Vào năm 1667, một nhà khoa học Đan Mạch cuối cùng đã kết luận rằng những viên đá bí ẩn được mọi người cho rằng bắt nguồn từ thiên thạch và có khả năng chữa bách bệnh chỉ là mê tín. Trên thực tế, chúng là những chiếc răng hóa thạch thuộc về một loài tiền sử sau này được gọi là Megalodon, loài cá mập lớn nhất từng tồn tại và là chúa tể đại dương. Vậy Megalodon đã thống trị đại dương như thế nào? Và điều gì có thể khiến một giống loài đứng đầu chuỗi thức ăn tuyệt chủng?
Do xương của chúng thuộc lớp cá sụn, nên việc phát hiện hóa thạch Megalodon ban đầu rất khó khăn, chủ yếu chỉ là những manh mối lẻ tẻ chẳng hạn như vài đốt sống và những chiếc răng. Giống như nhiều loài cá mập khác, Megalodon có thể rụng và thay thế hàng ngàn răng trong suốt cuộc đời của chúng. Nhìn vào sự tương đồng với răng loài cá mập trắng lớn, các nhà khoa học ước tính rằng Megalodon có thể dài tới 20 mét - gấp ba lần so với cá mập trắng.
Trong thời đại của chúng, khoảng 20 triệu năm trước, với những cuộc di cư đường dài, Megalodon có thể đã sống ở khắp các đại dương. Thế giới lúc đó ấm áp hơn và đại dương tràn đầy sự sống. Nhiều sinh vật phát triển mạnh mẽ trong những khu rừng tảo bẹ mới hình thành và cá voi sừng tấm đang ở thời kỳ đa dạng nhất. Megalodon không hề thiếu thức ăn, thậm chí còn có một thực đơn đa dạng và giàu năng lượng.
Megalodon được biết đến như những kẻ háu ăn. Thông thường, khi loài ăn thịt tiêu thụ thịt giàu chất đạm, các đồng vị nitơ cụ thể sẽ tích tụ trong các mô của chúng, bao gồm cả men răng. Phân tích răng Megalodon, các nhà khoa học xác nhận chúng là những kẻ săn mồi đỉnh cao không chỉ ăn các loài to lớn, mà còn cả những loài săn mồi khác, thậm chí là đồng loại.
Do xương của chúng thuộc lớp cá sụn, nên việc phát hiện hóa thạch Megalodon ban đầu rất khó khăn, chủ yếu chỉ là những manh mối lẻ tẻ chẳng hạn như vài đốt sống và những chiếc răng. Giống như nhiều loài cá mập khác, Megalodon có thể rụng và thay thế hàng ngàn răng trong suốt cuộc đời của chúng. Nhìn vào sự tương đồng với răng loài cá mập trắng lớn, các nhà khoa học ước tính rằng Megalodon có thể dài tới 20 mét - gấp ba lần so với cá mập trắng.

Trong thời đại của chúng, khoảng 20 triệu năm trước, với những cuộc di cư đường dài, Megalodon có thể đã sống ở khắp các đại dương. Thế giới lúc đó ấm áp hơn và đại dương tràn đầy sự sống. Nhiều sinh vật phát triển mạnh mẽ trong những khu rừng tảo bẹ mới hình thành và cá voi sừng tấm đang ở thời kỳ đa dạng nhất. Megalodon không hề thiếu thức ăn, thậm chí còn có một thực đơn đa dạng và giàu năng lượng.
Megalodon được biết đến như những kẻ háu ăn. Thông thường, khi loài ăn thịt tiêu thụ thịt giàu chất đạm, các đồng vị nitơ cụ thể sẽ tích tụ trong các mô của chúng, bao gồm cả men răng. Phân tích răng Megalodon, các nhà khoa học xác nhận chúng là những kẻ săn mồi đỉnh cao không chỉ ăn các loài to lớn, mà còn cả những loài săn mồi khác, thậm chí là đồng loại.

Ngoài những chiếc răng Megalodon, các nhà nghiên cứu còn phát hiện một bộ hóa thạch xương sống được bảo quản khá tốt bao gồm 141 đốt sống của một cá thể Megalodon 46 tuổi. Từ đó giúp chúng ta dựng mô hình 3D mô phỏng một con Megalodon tương đối hoàn chỉnh. Dạ dày của chúng có thể tích lên đến 10.000 lít, đủ lớn để chứa cả một con cá voi sát thủ.
Khi tái tạo bộ hàm của chúng, các nhà nghiên cứu cho rằng megalodon có thể ăn một con cá voi dài 7 mét chỉ với vỏn vẹn 3 nhát cắn. Các bộ xương hóa thạch của cá voi cổ đại đã cho thấy bằng chứng về dấu vết những cú cắn của Megalodon, có cả những dấu cắn đã lành. Điều này xác nhận thêm một thông tin nữa là Megalodon là loài đi săn những con mồi sống. Nhưng nếu megalodon mạnh mẽ đến vậy, tại sao chúng lại tuyệt chủng?

Trong giai đoạn chúng biến mất vào khoảng 3,5 triệu năm trước, nhiều thay đổi đã diễn ra, khí hậu toàn cầu lạnh đi gây ra sự hình thành nhiều sông băng hơn và khiến mực nước biển hạ xuống. Điều này dẫn đến nhiều môi trường sống ven biển trở nên khô hạn, làm mất đi những vùng biển giàu thức ăn. Khoảng 1/3 những loài động vật biển có kích thước lớn đã tuyệt chủng, số lượng con mồi của Megalodon giảm mạnh.
Vì kích thước quá lớn nên nhu cầu năng lượng của Megalodon rất cao, cùng với việc điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, cho phép chúng di chuyển trong nước lạnh và tấn công con mồi với tốc độ nhanh. Những khi môi trường thay đổi đã làm cho Megalodon trở nên dễ tổn thương hơn và phải đối mặt với sự cạnh tranh của những kẻ săn mồi khác nhỏ hơn, linh động hơn và dễ thích nghi hơn, bao gồm cả cá mập trắng lớn, một loài mới xuất hiện.

Bởi vì Megalodon là những kẻ thống trị đại dương nên sự tuyệt chủng của chúng đã dẫn đến nhiều hệ quả trên toàn cầu. Việc kết thúc các chuyến di cư đường dài của chúng làm gián đoạn các hệ sinh thái. Và nhiều loài động vật đột ngột được giải phóng khỏi áp lực săn đuổi từ những cú cắn của loài sát thủ khổng lồ đã phát triển mạnh mẽ. Điều thú vị là sau đó, một số loài động vật có vú dưới biển đã tăng kích thước một cách đáng kể, có lẽ một phần là do không còn phải đối mặt với mối đe dọa nào khác.
Quảng cáo
Hiểu rõ hệ quả từ việc suy giảm số lượng của những kẻ săn mồi trên đỉnh thức ăn có thể làm mất cân bằng toàn bộ hệ sinh thái, các nhà bảo tồn đang nỗ lực bảo vệ loài cá mập khỏi số phận tương tự, và nguyên nhân lần này là do con người.
Nguồn: TED-ed