[Có thể bạn chưa biết] Kiến về tổ bằng cách đếm bước chân

_vphlinh_
2/6/2020 3:20Phản hồi: 94
[Có thể bạn chưa biết] Kiến về tổ bằng cách đếm bước chân
Bạn có từng thắc mắc rằng loài kiến làm thế nào có thể trở về đúng tổ của nó mà không bị lạc đường không? Tại sao kiến thường di chuyển theo một đường thẳng mà không phải đường xiên hay quẹo sang phía nào khác trên đường đi của chúng?

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Ulm đã tiến hành một thí nghiệm với yêu cầu về độ “chi tiết, cẩn thận, tỉ mỉ” khá cao, từ đó rút ra được kết luận rằng, loài kiến đã áp dụng cách thức “đếm số bước chân” để rời khỏi tổ và trở về mà không bị lạc đường, thông qua một tế bào trong não của chúng đóng vai trò như một “thiết bị đo số liệu” cực kỳ hiệu quả.


Loài kiến làm cách nào để không bị lạc khỏi tổ?


Hầu hết các loài kiến đều để lại “dấu hiệu” trên những quãng đường chúng đi qua để những con kiến khác có thể dựa theo đó để di chuyển khi rời khỏi tổ và khi trở về. Chúng sử dụng mùi hương hoặc những chất dịch tiết ra từ các “tuyến lệ/ tuyến mồ hôi” trải khắp cơ thể để “đánh dấu” ở mọi cung đường chúng đi qua, và cũng chính những “tuyến” đó có chứa giác quan cảm thụ, nhờ đó, bản thân chúng và những con kiến cùng tổ có thể di chuyển khắp nơi mà không lo bị lạc.

Tuy nhiên, điều này chỉ có tác dụng với những loài “kiến nhà” hoặc các loài sống ở rừng rậm. Đối với các loài kiến sống ở sa mạc khô cằn đất cát, cách trên không thể áp dụng vì cát không có tác dụng “giữ mùi”, nếu là dịch tiết thì sẽ dễ bay hơi, khi có gió thì mùi hương lại mau chóng bị phân tán.


kien.jpg

Vậy, các loài kiến sống ở sa mạc dùng cách nào để “định vị”?


Việc kiến xác định phương hướng nhờ “khả năng thiên phú” đã được chứng minh, nhưng làm cách nào chúng có thể “đếm” được chính xác số bước chân để có thể theo đó mà đi đúng hướng dẫn về tổ của chúng?

Các nhà nghiên cứu đã thực hiện một thí nghiệm trên nhóm kiến mà họ bắt gặp đang di chuyển thành hàng ở một lối mòn trên sa mạc. Khi chúng đang ăn, họ bẫy chúng và tách chúng thành 3 nhóm
  • Nhóm 1: Không làm gì cả (chân bình thường)
  • Nhóm 2: Dùng keo siêu dính để “dán” vào chân chúng những cọng lông cứng, dễ hiểu là đeo cà kheo vào chân kiến (chân dài hơn)
  • Nhóm 3: Cắt bớt chân đi (chân ngắn hơn)
Nhóm kiến sau khi ăn xong thì lại tiếp tục hành trình về tổ.

Kết quả thu được về “khả năng đo bước chân”
  • Nhóm 1 (chân bình thường): Về đúng vị trí tổ và đi vào
  • Nhóm 2 (chân dài hơn – gắn cà kheo): Đi qua vị trí tổ, dừng lại và nhìn quanh để tìm tổ của chúng
  • Nhóm 3 (chân ngắn hơn – bị cắt bớt chân): Thiếu một chút nữa là đến tổ, dừng lại và tìm kiếm tổ của chúng
Dựa vào thí nghiệm trên, chúng ta có thể kết luận được rằng cả 3 nhóm kiến đều bước chính xác số bước khi rời tổ để trở về tổ, nhưng đối với nhóm 2 và nhóm 3 (chân đã bị tác động khiến chiều dài chân bị thay đổi) thì không thể về đúng ngay vị trí tổ của chúng được. Đó là do khi chiều dài chân bị thay đổi, “sải chân” chúng sẽ dài hơn (nhóm 2) hoặc ngắn hơn (nhóm 3) -> Quãng đường bị thay đổi (do sải chân thay đổi) -> Việc “đếm” bước chân không còn hiệu quả.

Thông qua thí nghiệm trên, chúng ta có thể kết luận rằng loài kiến thực sự có khả năng "đếm bước chân" để về đúng vị trí tổ của chúng, bên cạnh đó thì cũng biết thêm là “lập trình sẵn và cố định” đôi khi cũng có mặt hại của nó.

Theo NPR
94 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Đàn kiến trong nhà mình nhiều lần mình thử quẹt ngang con đường chúng đang đi thì lập tức tụi nó bị mất phương hướng ngay và bắt đầu chạy loạn 😁
@BlackBerryz Mình còn để mẩu bánh ngọt ra để con kiến đó tìm thấy, xong đợi lúc nó chạy về tổ gọi đồng bọn ra khiêng thì mình giấu miếng bánh đi, để con kiến kia bị đồng bọn kẹp chân vì tội nói phét.
@Black Mamba lúc nhỏ sử dụng túi nilong để đi lấy tổ kiến vàng và thả vào ổ kiến đen cho chúng nó đánh nhau, kiến vàng tuy to nhưng ko đánh lại bọn kiến đen.
@Phạm Lê Trường Thịnh Ủa vậy hả bạn? Con kiến đen mà bạn nói đến là kiến gió, chân cao và bò nhanh đó hả. Con kiến vàng nó đốt rõ đau, trong khi kiến đen không đốt, vậy mà kiến vàng lại thua kiến đen cơ à. Giờ mình mới biết 😁 hồi bé chưa chơi lầy đến mức ý
@Black Mamba con kiến đen mình nói nó chỉ bằn 1/4 con kiến vàng (mình cũng ko biết tên khoa học nó là gì nữa), sống ở trên cây (có hại cho trái cây lắm). Có bữa tụi kiến vàng thắng trận rồi sinh sôi ra cả vườn nhà sau, nhưng ko biết sau vài ngày sau lại bị bọn kiến đen dập một trận là end game luôn.
hainhumai
ĐẠI BÀNG
4 năm
ếu tin
dù gắn mác khoa học ở đây
Vui thôi nhe, mình hong có ý gì 😃
AddTextToPhoto_2-6-2020-6-42-6.png
Kiến là loài côn trùng thông minh nhất. Vì người ta hay hỏi ý kiến.
@rafaeltran88 Thánh ăn gì em cúng 😁
@rafaeltran88 Giờ mới biết 😜
@rafaeltran88 Chúc mừng bạn. hay quá
Nói vậy là khi bị gió thổi thì con kiến sẽ không bao giờ về được?!?
@Yan20142297 Vâng nếu ở môi trường sa mạc thì khả năng cao là bị lạc luôn hoặc sẽ khó hơn trong việc tìm đường về vì gió ở sa mạc thổi bay hết dấu vết mùi ấy ạ
@_vphlinh_ Trước mình xem ở vtv kiến ở sa mạc nó tìm đường về dựa vào mặt trời, hướng gió... 😂
@mannavod Vâng có thể là nhiều yếu tố ạ, đếm bước chân có thể là 1 trong các yếu tố kiến sa mạc sử dụng ah
kecodon1208
ĐẠI BÀNG
4 năm
nhiều khi làm sai đường đi.lúc sau nó vẫn về được thôi
@kecodon1208 Làm sai đường nhưng nếu vẫn dò tìm được "dấu vết" gốc thì vẫn sẽ về được ạ
nobleded
ĐẠI BÀNG
4 năm
@kecodon1208 bạn để ý sẽ thấy nó chạy loạn xạ lên, có con thì tìm được đường cũ có con không.
vì cũng gần đàn của nó nên kiểu gì cũng gặp một con khác thì bạn sẽ thấy chúng nó trao đổi cái gì đấy rồi nó sẽ về được.
@nobleded Chúng nó dùng râu để giao tiếp và truyền tin "sư phụ, sư phụ đi lối này, đường kia có yêu quái"
đếm hay không thì không biết
nhưng chắc chắn kiến có chất gì tiết ra khi di chuyển rồi
trở về nó sác định bằng chất đó nhé
lấy tay quệt đường đi của nó cái là nó mất phương hướng ngay
nên đéo tin vụ đếm bước chân
mấy thằng nhà khoa học kia rảnh rỗi vl ra đi nghiên cứu cái gì gì đâu
@soncon_cuchuoi9x Đếm bước chân là ở loài kiến sa mạc thôi ạ, còn lại hầu hết vẫn là dựa vào mùi
buiphuloc
TÍCH CỰC
4 năm
@_vphlinh_ Đếm bước chân thì cũng phải đúng hướng về tổ thì mới về dc chứ
huyenblade
ĐẠI BÀNG
4 năm
@soncon_cuchuoi9x Bác nên đọc hết bài viết của người ta đã chứ. Mặc dù tôi cũng không tin vụ đếm bước lắm.
@soncon_cuchuoi9x Chỉ 1 cái thí nghiệm tí ti đòi rút ra kết luận chính xác, bọn khoa học này nên nộp đề tài vào đông lào bao đậu.
Chớ không phải theo mùi à
@toluutuananh Vâng hầu hết kiến là dựa vào mùi, còn kiến sa mạc sẽ có khả năng khác là đếm bước chân ạ
Lúc ăn nó có bị phân tâm quên mình đếm tới bao nhiêu rồi không nhỉ
Ủa. Kiến tìm đường về nhà bằng mùi hương mà
máy này đọc cho biết thôi chứ không ý kiến gì thêm
mấy bác ở trên ko đọc bài à, đếm bước chỉ ở 1 số loài kiếm trên sa mạc thôi
@darklight_vtp Vâng em cảm ơn vì bác đã đọc full bài ạ 🙆‍♀️
@_vphlinh_ bài viết bố cục rõ ràng hơn bài gốc, văn từ dễ hiểu mà => mod dịch có tâm 😘
Trừ khi ai nói chuyện được với kiến, còn không khó mà xác minh.... cá nhân mình thấy họ đi theo lối mòn của đàn, một khi thằng nào đi lạc, là nó chạy lung tung 😃
Mr.ZP
TÍCH CỰC
4 năm
@ste7en9x91 Hãy call cho ant man nhé bạn 😂
Chúng nó dùng nfc nhé, gắn trên râu, chạm vào để truyền thông tin. Nếu kiến mất râu nó sẽ chết (đoán) 😃
leonheart79
ĐẠI BÀNG
4 năm
@heobanhki 😬😬😬😬
Aysel
ĐẠI BÀNG
4 năm
Kiến cũng giỏi quá ha
Đếm đúng số bước chân thì em xin lạy nó ngàn cái. Em đếm 100 mà loạn cả lên rồi
legend94bn
ĐẠI BÀNG
4 năm
@lamtien338 Nó biết đếm số hay không thì hỏi các nhà khoa học nghiên cứu về kiến ấy, còn mình thì chịu. Mỗi loại đều có bản năng riêng để sinh tồn với môi trường sống của nó, chứ không phải cứ phải giống con người mới sống được
@legend94bn Con người còn thua nhiều con vật luôn ý
legend94bn
ĐẠI BÀNG
4 năm
@lamtien338 Tôi lạy bạn! Một câu trả lời thật hồn nhiên
@legend94bn Ngây thơ tý thôi nhưng đúng.
Từ khoa học tự nhiên đến lập trình 😆
Có băc nào đếm số bước chân 1 ngày bao nhiêu lần ko 😆
@sharinran141 Có iphone đếm hộ rồi nhé ngày nào mình cũng vô phần kiểm tra sk trên iPhone coi ngày đó đi được bao nhiu
Đúng là nó ko phải người 😃

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019