[Có thể bạn chưa biết] Ngủ đông - chìa khóa để du hành vũ trụ!

BaroTo
3/12/2019 14:5Phản hồi: 164
[Có thể bạn chưa biết] Ngủ đông - chìa khóa để du hành vũ trụ!
Bên trong tàu vũ trụ, phi hành gia hẹn giờ và tự khóa mình bên trong khoang lạnh và chìm vào một giấc ngủ sâu sẽ đưa họ vượt hàng trăm năm mà không già đi. Một cảnh quen thuộc trong phim khoa học viễn tưởng nhưng liệu việc này có trở thành hiện thực?

giphy (6).gif

Các nhà nghiên cứu quan tâm đến câu hỏi này đã bắt đầu với thế giới động vật nơi mà "ngủ đông" khá phổ biến, xảy ra trên 200 loài. Hãy lấy Sóc đất Bắc cực làm ví dụ, loài động vật này đào hang sâu dưới lớp băng và chìm vào trạng thái "ngủ đông", nhiệt độ cơ thể nó nhanh chóng giảm xuống chỉ còn -2.9 độ C.

giphy.gif

Một số loài khác, như loài vượn cáo lùn đuôi béo chuẩn bị cho kì ngủ đông bằng bách nhồi nhét thức ăn và dự trữ phần lớn mỡ vào đuôi, tăng gấp đôi trọng lượng cơ thể. Sau kì ngủ đông, nó thức dậy với một thân hình mảnh dẻ.

giphy (2).gif

Tại sao những động vật này lại ngủ đông?

Ngủ đông là rất cần thiết, đó là thủ thuật để sống sót qua mùa đông khắc nghiệt khi sự khan hiếm thức ăn và nước đe dọa tới sự sinh tồn. Trước đây, các chuyên gia tin rằng ngủ đông chỉ xảy ra ở môi trường hàn và ôn đới. Gần đây, họ đã khám phá ra những loài động vật ngủ đông ngay cả ở hoang mạc khô cằn và rừng nhiệt đới. Ngay khi quá trinh ngủ đông bắt đầu, nhịp tim của các loài động vật giảm còn 1 đến 3% so với thông thường, như là loài vượn cáo, nhịp tim thông thường từ xấp xỉ 180 nhịp / phút xuống còn khoảng 4 nhịp / phút. Nhịp thở cũng giảm xuống chỉ 1 nhịp mỗi 10 đến 21 phút. Và ở hầu hết động vật ngủ đông, không thải chất thải trong suốt quá trình ngủ.

giphy (1).gif

Theo tìm hiểu của các nhà nghiên cứu, ngủ đông nhằm giảm tỷ lệ trao đổi chất và nhiệt độ cơ thể, khi ngủ đông não gần như không hoạt động, rơi vào trạng thái lờ đờ. Ngủ đông không phải là một giấc ngủ suốt mùa đông dài. Các loài động vật có thể ở trong trạng thái lờ đờ từ vài ngày đến 5 tuần. Sau đó, chúng hồi phục tỉ lệ trao đổi chất và nhiệt độ cơ thể bình thường trong khoảng 24 giờ, trước khi tiếp tục trở lại trạng thái lờ đờ. Lí do vì sao có hiện tượng thức dậy giữa quãng vẫn còn là một bí ẩn.

giphy (3).gif

Cơ chế hoạt động của ngủ đông


Những thay đổi cơ thể trong quá trình ngủ đông này như ngủ trong 5 tuần hay nhiệt độ cơ thể giảm xuống gần như đóng băng sẽ là đòn chí tử đối với những loài không có khả ngủ đông như con người. Để tìm hiểu cách mà cơ chế ngủ đông hoạt động, các nhà nghiên cứu đã dồn sự chú ý sang hệ gen của các loài động vật. Nghiên cứu về loài sóc đất, gấu đen và vượn cáo đã chỉ ra rằng những động vật này có khả năng kích hoạt những gen kiểm soát sự chuyển hóa chất béo đúng vào lúc chúng cần sử dụng chất béo dự trữ như là nhiên liệu để tồn tại trong thời kì nhịn đói dài hạn. Và quan trọng là những hệ gen này được tìm thấy ở tất cả động vật có vú, nghĩa là các nhà khoa học có thể nghiên cứu loài ngủ đông để tìm ra cách kích hoạt chúng giúp ích cho con người.

giphy (4).gif

Một ngày nào đó, sự "ngủ đông" ở người sẽ trở thành hiện thực. Và con cháu chúng ta sẽ thật ngạc nhiên khi biết rằng chìa khóa để du hành giữa các thiên hà hóa ra lại đến từ sóc đất, gấu đen hay vượn cáo.

Nguồn: TED-Ed

Quảng cáo

164 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Trong mấy bộ film khoa học viênc tiễn du hành vũ trụ thấy hay có phân cảnh setup chế độ ngủ đông nè
Có Space stone hoặc Storm Breaker thì vũ trụ nằm trong bàn tay
traisau_ht
TÍCH CỰC
4 năm
có khi ngủ hẳn luôn k dậy. mạo hiểm
@Gabriel le dậy sớm còn đỡ, sợ nó ngắt nguồn luôn khỏi dậy 😁
@kut3_prince_9x Sợ dính phải cục đá nào đó bay ngang qua thì toang luôn
hieukon
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Gabriel le Phim Passenger quá hay
@Trungsao1987 Đương nhiên tàu nó có chế độ tự hành để phát hiện vật cản vs tự né
Raspberry
TÍCH CỰC
4 năm
Ai thử chưa chia sẻ kinh nghiệm cho anh em đi
robinhoodmx
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Raspberry Ai đã thử rồi thì giờ này còn ngủ thưa bác ạ
tuananh4vn
ĐẠI BÀNG
4 năm
Bài viết hay hiểu rõ hơn về ngủ đông, nhìn hỉnh ảnh minh họa dễ hiểu, chắc mod mất nhiều công sức viết bài này.
@tuananh4vn Chắc bác ko đọc ở cuối bài viết có chữ nguồn kìa, mod chỉ dịch lại thôi chứ hình minh họa lấy từ video
Mấy này hay xuất hiện trong phim khoa học viễn tưởng
Bài viết khá thú vị
Thấy hình như Yoga cũng luyện đc ngủ đông
@trung76 Thiền sẽ giúp bạn bước vào trạng thái y hệt như ngủ đông vậy.
@Jack Roland Mình cũng nghe nói thế. Bạn mình tập Yoga cũng có thể làm giảm nhịp tim nhưng để trạng thái ngủ đông thì chắc chỉ có mâý cao nhân bên Ấn, chôn xuống đất một thời gian vẫn sống
Tobie_arc
TÍCH CỰC
4 năm
@trung76 Chôn xuống đất 1 thời gian vẫn sống thật hả bạn ? Mình xin link với
@Tobie_arc Google
IdolPC
TÍCH CỰC
4 năm
Tưởng là ngủ tập thể...hihi
knight2255
TÍCH CỰC
4 năm
Làm nhớ film Passengers 😁
tại sao động vật cần hiber
vì chúng ko có tủ lạnh 😁
fine
TÍCH CỰC
4 năm
Các đại sư xứ Tây tạng đã sử dụng phương pháp này từ lâu rồi, trong điều kiện tự nhiên mà không cần làm lạnh/cấp đông gì cả.
Tin hay không, tùy bạn.
fine
TÍCH CỰC
4 năm
@VAdaihiep Nó cũng như niềm tin một ngày trên cõi thần tiên bằng một năm dưới hạ giới.
Không có link tham khảo.
@fine Thiền đã được chứng mình rồi, đúng là cơ chế nó y hệt như ngủ đông.
Nếu ai đó bước vào sơ thiền theo dõi nhịp thở của chính mình sẽ thấy nó giảm 1 cách kì lạ
fine
TÍCH CỰC
4 năm
@lenam098 Bước chân vào nó cho biết thôi nhé.
Đừng có ham đi miết mà khổ vợ khổ con, như anh QUA.
@fine Cụ thiền cái xác mà không thiền cái tâm nó thế
dqthanh
ĐẠI BÀNG
4 năm
còn xa lắm
ngocbankt
TÍCH CỰC
4 năm
ngủ đông xong ko thức dậy dc thì xác định luôn. . . :p
chỉ sợ ngủ phát không dậy đc thì mệt :p
@Lexuancuong95 lúc đó đi bụi luôn rồi có biết gì nữa đâu mà sợ mệt chứ bác.
Yasuko
TÍCH CỰC
4 năm
Tạo hoá đã ban cho bản năng sinh tồn của các con vật ấy như vậy rồi. Con người có muốn cũng khó mà được.
@hackieuhay Bạn trên nói đúng đó bạn, ngủ đông khác với ghép gan thận nhé. Khoa học rất phát triển nhưng ko phải là muốn đi đến đâu cũng được, những gì khoa học khám phá và làm ra được đơn giản chỉ là tự nhiên nó... như vậy và cho phép làm như vậy, con người đơn giản là khám phá ra thôi.
hieukon
ĐẠI BÀNG
4 năm
@contimyeuthuong Thế nào cũng làm được thôi, như bạn nói là con người khám phá ra mà, rồi sẽ áp dụng được, thời gian sẽ cho trả lời, cũng như con người dựa vào khí động học cấu tạo của cánh chim, dáng bay rồi áp dụng vào thiết bị, thì ngủ đông họ cũng nghiên cứu dần dần chứ. Thời cổ trang mà bảo ghép gan thận chân tay tim phổi thì có ai tin được đâu. Ngoài lề tí, với việc phát triển AI thế này thì mình nghĩ xác suất có thể xảy ra như phim “I, Robot” hay máy móc kiểm soát con người trong kén như “Ma Trận” là hoàn toàn có thể, dù là nhỏ. Thì đó trong ma trận con người nằm trong kén cả đời người cũng là 1 dạng ngủ đông.
@vinhanboy Bài trên nó nói con người cũng có sẵn gen ngủ đông như sóc đen rồi người ta đang tìm cách kích hoạt thôi
đến lúc đó, cháu chắt chết 80 đời mà ông cố vẫn còn trẻ.
ngoisaola9
TÍCH CỰC
4 năm
@xuhariver Chuẩn bác, tỉnh dậy kêu ông 90t là cháu...

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019