TTBC23

TTBC23


Cơ sở lưu trữ năng lượng từ pin CO2 đầu tiên trên thế giới

Lư Thế Nghĩa
19/6/2022 9:3Phản hồi: 29
Cơ sở lưu trữ năng lượng từ pin CO2 đầu tiên trên thế giới
Energy Dome ra mắt cơ sở lưu trữ năng lượng cấp lưới (grid level) dựa trên công nghệ pin CO2 đầu tiên tại Sardinia, Italy. Cơ sở này có khả năng lưu trữ năng lượng tái tạo trong thời gian dài với hiệu suất đạt trên 75%, giải phóng nhanh chóng, trong khi chi phí thấp hơn 1/2 so với pin lithium cỡ lớn.

Lưu trữ năng lượng ở quy mô lớn sẽ trở nên rất cần thiết trên toàn cầu, khi mà năng lượng xanh bắt đầu chiếm lĩnh và thay thế nguồn cấp điện truyền thống của thế giới. Chúng ta biết rằng năng lượng tái tạo thường được tạo ra vào những thời điểm và tại những vị trí địa lý không cần thiết, do đó các công nghệ lưu trữ năng lượng cấp lưới đang được nghiên cứu phát triển mạnh mẽ. Đơn cử như điện mặt trời, vào ban ngày hay mùa hè, năng lượng được tạo ra rất nhiều và dư thừa, nhất là ở những vùng sa mạc, vì vậy chúng ta phải có những giải pháp để lưu trữ và phân phối nguồn năng lượng tái tạo này để sử dụng hợp lý.

energy_dome_pin_co2_tinhte.jpg

Trong vài thập kỷ tới, con người sẽ cần các giải pháp lưu trữ năng lượng từ lớn đến siêu lớn. Cụ thể hơn, 30 năm nữa, chúng ta sẽ cần thay thế 2.045 TW (TeraWatt) - tương đương 2,045,000 MW - điện năng tạo ra bởi than đá bằng các loại năng lượng sạch. Chưa dừng lại ở đó, việc mở rộng cũng cần đi đôi để theo kịp nhu cầu con người, do các sản phẩm hay ngành công nghiệp dùng nhiên liệu hóa thạch cũng được điện khí hóa dần. Công nghệ pin CO2 của Energy Dome có nguyên lý hoạt động ứng dụng quá trình chuyển trạng thái của khí carbon dioxide. CO2 hóa lỏng ở áp suất cao và chuyển sang thể khí ở áp suất khí quyển bình thường của Trái Đất. Cụ thể, 2.5675 lít “nước” CO2 ở áp suất 56 atm sẽ giãn nở thành thể khí với dung tích 1000 lít trong điều kiện thông thường.

[​IMG]


Pin CO2 mà Energy Dome chế tạo gồm các mái vòm (dome) khổng lồ chứa khí CO2 bên trong, hệ thống máy nén, bình chứa CO2 lỏng, hệ thống thu nhiệt cũng như các turbine điện. Nó nạp pin bằng cách dùng năng lượng để chạy các máy nén điện, nén khí CO2 thành thể lỏng và giữ chúng ở mức áp suất đó với nhiệt độ môi trường. Quá trình nạp pin cũng tạo ra nhiệt, và phần nhiệt này được thu lại, giữ trong hệ thống lưu trữ nhiệt năng. Khi mà áp suất còn được duy trì, CO2 sẽ vẫn còn ở thể lỏng trong suốt thời gian dài.

energy_dome_pin_co2_xa_tinhte.PNG

Để pin “xả” điện, hệ thống sẽ sử dụng phần nhiệt tích trữ trước đó làm bay hơi CO2, giãn nở với hệ số gần 400 lần, kéo turbine thu năng lượng đẩy ngược vào lưới điện. Các mái vòm này có thể được tùy biến với thiết lập và kích thước khác nhau, và 1 cơ sở hoàn chỉnh sẽ tạo ra khoảng 25 MW trong khi lưu trữ từ 100 đến 200 MWh điện. Điểm quan trọng là pin CO2 có thể hoạt động rất nhanh, hấp thụ và giải phóng năng lượng gần như ngay lập tức trong 1 số thiết lập nhất định.

Theo Energy Dome, hiệu suất của pin CO2 chỉ đạt khoảng trên 75%, không thể so sánh với pin lithium cỡ lớn. Bù lại, chi phí mới là điểm quyết định của giải pháp pin CO2. Chi phí lưu trữ được quy đổi sẽ nằm ở mức 50 USD đến 60 USD trên mỗi MWh điện trong vòng vài năm, thấp hơn nhiều so với mức 132 USD đến 245 USD mỗi MWh điện nếu dùng pin lithium. Ứng dụng của các cơ sở lưu trữ năng lượng mà Energy Dome xây dựng là cung cấp năng lượng sạch phụ thêm để đáp ứng đủ nhu cầu người dân, hoặc tạo ra các kho dự trữ năng lượng dùng để ổn định lưới điện khi xảy ra sự cố từ nguồn phát chính.



Hiện tại nhà máy pin CO2 mà Energy Dome vừa khai trương ở Sardinia, Italy có quy mô khá nhỏ, lưu trữ được 4 MWh và cung cấp sản lượng tối đa 2.5 MW điện. Mục tiêu tiếp theo là xây dựng nhà máy quy mô đầy đủ, lưu trữ 200 MWh và cung cấp đến 20 MW điện khi cần, dự kiến đi vào hoạt động trước cuối năm 2023.

Energy Dome
29 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

sáng tạo thật.
td79
TÍCH CỰC
a year
Sáng tạo không giới hạn. Năng lượng được lưu trữ ở nhiều dạng khác nhau. Pin CO2 này có nhiều ưu điểm
Tính ra hiệu suất đạt 75% so với lithium nhưng chi phí vận hành thấp hơn 60% là hơi bị ngon rồi.
Vu Duc Thien
ĐẠI BÀNG
a year
@td79 không hiểu vấn đề hả .... "lấy thuế ra build" 😃 cái điện thoại với máy tính nó thu nhỏ là nhờ doanh nghiệp tư nhân chứ làm méo có "nhà nước" nào nhúng tay vô
@td79 Mình ko bải trừ công nghệ bạn. Nhưng công nghệ là để làm cuộc sống tốt lên chứ ko phải dùng công nghệ để chế ra ba cái tào lao rồi ăn cướp tiền thuế của dân để làm lợi kinh tế cho chính phủ và các tập đoàn liên quan.

Bạn có bao giờ suy nghĩ là iPhone cho jailbreak và sử dụng app store của bên thứ 3 chưa? Hay Android ko có pm Google bên trong. Phần lớn công nghệ hiện nay chế ra ko phải cho lợi ích của người sử dụng và để theo dõi và kiếm tiền.

Bạn có biết năm 2020 chính phủ Mỹ, chính xác là NSA thu thập dữ liệu GPS của người dân Mỹ "trái phép" để xem người dân có chịu lockdown trong nhà ko. Mình ko nghĩ đây là gọi là "phát triển công nghệ" đâu.

Còn mấy cái này là kiếm chác tiền thuế của dân thôi bạn. Sao bạn ko nghĩ là trồng thêm 1 tỉ cái cây, đi xây 3 cái tào lao này làm gì.
Còn ở Mỹ từng có 1 cty nghiên cứu phát triển máy phát điện chạy bằng nước muối và tất nhiên chính phủ Mỹ mua lại và đóng cmn cửa. Từng có 2 cha con Ấn Độ chế ra xe chạy bằng nước và giờ thì ko nghe thấy tin tức nữa. Mình nghĩ 2 cái này mới thực sự thay đổi cuộc sống người dân và cải thiện môi trường.

Bạn à, đừng nghe những gì chính phủ nói, hãy nhìn những gì chính phủ làm.
@B1tches keep reporing but can't stop Có lẽ là bạn nhẫm lẫn rằng cái này là lưu trữ CO2. Mình muốn nhắc rằng nó là pin dựa trên công nghệ CO2. Với mục đích là lưu trữ năng lượng, nó có chi phí thấp hơn pin lithium đến 1/2, tức là có hiệu quả. Còn có hiệu quả đến mức có lãi hay không thì đợi thời gian kiểm chứng thôi.
@Joshua_Tree Cho dù là gì thì chính phủ vẫn muốn ăn đều tiền thuế của người dân. Và ko thể phủ nhận là công nghệ dùng nước muối làm điện và xe chạy bằng nước vẫn ko được phổ biến.

Mình thực sự ko tin vào 3 cái dự án của chính phủ đâu. Bất cứ cái gì chúng ta phải đọc cái whitepaper mà chính phủ post trên website chính thức chứ đừng đọc quảng cáo vì chẳng có quảng cáo nào chê bai hết.
xuanthien99
ĐẠI BÀNG
a year
" Mục tiêu tiếp theo là xây dựng nhà máy quy mô đầy đủ, lưu trữ 200 MWh và cung cấp đến 20 MW điện khi cần, dự kiến đi vào hoạt động trước cuối năm 2023."
Rồi có đội vốn và chậm tiến độ vì lý do bất khả ố không ???
td79
TÍCH CỰC
a year
@xuanthien99 Họ vừa làm vừa vận hành thử nghiệm thực tế. Sau khi chạy ổn họ nhân ra hàng nghìn nhanh không ấy mà
Tuyệt. Đây là thứ thế giới cần
quang0queo
ĐẠI BÀNG
a year
Thấy không có chất thải nào nguy hiểm tạo ra, phù hợp với tiêu chí năng lượng xanh rồi, thấy còn ngon hơn điện mặt trời nữa, quá giỏi.
Dai_NB
ĐẠI BÀNG
a year
@quang0queo đây là hệ thống lưu trữ năng lượng mà bạn, còn điện mặt trời là hệ thống tạo ra điện và tích trữ lại. Họ dùng hệ thống này để lưu trữ năng lượng không sử dụng hết (được lấy từ nhiều nguồn như gió, mặt trời, thủy điện, hạt nhân, ...) rồi từ đó sử dụng để backup khi các nguồn cung năng lượng chính không đủ hoặc bị sự cố
vunh94
CAO CẤP
a year
Xem thế giới ko có con người ta sẽ trở về đúng như thời nguyên thủy, cây xanh lại trở lại => con ng hủy hoại mt trái đất?
Hôm trước hình như
Cười vô mặt
akabela
ĐẠI BÀNG
a year
dùng thủy điện tích năng còn rẻ hơn
@akabela Mình không nghĩ là rẻ hơn đâu. Theo bài viết về thủy điện tích năng hồi năm ngoái, tại VN thì EVN phải mua điện mặt trời để bơm nước lên hồ cao, giá thấp nhất 7.09 cent mỗi kWh điện, vị chi để có được 1 MWh trữ (giả sử hiệu suất 100%, hao phí năng lượng bằng 0) thì cần 70.9 USD. Con số này lớn hơn mức dự trữ bằng pin CO2, cao nhất chỉ 60 USD cho 1 MWh điện (trong khi đây là chi phí đầu ra, đã tính luôn cả hao phí rồi, hiệu suất 75%).
hoanlkpr
TÍCH CỰC
a year
@mig0 này mình thấy hợp lý, xây công ty này dưới lòng đất xung quanh là rừng cho AI hoạt động luôn, như nạp nén máy lạnh tạo ra năng lượng thôi
Dai_NB
ĐẠI BÀNG
a year
@mig0 Đấy là bạn tính trường hợp cán bộ lo cho dân, không giữ 1 đồng nào của dự án. Chứ nếu mà lắp đặt hệ thống này có khi lỗ vài trăm tỉ như cái tàu Cát Linh - Hà Đông (ở Hà Nội) ấy chứ
@mig0 "60 USD trên mỗi MWh" là chi phí lưu trữ. Chứ ko phải chi phí tạo ra điện ấy ơi. Chi phí lưu trữ tính ra bằng nhiều cái:
1. số vốn đầu tư hệ thống lưu trữ./ năng lượng
2. số tiền vận hành hệ thống lưu trữ / năng lượng
3. hiệu suất quá trình lưu trữ.

Chi phí lưu trữ này có thể được coi chính là chi phí để phát điện ra sau khi lưu lại (vì mất ko dùng được nữa).

Còn cái 7.09 cent mỗi kWh điện đó là số tiền để tạo ra điện chưa tính vào trong đó. Hệ thống này xây dựng vì không phải chỗ nào cũng xây dựng được thủy điện tích năng. Tuy giá nó đúng cũng cao
https://www.intertek.com/blog/2017-10-06-grid-scale-energy/#:~:text=The report also reveals that,United States is $120/MWh.
huongah
ĐẠI BÀNG
a year
Thấy có mấy "khiếm khuyết" về ý tưởng: 1. Thông thường với năng lượng tái tạo- cụ thể là năng lượng mặt trời, thì chu kỳ nạp xả rất ngắn, ngày nạp đêm xả vậy lấy chi phí lưu trữ trong vài năm để so sánh hai phương án là không hợp lý? 2. Với hệ thống này chi phí so sánh đã bao gồm bảo dưỡng thiết bị? rõ ràng nêu lưu trữ trong vài năm thì hệ thống máy nén khí, tuabin... mà không chạy thì chắc chi phí bảo dưỡng cũng khá khổng lồ.
muquang
ĐẠI BÀNG
a year
@huongah Vài năm ở đây là vài năm sử dụng. Tức là nạp xả hàng ngày, dư điện nó tự bơm CO2 còn thiếu nó tự xả CO2. Không phải là nạp đầy bình rồi để xả dần trong vài năm
thật là sáng tạo
Rất quan tâm đến các công nghệ năng lượng mới như thế này. Cơ mà thấy không thiết thực bằng thủy điện tích năng.
Long.phạm1
ĐẠI BÀNG
a year
đây là cục pin lưu trữ khổng lồ dùng để lưu trữ ở nhưng nơi có nguồn điện tái tạo khổng ổn định. ban ngày năng lượng tạo được dùng không hết cất vào đây tối đói không có j ăn lôi ra nhai lại. Tôi đang nghĩ đến hình ảnh con bò
x_chien
TÍCH CỰC
a year
Là sao 2.5675 lít nước mới dc 1000 lít khí thì trữ làm khỉ gì ?

2.5 lít hay 2,5 lít???
x_chien
TÍCH CỰC
a year
Chưa biết thế nào, nhưng so với nguồn cung lithium hạn chế là đã thấy đỡ hơn rồi !
- Hoạt động bằng sự giãn nở của khí thì có lẽ nhiều loại khí khác cũng được, vấn đề là hiệu suất thôi, 75% cũng khá cao !
-Cái này không gọi là lưu trữ mà phải gọi lại là "tái tạo của tái tạo" !
Ngon lành luôn đấy

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2023 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019