Nhiều âm thanh mà bạn từng nghe thấy trong các phim tài liệu về thiên nhiên không thực sự là âm thanh thực được ghi lại trong tự nhiên. Chúng được tạo ra bởi những người nghệ sĩ như Richard Hinton. Ông đã tạo ra các âm thanh giả cho những bộ phim tài liệu nổi tiếng như "Planet Earth II" hay "Our Planet" để gây thêm hiệu ứng nhằm thu hút người xem. Trong tự nhiên, nhện giăng tơ, cây cối đâm chồi hay hiện tượng Bắc cực quang là những thứ không có âm thanh, nhưng trong phim thì lại có.
Trên thực tế, việc ghi lại các âm thanh trong môi trường tự nhiên là công việc khó khăn khi thực hiện phim tài liệu, thậm chí là không thể. Giả dụ về những cảnh quay 1 con cá heo từ trên flycam xuống, âm thanh khi những con vật này ngoi lên rồi bổ nhào xuống mặt nước biển sẽ không thể được ghi lại một cách rõ ràng. Ngoài ra, các nhà làm phim cũng thường sử dụng ống kính macro để phóng đại những sinh vật nhỏ bé, những loài không thể tạo ra các tiếng ồn lớn. Vì lẽ đó, để tạo thêm phần hấp dẫn cũng như duy trì sự liền mạch về âm thanh trong phim, người ta đã nghĩ đến việc làm giả các âm thanh này, và đó là công việc của Hinton.
Cách mà Hinton hay những nghệ sĩ khác tạo ra âm thanh cho phim giống nhau. Họ sử dụng những vật dụng có sẵn trong cuộc sống hàng ngày, từ 1 chiếc áo da, 1 tờ báo ướt cho tới việc sử dụng hoạt động của miệng để tạo ra các âm thanh khác nhau mô phỏng lại những gì đã diễn ra trong thực tế. Chi tiết hơn, anh em có thể bấm vào đường link ở cuối bài để xem đoạn video cho thấy cách mà Richard Hinton đã tạo ra những âm thanh cho phim tài liệu.
https://www.insider.com/how-foley-sound-effects-are-made-for-nature-documentaries-2020-12
Trên thực tế, việc ghi lại các âm thanh trong môi trường tự nhiên là công việc khó khăn khi thực hiện phim tài liệu, thậm chí là không thể. Giả dụ về những cảnh quay 1 con cá heo từ trên flycam xuống, âm thanh khi những con vật này ngoi lên rồi bổ nhào xuống mặt nước biển sẽ không thể được ghi lại một cách rõ ràng. Ngoài ra, các nhà làm phim cũng thường sử dụng ống kính macro để phóng đại những sinh vật nhỏ bé, những loài không thể tạo ra các tiếng ồn lớn. Vì lẽ đó, để tạo thêm phần hấp dẫn cũng như duy trì sự liền mạch về âm thanh trong phim, người ta đã nghĩ đến việc làm giả các âm thanh này, và đó là công việc của Hinton.
Cách mà Hinton hay những nghệ sĩ khác tạo ra âm thanh cho phim giống nhau. Họ sử dụng những vật dụng có sẵn trong cuộc sống hàng ngày, từ 1 chiếc áo da, 1 tờ báo ướt cho tới việc sử dụng hoạt động của miệng để tạo ra các âm thanh khác nhau mô phỏng lại những gì đã diễn ra trong thực tế. Chi tiết hơn, anh em có thể bấm vào đường link ở cuối bài để xem đoạn video cho thấy cách mà Richard Hinton đã tạo ra những âm thanh cho phim tài liệu.
https://www.insider.com/how-foley-sound-effects-are-made-for-nature-documentaries-2020-12