Có thể bạn chưa biết: Não nhận biết thời gian như thế nào khi không có ánh sáng và đồng hồ?

BaroTo
15/11/2020 18:19Phản hồi: 53
Có thể bạn chưa biết: Não nhận biết thời gian như thế nào khi không có ánh sáng và đồng hồ?
Năm 1962, nhà thám hiểm Michel Siffre bắt đầu thí nghiệm bằng việc nhốt mình dưới lòng đất trong nhiều tháng dưới điều kiện không có ánh sáng và khái niệm về thời gian. Ông sử dụng máy đo điện tâm đồ để theo dõi dấu hiệu sinh tồn của cơ thể và ghi chép lại thời gian biểu ăn ngủ. Khi Siffre ra khỏi lòng đất, kết quả của cuộc thí nghiệm tiên phong này cho thấy cơ thể của ông vẫn luôn giữ một nhịp sinh học đều đặn. Mặc dù không nhận bất kỳ tín hiệu nào từ bên ngoài ông vẫn ngủ, thức dậy và ăn vào những khoảng thời gian nhất định. Từ đây khái niệm "Nhịp sinh học" hình thành.

1.gif

Sau này, các nhà khoa học khám phá được nhịp sinh học này dựa trên sự điều tiết hormone của cơ thể. Chúng ta có được khả năng này là nhờ vào một hệ thống quản lý thời gian trong não bộ. Hệ thống này gồm một chiếc đồng hồ sinh học cho chúng ta biết bao nhiêu giờ trong 1 ngày và một quyển lịch cho chúng ta biết những mùa trong năm. Chúng được đặt ở một vị trí cụ thể trong não bộ. Trong hang tối, Stiffre đã dựa vào chiếc đồng hồ nguyên thuỷ nhất trong tuyến tùng ở vùng dưới đồi não.

2.gif

Sau đây là vài điều cơ bản về cơ chế hoạt động của tuyến tùng. Một protein là CLK có tác dụng hoạt hoá những gen kích thích chúng ta thức giấc và tạo ra một loại protein khác gọi là PER. Khi số lượng PER tích lũy đủ nhiều, những protein này sẽ vô hiệu hoá gen tạo ra CLK và khiến chúng ta chìm vào giấc ngủ. Sau đó, do hàm lượng CLK trong cơ thể giảm xuống, hàm lượng PER cũng giảm theo. Nhờ đó, gen tạo ra CLK kích hoạt trở lại và vòng tuần hoàn cứ thế tiếp diễn. Sự luân phiên giữa CLK vào ban ngày và PER vào ban đêm góp phần hình thành đồng hồ sinh học trong cơ thể chúng ta.


giphy.gif

Đế tăng sự chính xác, tuyến tùng còn dựa vào những tín hiệu bên ngoài như: ánh sáng, thức ăn, âm thanh và nhiệt độ. Siffre thiếu những tín hiệu này khi ở dưới lòng đất nhưng trong cuộc sống hằng ngày, các tín hiệu này giúp điều chỉnh đồng hồ sinh học chính xác hơn.

Ví dụ như ánh sáng ban mai khi chiếu vào mắt sẽ giúp đánh thức chúng ta dậy. Ánh sáng di chuyển qua thần kinh thị giác đến thùy tùng và thông báo trời đã sáng rồi. Khi đó, vùng dưới đồi trong não sẽ tạm dừng sản xuất của melatonin một hormone giúp kích thích buồn ngủ. Đồng thời, nó kích thích sản xuất vasopressin và noradrenalin trong não, giúp điều khiển chu kỳ ngủ của chúng ta.

4.gif

Ngoài ra, cơ chế hoạt động của đồng hồ sinh học còn dựa trên sự truyền đạt thông tin giữa cặp nơ-ron thần kinh. Vì thời gian truyền thông tin giữa 2 nơ-ron thường bằng nhau nên vỏ não sử dụng chúng để tính toán khoảng thời gian đã trôi qua, từ đó, chúng ta có được sự nhận thức về thời gian. Khi ở trong hang, Siffre đã có một khám phá thú vị. Hằng ngày, ông thách thức bản thân đếm đến 120 với tốc độ là một con số trong một giây. Lâu dần, thay vì mất 2 phút, ông mất đến 5 phút để đếm đến 120.

5.gif

Từ đó cho thấy, cuộc sống cô độc trong hang tối đã làm sai lệch khái niệm thời gian của Siffre mặc cho sự cố gắng của não bộ để giúp ông duy trì khái niệm về thời gian. Điều này khiến chúng ta tự hỏi thời gian thật sự là gì? Liệu mỗi chúng ta có trải nghiệm thời gian khác nhau không? Một người có khi nào cảm nhận một ngày dài hơn người khác không?

Nguồn: TED-Ed

Quảng cáo

53 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Phục ông này. Dám tự nhốt mình nhiều tháng dưới hầm tối. Không hiểu sống kiểu gì.
daivigold
TÍCH CỰC
3 năm
@Bạn và 500 Anh Em Ý người ta là ko có ánh sáng tự nhiên thôi bác ơi. Vẫn có đèn, Chứ ko phải tối thui như kiểu bị biệt giam đâu
👍👍👍
ở vài tháng thì ông ta phải sinh hoạt ở dưới đó.
Không có ánh sáng thì có vẻ cực kì khắc nghiệt ấy chứ.
Mình nghĩ cần có ánh sáng để ông ấy hoạt động chứ.
@leemanhj916 chắc là có đèn điện hoặc nến bạn à, chứ tối thui thì chỉ cần 2 ngày là bị tâm thần rồi 😁
@leemanhj916 K có ánh sáng thì nghi chép lại thí nghiệm kiểu j. Rồi sinh hoạt làm sao đc.mấy tháng mà trong tối lúc ra chắc mù tạm thời mất. Chắc chắn vẫn có ánh sáng đèn hoặc nến
@nghiêm trần trung Mình cũng nghĩ không có ánh sáng tự nhiên. nhưng trong bài có nói vậy đâu
aa.JPG
Não ông nào mà đen thui vậy 😁
MrMax
ĐẠI BÀNG
3 năm
“Mỗi người có một trải nghiệm thời gian khác nhau” mình nghĩ cái này là đúng. Có người 15-20p có người 1p thôi.
@MrMax Ca này thì chị em rõ nhất.
BB Tran
TÍCH CỰC
3 năm
cái tiêu đề "không có ánh sáng" có vẻ ko chính xác lắm. còn cái trải nghiệm ko ánh sáng mặt trời và ko đồng hồ, không chú tâm đến thời gian t đã trải nghiệm ko ít lần, khi đó não bộ phận ước lượng thời gian vẫn khá chính xác
Mỗi sáng đều thức dậy đúng 5h30, ko nhìn đồng hồ, phòng khá là tối. Cứ mở mắt ra là tầm 5h30 (+/-5p)
@lucifervnn Chắc bác cũng đi ngủ đúng giờ lắm
@Tết Công Gô 🤣🤣
@nhtphuc Đúng 10h tối, cài chế độ game auto xong là leo lên ngủ 😆)))
@SolomenNguyen Ồ zị hở bác 😃))) để chuẩn bị tinh thần, chứ nghèo lâu giờ r 😃)))
Phát hiện tiếp theo vĩ đại cũng ko kém là ko phải người mà cả động vật cũng có nhịp sinh học nhận biết thời gian! Đơn giản là con người tiến hoá lên đã có sẵn thôi!?!
Thí nghiệm của Michel Siffre còn cho thấy một kết quả quan trọng hơn
@Black Mamba Kết quả gì?
@Bạn và 500 Anh Em Edit lại xong ấn Lưu, Tinhte nó trở lại trạng thái trước khi gõ. Chán chả buồn gõ lại. Dỗi dồi.
geniusbmt
TÍCH CỰC
3 năm
Ông ở thêm vài năm sẽ có điều thú vị
TuanHanu
TÍCH CỰC
3 năm
Con gì chả có nhịp sinh học, con người phát minh ra đồng hồ nên tự quên đi cái nhịp sịn học bản thân thôi 😆
Mr Do
TÍCH CỰC
3 năm
Bằng pin CMOS chắc luôn
chỉ cần n*ng c*t là biết mấy giờ ngay
Cười vô mặt
hoaquynh34
TÍCH CỰC
3 năm
đọc mới thấy những người làm công ty có ca kíp đêm hôm vất vả như thế nào, nó trái nhịp sinh học của con người trước đọc bài báo tác hại của nó mà sợ
Capture.JPG
@hoaquynh34 Tập rồi sẽ quen mà, nhưng cái kiểu, 1 tháng làm ca đêm, 1 tháng làm ca ngày thì chả ma nào chịu nổi đâu, mà cũng vì đồng tiền thôi nên mới có ca đêm ca ngày, ai chả muốn ca ngày làm đúng giờ hành chính.
hoaquynh34
TÍCH CỰC
3 năm
@Pentanol không quen được đâu bạn ak, có nhiều cty 1 tuần ngày rồi 1 tuần đêm ý, ở cty mình có ông anh đi ca sinh năm 88 sáng đến thấy ông ấy như ngáo luôn nhìn bơ phờ
Cơ thể mình đói vào lúc trưa và chiều tối. Thể thao xong thì mỏi và khát nước...
Đang ngủ tỉnh dậy đi đái, nếu ko nhìn đồng hồ thì éo biết mấy giờ luôn.
thk thớt viết bài hay
thời gian có tính tương đối, ngồi cạnh lò sưởi thời gian trôi chậm hơn so với ngồi cạnh cô gái đẹp
Albert Einstein
ở trong phòng trọ ko cửa sổ, đóng cửa tối bưng, lúc này ngày cũng như đêm, nếu ko có đồng hồ và âm thanh xung quanh thì mình ko nhận biết được thời gian

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019