Có thể bạn chưa biết: Điều gì khiến bệnh lao trở thành kẻ giết người lây nhiễm rộng nhất thế giới?

BaroTo
15/11/2020 12:32Phản hồi: 55
Có thể bạn chưa biết: Điều gì khiến bệnh lao trở thành kẻ giết người lây nhiễm rộng nhất thế giới?
Năm 2008, các nhà khảo cổ học đã khai quật hai bộ xương 9.000 năm tuổi và xương của họ bị nhiễm những vi khuẩn rất quen thuộc. Người Hy Lạp cổ gọi nó là Phthisis, người Inca gọi nó là Chaky Oncay, người Anh gọi nó là Tuberculosis và đó cũng chính là bệnh lao ngày nay. Bệnh lao là một trong những kẻ giết người nguy hiểm nhất thế giới, số người chết bởi căn bệnh này hơn cả sốt rét hay thậm chí là HIV/AIDS. Vậy điều gì khiến bệnh lao trở nên cực kì nguy hiểm và có khả năng tồn tại lâu đến thế?

1.gif

Cách mà vi khuẩn lao xâm nhập và tấn công cơ thể

Thông thường, vi khuẩn lao tồn tại trong không khí. Khi đã xâm nhập vào đường hô hấp, chúng sẽ gây nhiễm trùng phổi. Lúc này, đại thực bào của hệ miễn dịch sẽ đến nơi nhiễm trùng để tiêu diệt những vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, trong vài trường hợp mà hệ thống miễn dịch sẽ không đủ mạnh để tiêu diệt kẻ xâm nhập như những người bị suy giảm chức năng do HIV hay béo phì và có thai. Vi khuẩn lao sẽ tấn công ngược lại đại thực bào và không ngừng nhân lên bao quanh mô phổi.

2.gif


Càng nhiều tế bào bị lây nhiễm, vi khuẩn càng tạo ra nhiều enzym phá huỷ và làm nhiễm trùng mô, gây nên những cơn tức ngực và hiện tượng ho ra máu. Những tổn hại trong phổi dẫn đến thiếu oxy. Điều này làm thay đổi nội tiết tố dẫn đến sự chán ăn và giảm sản sinh sắt. Từ đây, vi khuẩn lan đến xương, gây đau lưng và di chuyển khó khăn, đau quặn ở thận, ruột và ảnh hưởng đến não, đau đầu, thậm chí gây mất khả năng nhận thức.

3.gif

Sau đây là những triệu chứng của bệnh lao: Sụt cân, ho dữ dội và ho ra máu, làn da thiếu sức sống. Những dấu hiệu bên ngoài này khiến bệnh lao được ví như "Xác Chết Trắng" dưới thời Victoria ở nước Anh. Trong thời kỳ này, bệnh lao được xem là dịch bệnh "lãng mạn" vì nó thường tấn công những họa sĩ và nhà thơ nghèo vì họ có hệ thống miễn dịch yếu.

Con người đã chống trả như thế nào?

Năm 1882, nhà vật lý học người Đức Robert Koch đã nghiên cứu được nguồn gốc của vi khuẩn bệnh lao. 13 năm sau, nhà vật lý học Wilhelm Roentgen khám phá ra tia X, giúp các bác sĩ chẩn đoán và theo dõi sự phát triển của vi khuẩn trong cơ thể người. Những kỹ thuật này là tiền đề để phát triển vắc-xin BCG để trị lao vào năm 1921. Những thành tựu này đặt nền móng cho thuốc kháng sinh và trở thành phương pháp điều trị lao hiệu quả nhất hiện nay.

4.gif

Tuy nhiên, một vấn đề nan giải khác là chẩn đoán vì khoảng 90% người mắc bệnh lao không cho thấy bất kỳ dấu hiệu nào. Trong quá trình lây nhiễm ngầm này, vi khuẩn lao có thể ngủ đông và chỉ hoạt động khi hệ thống miễn dịch trở nên quá yếu. Ngoài ra, những phương pháp điều trị truyền thống cần thời gian dài đến 9 tháng và đòi hỏi rất nhiều thuốc, do đó, nguy cơ gây tác dụng phụ rất cao và những liệu trình đơn lẻ dễ khiến khuẩn lao trở nên kháng thuốc.

5.gif

Quảng cáo



Ngày nay, bệnh lao vẫn đang hoành hành ở 30 quốc gia, vốn phải đối mặt với nhiều khủng hoảng về sức khỏe cùng nhiều trường hợp ẩn bệnh. Những chuyên gia sức khỏe đều cho rằng cần phương pháp chẩn đoán tốt hơn, những kháng sinh kích hoạt nhanh hơn và nhiều vắc-xin hiệu quả hơn. Những nhà nghiên cứu đã phát triển một loại xét nghiệm nước tiểu có kết quả trong 12 giờ, cũng như phương pháp điều trị bằng thuốc uống có thể rút ngắn thời gian điều trị đến 75%. Mong rằng, với những phát triển vượt bậc ta sẽ sớm có thể đẩy bệnh lao vào quên lãng.

Nguồn: TED-Ed
55 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Mấy nước chậm và đang phát triển còn bệnh này dài dài.
@arbre Tiêm vacxin BCG là một biện pháp phòng lao hiệu quả, nhưng không tuyệt đối. Người đã tiêm phòng lao vẫn có thể mắc lao nếu tiếp xúc lâu dài và thường xuyên với nguồn bệnh.
arbre
TÍCH CỰC
3 năm
@Black Mamba Vậy nếu người mắc bệnh lao và đã chữa khỏi thì có nguy cơ bị mắc lại không bạn?
@arbre Có bạn ạ, vẫn có khả năng bị mắc lại.
DKez
TÍCH CỰC
3 năm
@caffeinezzZ vaccin lao tiêm ngay tháng đầu mới đẻ nhưng chỉ dc 50% tác dụng, tức là 50/50. Người khỏe mạnh dù chả có nguy cơ gì vẫn có thể dính, nhiều người dính còn không biết sau này nó lại tự hết (nhẹ). Tóm lại ở VN bệnh lao vẫn còn rất rất nhiều và còn rất rất lâu nữa mới hết vì bệnh rất khó phòng và điều trị. Tuy nhiên bệnh lại khó mắc.
daibt
ĐẠI BÀNG
3 năm
😔
@daibt Mới gọi hỏi bên Pastuer về BCG cho nguoi lon thì nhan dc cau tra loi là ko có, thua
Lý do đơn giản: Thông thường, vi khuẩn lao tồn tại trong không khí
Thanks ad
Nói chung khi cơ thể yếu, sức đề kháng kém thì sẽ có 1 loạt virus tấn công cơ thể, chống đỡ k nổi sẽ sinh bệnh
Ở VN đi ngoài đường mấy ông khạc nhổ nhìn tởm vcc -_- đây cũng là 1 nguồn rất dễ lây nhiễm lao
Nghe cũng kinh đấy.
Dù là bài dịch nhưng mình vẫn phải nói là sơ sài quá thể. Nên đề cập tới tên khoa học, các dạng lao phổ biến, kháng sinh điều trị lao và tình trạng lao kháng thuốc
quro
ĐẠI BÀNG
3 năm
@SilverWolf501 bạn đã nói là bài dịch thì nó phải theo nguồn chứ nhỉ. Chứ bài gốc không có thì khi dịch lại tự thêm vào thì có vẻ kỳ kỳ. Còn nếu bài gốc có mà không dịch luôn thì ...vô lý quá 😆)
nkk1325
ĐẠI BÀNG
3 năm
@SilverWolf501 Ông mod này toàn lên ted rồi copy ra thôi, nên cũng biết gì nữa đâu để mà thêm...
@quro ý là tớ cũng biết mod chỉ là dịch lại thôi, nhưng mà bài sơ sài thế này cũng đăng lên được :|
nkk1325
ĐẠI BÀNG
3 năm
@SilverWolf501 https://www.ted.com/talks/melvin_sanicas_what_makes_tb_the_world_s_most_infectious_killer/transcript, dịch được chữ nào đâu...
ruanyoufu
TÍCH CỰC
3 năm
Bài viết rất hay và bổ ích, đề nghị có nhiều bài như thế này hơn nữa
Arthur cũng bị chết vì bệnh này
Vắc xin tiêm phòng lao có phải bắt buộc k vậy mn?
kira_275
ĐẠI BÀNG
3 năm
@lovegameisme Ở những nước thuộc vùng dịch tễ (có Việt Nam) được WHO tài trợ vaccin và thuốc đó bạn. Ở nước mình, tiêm ngừa BCG là trong chương trình tiêm chủng quốc gia, lúc còn bé đó, cái sẹo lớn trên cánh tay mỗi người là vết tích của việc tiêm ngừa lao đó bạn.
@lovegameisme Nếu bạn ở VN thì chắc chắc là được tiêm rồi. Vaccine lao chích dưới da thay vì vô cơ để tạo sẹo, bác sĩ nhìn mà biết đã chích.
arbre
TÍCH CỰC
3 năm
@Hiệp K Sao tiêm phòng bằng vaccine rồi vẫn bị nhiễm bệnh vậy bạn?
@lovegameisme Mới gọi hỏi bên Pastuer về BCG cho nguoi lon thì nhan dc cau tra loi là ko có, thua
kira_275
ĐẠI BÀNG
3 năm
@arbre Vaccin này chỉ có tác dụng giúp hệ miễn dịch làm quen với lao, nếu có xui mắc phải thì phản ứng miễn dịch tốt hơn và giảm nhẹ bệnh chứ ko phải hoàn toàn miễn nhiễm
Pop-up
TÍCH CỰC
3 năm
Covid cho chúng ta thấy rằng dù đã đi rất xa nhưng quãng đường còn phải đi tiếp để bảo vệ sức khỏe của con người còn rất dài.
hô hấp là thứ chỉ người chết ko có
Mr Dulo
CAO CẤP
3 năm
ghê
Cảm ơn mod về thông tin
Ngoài lao phổi còn có lao xương, lao hạch. Nói chung ở VN mầm lao có cơ hội phát triển rất nhiều vì cái thói khạc nhổ. Kinh nhất là mấy ông thần vừa chạy xe vừa khạc, mà lại khạc về phía lòng đường chứ không phải vỉa hè.
ghế quá

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019