ trọng lượng, độ phân giải màn hình cho tới công nghệ đều đã có những bước đột phá lớn kể từ thời điểm Oculus Rift DK1 ra mắt năm 2013, nhưng đến giờ, độ phủ của những thiết bị như vậy vẫn còn quá mỏng.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2023/06/6457448_Tinhte-Apple1.jpg)
Rồi thì nhìn tiếp vào tham vọng xây dựng Metaverse của Mark Zuckerberg, thứ đã khiến tập đoàn Meta mất nửa tổng giá trị vốn hóa so với mức cao nhất họ từng đạt được, những cái nhìn đầy nghi hoặc âu cũng là điều dễ hiểu. Cái mục tiêu của Zuckerberg, nói thẳng ra, là vô cùng lệch lạc nếu so sánh với nhu cầu thực sự của thị trường công nghệ.
Và nếu ngay ở thời điểm hiện tại, nếu hỏi những người quan sát công tâm và trung lập nhất trong thế giới công nghệ, rằng Apple Vision Pro liệu có phải dấu hiệu đánh dấu cho một thời kỳ mới, nơi nền tảng chuyển dịch một cách hoàn toàn, hệt như cách iPhone đã làm được vào năm 2007, thì câu trả lời có lẽ là không.
Nhưng chính chiếc iPhone thế hệ đầu tiên, cùng những thiết bị ra mắt sau này như Apple Watch hay AirPods là những bằng chứng rõ ràng nhất của cái khả năng “bắt timing” nhảy vào một thị trường mới ở thời điểm hoàn hảo. Kết hợp những bằng chứng lịch sử ấy, với những phản hồi từ những tech blogger hay phóng viên đã được tận tay tận mắt trải nghiệm Apple Vision Pro, thì lạc quan là điều dễ nhận ra.
Có quá nhiều lý do để chúng ta nghĩ Apple Vision Pro sẽ thất bại, chí ít là theo tiêu chuẩn của Apple dặt ra. Nó quá đắt, quá xấu, hay tạo ra cảm giác quá cô lập người dùng. Đấy là chưa kể, thuyết phục các dev làm ứng dụng hay, đẹp và hữu ích trên smartphone luôn dễ hơn trên kính AR, một thiết bị phải đeo lên đầu, cho một thị trường không thể so sánh được với cái hệ sinh thái hàng tỷ thiết bị như iOS hay iPadOS.

Apple không ngốc nghếch. Chắc chắn họ đã biết những gì Meta đang cố gắng làm trong khía cạnh VR phục vụ công việc, và rằng chúng hoàn toàn thất bại trong việc thuyết phục người dùng. Chẳng ai muốn ngồi đọc email trong thế giới metaverse cả.
Nhưng nếu chỉ nói đến những hạn chế công nghệ hiện giờ, thì sẽ là bất công vì chúng ta không đề cập tới những tiềm năng. Những ứng dụng tiềm năng của Apple Vision Pro hoàn toàn đủ sức tạo ra một sản phẩm tạo ra tiếng vang trên thị trường, cả về đánh giá lẫn doanh số. Rõ ràng cái giá đắt sẽ là thứ khiến nhiều người e dè. Nhưng cũng chẳng thiếu sản phẩm công nghệ đời đầu có cái giá cao chót vót, rồi khi công nghệ hoàn thiện, nó được ứng dụng để tạo ra những sản phẩm dễ tiếp cận hơn. Và biết đâu 2 năm nữa chúng ta có Apple Vision, giá ngang chiếc iPhone Pro Max thì sao?
Có một điều rõ ràng, phép thử chính xác nhất sẽ diễn ra vào năm 2024, khi sản phẩm đến tay người dùng. Khi ấy, trải nghiệm trực tiếp hàng ngày sẽ đưa chúng ta đến những đánh giá công bằng nhất đối với Apple Vision Pro.

Quảng cáo
Có lẽ giới phê bình công nghệ cũng nhìn nhận một sản phẩm mới toanh của Apple theo hướng tích cực hơn nhiều, sau vài lần bị “hớ”. Dễ thấy nhất trong quá khứ là cái lần Apple Watch ra mắt. Không thiếu người cho rằng nó chỉ là một món đồ chơi công nghệ mà những người nhiều tiền mới chịu đầu tư, hay ai mê công nghệ lắm mới đeo. Tua nhanh mấy năm sau, Apple giờ là nhà sản xuất đồng hồ lớn nhất hành tinh, chứ không chỉ đơn thuần là smartwatch. Mỗi năm ước tính họ bán ra 40 triệu chiếc Apple Watch.
Những tính năng định hướng tới việc chăm sóc và theo dõi sức khỏe đã biến Apple Watch thành một sản phẩm dành cho mọi đối tượng thuộc mọi ngành nghề, chứ không chỉ dành cho fan nhà Táo như ban đầu nhiều người khẳng định.

Phải khẳng định, mọi người đã không còn đánh giá thấp khả năng mở rộng thị trường của Apple nữa. Họ có đủ khả năng biến một sản phẩm thuộc thị trường ngách đến với số đông, ai cũng muốn, thậm chí là cần sở hữu. Chính nhờ cái lịch sử của Apple trong khoảng 20 năm trở lại đây, rất khó để khẳng định chắc nịch rằng, Apple Vision Pro sẽ thất bại ngay khi nó ra mắt.
Hiện giờ không thiếu kính thực tế ảo và thực tế trộn ấn tượng. Cũng có vài ứng dụng đủ sức thuyết phục mọi người đầu tư mua những cặp kính như vậy về sử dụng. Nhưng cái khó của các hãng như Oculus, của HTC, của Valve hay của chính Sony, dẫn tới việc những sản phẩm VR của các hãng ấy không tìm được tới số đông, đó là họ không có hệ sinh thái hàng tỷ thiết bị vận hành liên kết chặt chẽ như thứ Apple đang sở hữu.
Có thể kết hợp cái sự chặt chẽ trong hệ sinh thái các thiết bị, với khả năng thay đổi xu hướng của chính bản thân con người. Từ đó, đeo một chiếc kính, mở lên thấy đủ contact để nhắn tin iMessage hay FaceTime, cùng những ứng dụng khiến chúng ta dán mắt vào iPhone, MacBook và iPad hàng ngày, nhưng bây giờ được dàn ra đầy sống động ngay trước mắt, từ phim ảnh tới game, từ ứng dụng làm việc đến giải trí. Điều đó đủ sức biến một thiết bị lâu lâu mới lôi ra dùng trở thành một thiết bị xứng đáng để mọi người sử dụng hàng ngày.
Quảng cáo

Cu Hiệp hôm Apple tổ chức WWDC 2023 đã nói với mình như thế này: "Không thể dùng một thiết bị đeo kín mít, cách ly khỏi xã hội để tương tác nhiều tiếng mỗi ngày được, kỳ lắm. Không thể dùng cặp kính này hàng ngày hàng giờ như iPhone được". Điều đó rõ ràng có lý. Cái hình CEO Mark Zuckerberg với những người tham gia sự kiện hồi năm 2016 chắc hẳn đã khiến không ít người hoảng loạn, khi nghĩ rằng đây sẽ là tương lai của công nghệ. Nhưng điều không mấy ai để ý, đó là chuẩn mực xã hội trong ngần ấy năm cũng đã thay đổi.
Có thời điểm, nhìn xuống đồng hồ trong một bữa ăn sẽ bị coi là bất lịch sự. Nhưng giờ nếu có người làm điều đó, chúng ta sẽ mặc định hiểu là họ kiểm tra màn hình smartwatch để không phải rút điện thoại ra bấm, thứ bị coi là bất lịch sự hơn. Đó chính là một ví dụ của chuẩn mực xã hội đã bị công nghệ thay đổi ra sao.
Điều tương tự hoàn toàn có thể xảy ra với những cặp kính thực tế tăng cường. Năm năm nữa, biết đâu Apple Vision Pro, hay bất kỳ sản phẩm nào khác, đều có thể giúp xóa bỏ định kiến “ngồi đeo kính VR tự kỷ” như bây giờ?

Và như đã nói, thứ Apple luôn giỏi, là bắt timing ra mắt sản phẩm đúng thời điểm. iPhone hoàn toàn không phải chiếc smartphone đầu tiên, càng không phải chiếc máy với màn hình cảm ứng đầu tiên. iPad không phải chiếc máy tính bảng đầu tiên. Nhưng trong cả hai trường hợp ấy, Apple luôn tạo ra được sự háo hức cho những sản phẩm mà các đối thủ cạnh tranh không thể làm được. Cùng lúc, với việc ra mắt sản phẩm sau, Apple để các công ty khác tự mò mẫm, tự gây ra những sai lầm mà họ phải trả giá đắt, rồi lấy đó làm kinh nghiệm để tạo ra một sản phẩm tuyệt vời.
Hoàn toàn có thể nói điều tương tự với Apple Vision Pro. Meta, Magic Leap hay những tập đoàn khác đã đốt hàng tỷ USD để nghiên cứu công nghệ cơ bản phục vụ cho VR hay AR, và tất cả họ đều học hỏi từ thất bại đầu tiên mang tên Google Glass. Những cải tiến được đưa ra, thiết bị càng lúc càng đẹp, nhưng chưa có cặp kính thực tế ảo nào là bom tấn về mặt doanh số.
Có thể đưa ra lý do cho điều đó. Con người là giống loài xã hội, không thể sống theo kiểu tự cách ly bản thân với cặp kính VR hay AR được, mà phải có tiếp xúc và tương tác với nhau ngoài đời thực. Nhưng cũng có thể, giống hệt như smartphone, tablet, smartwatch hay tai nghe true wireless, kính AR, hay theo cách nói của Apple, “Spatial Computing” chỉ đang chờ Apple thực sự ra tay để trở thành một thị trường với hàng chục, hàng trăm triệu người dùng.
Tổng hợp theo The New York Times