TTBC23

TTBC23


[Có thể bạn chưa biết] Điều gì xảy ra nếu siêu virus trong phòng thí nghiệm thoát ra ngoài?

BaroTo
24/9/2023 17:47Phản hồi: 48
[Có thể bạn chưa biết] Điều gì xảy ra nếu siêu virus trong phòng thí nghiệm thoát ra ngoài?
Vào mùa xuân năm 1979, một nhân viên phòng thí nghiệm tại Sverdlovsk, Liên Xô đã tháo bỏ bộ lọc không khí bị tắc trong hệ thống thông gió mà không thay thế. Người giám sát không nhận được lời nhắn của anh ta, vì vậy ở ca làm việc tiếp theo, các nhân viên cứ vận hành như bình thường. Sẽ chẳng có gì nếu đây là trong phòng thí nghiệm bình thường. Nhưng phòng thí nghiệm này là một cơ sở chế tạo vũ khí sinh học, sản xuất số lượng lớn các bào tử gây bệnh Than. Nếu hít vào, có thể gây tử vong tới 90%. Các bào tử gây bệnh Than trôi nổi trong không khí nhiều giờ, gây ra đợt bùng phát bệnh Than qua đường hít thở lớn nhất được ghi nhận với ít nhất 64 người chết.

1.gif

Những gì đã xảy ra tại Sverdlovsk là một bi kịch. Ngày nay, không chỉ các chương trình vũ khí sinh học do nhà nước tài trợ khiến các chuyên gia về an ninh sinh học đau đầu. Cũng không phải bệnh Than là mối quan ngại lớn nhất của họ. Họ đang lo lắng về một loại rò rỉ phòng thí nghiệm nguy hiểm hơn gấp nhiều lần.

Từ những năm 1970, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thay đổi ADN của vi khuẩn để tạo ra các chủng mới. Đa số công việc này giúp ích cho con người mà không có nhiều rủi ro, ví dụ như virus được điều chế được sử dụng trong sản xuất vaccine và điều trị ung thư.

Nhưng trong lĩnh vực này, có một phân ngành được tranh luận gay gắt, trong đó các nhà khoa học sản xuất siêu vi khuẩn, đây là những chủng vi khuẩn có tiềm năng gây đại dịch. Những chủng vi khuẩn này thường là biến thể của những loại virus nổi tiếng, chẳng hạn như virus Ebola hoặc cúm gia cầm, hay nói cách khác, chúng dễ truyền nhiễm và gây chết người hơn. Rủi ro của loại này cao hơn nhiều vì nếu một con siêu vi khuẩn nguy hiểm nào đó thoát ra khỏi phòng thí nghiệm, nó có thể gây ra một đại dịch toàn cầu.


2.gif

Các nhà khoa học ủng hộ việc phát triển các siêu vi khuẩn cho rằng việc nghiên cứu này có thể giúp chúng ta chuẩn bị cho các đại dịch trong tương lai, giúp phát triển những phương án điều trị sớm. Ví dụ, vào đầu những năm 2010, một đội nghiên cứu đã tạo ra một chủng cúm gia cầm gây chết người với khả năng lây lan qua không khí giữa các loài động vật có vú.

Người ủng hộ dự án cho rằng việc tạo ra loại virus này có thể giúp chúng ta thu thập thông tin quan trọng về một loại virus nguy hiểm bậc nhất trong điều kiện có kiểm soát. Nhưng nhiều nhà khoa học khác đã phê phán việc này, họ cho rằng sẽ rất khó để cúm gia cầm có thể tiến hóa tự nhiên được như trong phòng thí nghiệm và kiến thức thu được từ việc nghiên cứu loại virus nguy hiểm này không đáng kể so với rủi ro tạo ra nó.

Cả hai phe trong cuộc tranh luận đều có mục đích là nổ lực cứu sống con người, họ chỉ khác nhau về cách thực hiện. Tuy nhiên, tất cả đều đồng ý rằng việc rò rỉ siêu vi khuẩn từ phòng thí nghiệm có thể gây thảm họa. Các phòng thí nghiệm làm việc với các tác nhân gây bệnh nguy hiểm được thiết kế với nhiều tính năng an toàn để bảo vệ các nhà khoa học, cũng như thế giới bên ngoài, chẳng hạn như hệ thống thông gió khử khuẩn và "bộ áo" kín khí với nguồn oxy riêng biệt. Đôi khi, các tòa nhà thậm chí còn được xây dựng kiên cố nhiều lớp để ngăn chặn thiên tai. Tuy nhiên, kể cả khi đầy đủ các biện pháp an toàn thì vẫn còn khả năng xảy ra sai sót, mà lỗi phổ biến nhất nằm ở chính con người.

3.gif

Có những lỗi không đáng kể như một nhà nghiên cứu làm đổ một mẫu thử, nhưng nhanh chóng tiến hành khử trùng và không gây nguy hiểm gì. Tuy nhiên, có một số sự cố khác nguy hiểm hơn nhiều. Năm 2009, một nhà nghiên cứu vô tình đâm kim tiêm có nhiễm Ebola vào tay, điều này đe dọa tính mạng của họ và tính mạng của những người điều trị. Năm 2014, sáu ống chứa virus gây bệnh bạch hầu được tìm thấy trong một phòng lưu trữ cũ không đảm bảo an toàn, nơi chúng đã bị bỏ quên hàng thập kỷ. Cùng năm đó, một nhà khoa học của CDC vô tình làm nhiễm khuẩn một mẫu cúm gia cầm tương đối vô hại với một biến thể gây chết người được sản xuất trong phòng thí nghiệm và sau đó còn gửi mẫu bị nhiễm khuẩn đến USDA.

4.gif

Mặc dù đến nay những sự cố này chưa gây ra vấn đề nghiêm trọng, hoặc ít nhất các vấn đề nghiêm trọng hiện nay chưa được xác minh có nguồn gốc xuất phát từ phòng thí nghiệm, nhưng không thể phủ nhận hậu quả thảm khốc của một vụ rò rỉ phòng thí nghiệm gây ra. Tốt nhất là nên ngưng việc nghiên cứu này lại hoặc nếu vẫn tiếp tục thì cần có các biện pháp chặc chẽ hơn nữa.

Quảng cáo



Đầu tiên, chúng ta có thể giảm lỗi con người bằng cách xem xét các sai sót trong quá khứ. Chúng ta có thể tạo ra một thư viện quốc tế về các tình huống rò rỉ phòng thí nghiệm và biện pháp khắc phục đã được thực hiện, giúp các phòng thí nghiệm đề phòng và giảm thiểu lỗi do con người. Bên cạnh đó, một hệ thống cảnh báo sớm về đại dịch được đầu tư mạnh sẽ giúp ngăn chặn và cô lập các đợt bùng phát dịch bệnh, cho dù nó xuất phát từ vụ rò rỉ phòng thí nghiệm hay từ tự nhiên. Việc phát triển các tiêu chuẩn này sẽ khó khăn vì cần sự hợp tác và minh bạch ở tầm quốc tế. Nhưng chúng ta cần vượt qua rào cản này bởi vì đại dịch thì không quan tâm đến biên giới hay chính trị.

Nguồn: TED-ed
48 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Trq vừa có vụ covid đấy
@danghung83hn sợ nhất là mấy anh trung quốc này bác nhỉ
Thì như Covid đấy
@thanh_satria đến giờ nhà mình vẫn gọi virus vũ háng
@Mr Seen Quá khốn nạn luôn mà.
@gauto988 Thì chỉ nói Hán C thôi nằm gì dữ thế, trung+ cho bạn gặm khá nhiều xương rồi ấy nhỉ, Hán C thì cố bú cho đất mẹ thôi ấy mà 🤣
@Luân Trần Hữu Cố nói thêm cái gì cho tôi tức đi nào?
[Cả thế giới đều đã biết]
Mới vừa xảy ra mà còn hỏi nữa, dịch cúm H5N1 là con virus trước đó, vì do lúc đó vietnam chưa bùng nổ fb và tiktok nên người dân ko rõ lắm.
cúm H5N1
ĐẠI BÀNG
2 months
@rickychan2108 rò rỉ không phải là vấn đề, bọn ba tàu đã gây ra quá nhiều dịch bệnh nguy hiểm cho loài người nhưng vẫn chưa 1 lần nào chịu trách nhiệm và bồi thường, quan trọng là thế giới văn minh nên chung sức xây dựng cơ chế trừng phạt thì mới giải quyết được vấn đề
@cúm H5N1 Chịu rồi, nhiều quốc gia ko dám phạt Tàu đâu bác ah. tên nguồn gốc virus mà họ còn lươn lẹo đổi tên nữa.
Thì bán kít làm giàu thôi 😆😆😆
cabk
TÍCH CỰC
3 months
@Bão Sài Gòn sao giàu = b á n v é m. b a y
@cabk Vé mb sao bằng kit dc, hàng chục triệu kít, mỗi kít 20 đô ..giá góc 1 đô thôi.🤣
Rỏ rỉ thì bán kit với lập đường băng giải cứu. Ai chết kệ, tiền bỏ túi phì thân cái đã.
Nhớ mãi T-Virus
527981-tvirus.jpg
@sốt-rét-và-sốt-xuất-huyết-2023 ngày xưa xem phim này hay ghê
@sốt-rét-và-sốt-xuất-huyết-2023 Mé cái con virus này nó đẹp vl =)) Nhất là bắt đầu mỗi tập phim
Yêu quá
😁 Ồ cô vít đấy
kinhwoa
ĐẠI BÀNG
3 months
Hỏi chinese virus là biết. Sản xuất kit test, ôm hàng bảo hộ y tế. Chờ nước khác toang thì bán kiếm lời.
sowngold
ĐẠI BÀNG
3 months
@kinhwoa Tập thêm được một nhiệm kỳ nữa khi bắt cả Hán quốc làm con tin. Covid tại đó là vấn đề chính trị hơn là vấn đề y tế. Một chính quyền ma quỷ khi họ bao che cho tội phạm hoành hoành ví dụ đáng ra khi phong tỏa, tội phạm ma túy khó hoạt động, con nghiện sẽ bị cắt nguồn cung và bao nhiêu ca nghiện sẽ lộ ra hết. Nhưng kỳ lạ, chả ai nghe thấy con nghiện nào chết vì thiếu thuốc, ra đường đập phá. Với thời gian 3-4 năm, có lẽ Hán quốc sạch bóng bọn nghiện và bọn buôn ma túy vào tù sạch. Nhưng hóa ra không phải.
Người ta đã nói đến vũ khí sinh học cụ thể là các lọi virus gây đại dịch diệt vong
Covid thì là vô ý hay cố ý ta
Thì sẽ có con Cúm Tàu no.2. Bọn Tàu lắm tiền đã phủi thành công công sức tạo ra Cúm Tàu no.1, cao tay đến WHO đứng ra đổi tên, một cái tên không liên quan gì đến Tàu.
Tới giờ COVID vẫn là 1 bí ẩn
thanh4177
ĐẠI BÀNG
3 months
biết rõ luôn rồi mà
covid trung+ là một ví dụ đấy
insoul
TÍCH CỰC
2 months
Umbrella thôi
Resident evil
Cười vô mặt
tribier
TÍCH CỰC
2 months
Virus trong tự nhiên không nguy hiểm. Cty dược đem vô phòng TN cho tiến hóa lên lây sang người được, rồi chúng nó tạo ra thuốc, vacxin... bán kiếm tiền.
Đừng để cái ảnh nháy nháy được không b? Nay thấy mấy bài rồi nhìn nhức mắt kinh khủng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2023 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019