[Có thể bạn chưa biết] Nokia đã ra mắt điện thoại Android từ năm 2014

vn_ninja
15/9/2020 16:41Phản hồi: 100
[Có thể bạn chưa biết] Nokia đã ra mắt điện thoại Android từ năm 2014
Trong thời gian đầu năm 2014, Nokia lúc này đang trên con đường sát nhập với Microsoft. Dưới sự lãnh đạo của CEO Stephen Elop lúc bấy giờ đã khiến cho công ty này vấp phải vô số chiến lược sai lầm trong nỗ lực giữ lại thị phần của mình.

Một trong những chiếc lược sai lầm đó chính là tung ra một series smartphone giá rẻ chạy một bản Android bị phân nhánh (forked). Anh em còn nhớ Nokia X và Nokia XL trong năm 2014 chứ? Về mặt kỹ thuật, đây mới chính là những chiếc điện thoại Android đầu tiên của Nokia, ba năm trước khi HMD khởi động lại thương hiệu Nokia và đồng hành với Android cho đến bây giờ.

Dòng sản phẩm này ra mắt vào thời điểm Nokia đã quyết định ngừng sản xuất flagship chạy Symbian và danh mục sản phẩm của công ty cũng bao gồm nhiều loại thiết bị như Windows Phone và series 40, bên cạnh các điện thoại phổ thông nữa. Vậy 2 thiết bị Android đầu tiên này có gì đặc biệt? Chúng ta hãy cùng nhìn lại một chút.

Khi Elop mang dao vào một cuộc đấu súng

Khi Stephen Elop tiếp quản Nokia vào năm 2010, ông đã lãnh đạo Nokia dần chuyển dịch từ Symbian sang Windows Phone để có thể cạnh tranh trong phân khúc cao cấp. Và tất nhiên quá trình chuyển đổi này đã mang đến những thất bại thảm hại, nhưng kỳ thực cả trong phân khúc giá rẻ cực kỳ quan trọng của mình, Nokia cũng gặp rất nhiều khó khăn.


Niềm hy vọng vào phân khúc phổ thông của công ty Phần Lan được đặt vào series Asha, những chiếc feature phone chạy trên hệ điều hành series 40 đã lỗi thời. Thật là một sự thay đổi trớ trêu của số phận, tên của series này bắt nguồn từ một từ Hindi có nghĩa là “Hy vọng”. Nhưng hy vọng vào đâu khi dòng sản phẩm series 40 này đơn giản là không thể cạnh tranh được với các đối thủ đến từ Android.

1.Asha_210.jpg

Dòng sản phẩm Asha của Nokia không thể nào cạnh tranh với các smartphone Android với hệ điều hành hoàn chỉnh. Và tất nhiên Asha đã không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình, trách nhiệm lúc này được chuyển sang cho series X.

2.Nokia_X.jpg

Nokia X và XL, những chiếc điện thoại phổ thông của Nokia với kiểu dáng kế thừa từ dòng thiết bị Lumia Windows Phone nổi tiếng cộng với giá cả phải chăng kế thừa từ Asha. Bộ đôi ban đầu có giá khoảng 120 – 150 USD, không hẳn là rẻ đối với những chiếc điện thoại gần với điện thoại phổ thông cao cấp hơn là một chiếc smartphone đích thực.

Để tăng thêm tính nhất quán cho danh mục sản phẩm của mình, Nokia thậm chí còn tuỳ biến đưa vào giao diện và một số tính năng tốt nhất từ Windows Phone qua để biến Nokia X series trở nên thật sự độc đáo. Nghe giống như là một sự kết hợp chắc thắng phải không? Nhưng thật không may, đời không như là mơ.

Nokia X: một sự thử nghiệm ngắn ngủi

Dòng Nokia X ra mắt với một giao diện hoàn toàn mới với cố gắng mang lại sự tối giản và dễ dùng của Windows Phone kết hợp với một mức giá phải chăng.

Quảng cáo



Phần cứng nổi bật với thiết kế độc đáo và sử dụng các màu sắc trẻ trung và đậm màu. Thiết kế tối giản tạo cảm giác thoải mái khi cầm nhưng cũng không kém phần cứng cáp một cách đáng kinh ngạc. Chắc chắn đã có những chiếc điện thoại polycarbonate ra mắt sau đó, nhưng ít chiếc nào có thể tạo được cảm giác cầm tay tuyệt vời của chất liệu nhựa chất lượng cao mà Nokia sử dụng. Nó thực sự là một gamechanger 😁

3.Nokia_X_Mặt_Lưng.jpg

Tuy vậy có quá nhiều “sự nhượng bộ” về phần cứng để đạt được mức giá dễ chịu. Vì là một chiếc điện thoại giá rẻ, vì vậy đã có quá nhiều sự cắt giảm để đạt được mức giá dễ chịu vào thời điểm đó. Thời điểm một camera 8MP được coi là tiêu chuẩn thì chiếc Nokia X ra mắt với camera chỉ 3MP không có lấy nét tự động :D Trong khi đó, Nokia XL khá hơn với cảm biến 5MP nhưng cũng không quá xuất sắc.

Màn hình 4 và 5-inch cũng không có gì đặc biệt ngoài việc Nokia đã hỗ trợ thêm chế độ Always On Display, một tính năng tuyệt vời thời đó.

4.Nokia_X_Glance_Screen.jpg

Tuy nhiên về hiệu năng thì có quá nhiều thứ để nói. Ban đầu chipset Snapdragon S4 không phải là một con chip quá mạnh, cộng với bộ nhớ RAM chỉ 512MB và 768MB trên Nokia X và XL là quá thấp đối với một thiết bị Android. Các đối thủ cạnh tranh như Samsung Galaxy Core có chipset nhanh hơn và nhiều RAM hơn với cùng một mức giá như vậy. Với cấu hình như vậy nên dĩ nhiên hiệu suất hoàn toàn không mạnh mẽ và điện thoại thường xuyên bị lỗi kể cả với các thao tác sử dụng hàng ngày.

Quảng cáo



Trải nghiệm người dùng hướng tới tương lai

Tuy nhiên không phải tất cả đều tệ. Được dẫn dắt bởi Poter Skillman, cựu giám đốc thiết kế của WebOS tại Palm, Nokia đã tạo ra một trải nghiệm người dùng hoàn toàn “tương lai” và “đáng ngạc nhiên” trên Nokia X.

Được gọi là Nokia X platform, loại bỏ các biểu tượng và giao diện dựa trên widget của Android gốc để thay thế bằng giao diện ô Tile giống như Windows Phone, giúp cho người mới dùng điện thoại có thể tiếp cận các tính năng một cách dễ dàng. Và thực tế là không có cả app drawer luôn.

5.Tile_Style_Nokia_X.jpg

Vuốt nhanh sang trái hoặc phải sẽ đưa người dùng đến Fastlane Hub của Nokia, một trung tâm thống nhất cho tất cả các thông báo và đa nhiệm. Đây lại là một sự bổ sung tuyệt vời để tập trung vào tính dễ sử dụng trên giao diện.

6.Fastlane_Nokia_X.jpg

Vì chỉ có một nút cảm ứng điện dung duy nhất ở phía trước, nên Nokia X rất dễ sử dụng bằng một tay. Chiếc điện thoại này thậm chí còn tích hợp tính năng chia sẻ lên mạng xã hội ngay trong giao diện giống như chiếc Nokia N9 chạy trên Meego.

7.One_Home_Button.jpg

Tuy nhiên, sai lầm nghiêm trọng mà Nokia đã mắc phải đó là họ đã phân nhánh Android khiến cho Nokia X không có Play Store và các dịch vụ của Google. Không giống như TouchWiz của Samsung hay các giao diện tuỳ biến thời đó, Nokia X platform không chỉ là một giao diện, mà nó là một phiên bản phân nhánh của Android nguồn mở, và là một phiên bản tuỳ chỉnh hoàn toàn.

Tuy có tích hợp chặt chẽ với hệ sinh thái dịch vụ của Microsoft như OneDrive, nhưng trong khi thế giới tiến tới trải nghiệm lấy ứng dụng làm trung tâm, thì cửa hàng ứng dụng Nokia Store trên Nokia X chỉ là một phiên bản cải tiến của Ovi Store trên các điện thoại Symbian. Và lý do thất bại hoàn toàn dễ hiểu, một danh sách các ứng dụng được lọc ra so với hàng triệu ứng dụng trên Play Store, liệu người dùng sẽ chọn cái nào? Việc thiếu các dịch vụ của Google Play và việc tái phát minh lại các cửa hàng ứng dụng cũng vẫn là một hành động điên rồ kể cả ở năm 2014.

9.Nokia_Store.jpg

Nokia đã cố gắng thu hút các nhà phát triển tham gia vào nền tảng này nhưng không thành công. Và đến tháng 7 năm 2014, tức là chỉ 6 tháng sau khi ra mắt, Nokia X series đã chính thức được “đóng hòm”. Trong thời gian đó Microsoft đã chính thức hoàn tất việc tiếp quản Nokia và tập trung phát triển hoàn toàn vào các điện thoại Windows Phone.

Bắt đầu từ một kết thúc

Việc Nokia X bị khai tử cũng báo hiệu cho sự kết thúc tham vọng Android của Nokia. Đến tháng 4 năm 2014, việc tiếp quản của Microsoft hoàn tất. Tất nhiên Microsoft hoàn toàn không để cho Nokia “say mê” Android thêm nữa và nhanh chóng kết thúc dự án này. Thương hiệu Nokia vẫn tiếp tục được sử dụng trên các phần cứng Lumia cho đến tháng 10 năm 2014 và sau đó chuyển đổi hoàn toàn sang Microsoft Lumia. Quá trình chuyển đổi hoàn tất.

Dưới thời Microsoft, công ty đã xuất xưởng một loạt các điện thoại với giá cả phải chăng chạy Windows Phone nhưng thành công vẫn rất hạn chế. Mặc dù không có gì sai với phần cứng và giao diện Windows Phone khi mang đến một luồng gió mới trên thị trường, nhưng vấn đề của Nokia qua các thế hệ phần cứng vẫn y nguyên, sự thiếu hỗ trợ ứng dụng trầm trọng.

Ít người dùng các thiết bị Windows Phone vì hỗ trợ ứng dụng kém, từ đó lại tạo ra rất ít động lực cho các nhà phát triển tham gia, một vòng tròn không lối thoát. Vào thời điểm mà các smartphone Android và iOS đang thành công, đơn giản là không có chỗ cho một con ngựa thứ ba tham gia vào cuộc chơi. Microsoft đã cố gắng ném thật nhiều tiền để giải quyết vấn đề bằng cách tài trợ cho các nhà phát triển ứng dụng lớn như Facebook bên cạnh việc tích cực quảng cáo các lựa chọn thay thế cho các ứng dụng phổ biến. Nhưng kết quả ra sao? Chúng ta hẳn đều đã biết.

10.Ecosystem_App.jpg

Bài học rút ra, không thể nào dùng tiền để “ép buộc” tạo ra một hệ sinh thái, và Lumia 650 của năm 2016 trở thành chiếc điện thoại cuối cùng được ra mắt dưới sự quản lý của Microsoft Mobile. Khoản đầu tư 900 triệu USD vào Nokia coi như mất trắng và cuối cùng Microsoft đã “Micrexit” hoàn toàn khỏi mảng kinh doanh phần cứng di động vào năm sau.

11.Lumia_650.jpg

Thương hiệu Nokia sau này đã quay trở lại thị trường với sự giám sát của HMD Global. Chiếc điện thoại Android đầu tiên của sự trở lại này là Nokia 6 vào năm 2017, Nokia đã tìm một vị trí thích hợp cho mình với một thiết kế sạch sẽ và Android gốc. Nhưng nhìn vào các bản phát hành mờ nhạt gần đây như Nokia 5.3 có lẽ sẽ tốt hơn nếu công ty này quay lại “thị trường ngách” năm xưa, quay trở lại nơi mà nó đã bắt đầu: một chiếc điện thoại có chất lượng hoàn thiện tuyệt vời, tập trung vào khả năng sử dụng dễ dàng và một phần mềm mang tính tương lai.

Này HMD, sự trở lại của Nokia X, các anh thấy thế nào?

Tham khảo: AndroidAuthority
100 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Phân tách kĩ thì cũng lòi ra nhiều nguyên nhân dẫn tới thất bại của mảng Smart Phone Nokia. Nhắc lại những thất bại đó chỉ để rút kinh nghiệm.
@Bạn và 500 Anh Em Nhắc đến Nokia hồi đó thì giờ chỉ là "nếu như". Nếu như Elop ko làm CEO của Nokia, nếu như Nokia sớm dùng Android thay vì Windows Phone, thì với chất lượng phần cứng tốt, chất lượng camera tuyệt vời như vậy thì giờ đây Nokia vẫn có thể đang sánh ngang với Apple, Samsung rồi.
Eldimio
CAO CẤP
4 năm
@BQDuong Năm 2007 iPhone đã ra máy cảm ứng điện dung siêu mượt, siêu nhạy, trải nghiệm đa điểm hoàn toàn mới. Thì tận năm 2009 Nokia ra mắt "bom tấn" N97 vẫn còn dùng bút chọt chọt 1 điểm. Màn điện dung dùng kính cường lực trong veo, trong khi màn điện trở dùng nhựa dẻo vì nguyên lý của nó nên chất lượng hiển thị kém xa.
colenao00
TÍCH CỰC
4 năm
@BQDuong Bạn biết Meego k? 😁 cuộc chơi rất khó. Có cái kết rồi nói gì cũng đc mà 😆
@colenao00 vẫn ấn tượng với meego, tiếc là nokia không phát triển
khoa318
CAO CẤP
4 năm
Nokia phần lan mảng điện thoại xem như chết rồi. Nokia của M$ mua lại cũng chẳng khá hơn. Cũng may ở các mảng khác của Nokia vẫn còn phát triển ngon lành...
Cong9992
ĐẠI BÀNG
4 năm
@khoa318 Có thể giống thương vụ Google và Mortorola. Mua bản quyền sáng chế và kinh nghiệm
anhtu.gratia
ĐẠI BÀNG
4 năm
Ngày trước mấy con này không có sẵn ch play cùng với máy quá thô và xấu nên bán ế này
@anhtu.gratia Cái làm mình nhớ và ấn tượng nhất. Đó là Meego
nlbn85
TÍCH CỰC
4 năm
Mấy con android đời đầu của Nokia tuỳ biến quá mạnh, dùng giật lag khó chịu gì đâu.
Người đời thường kêu gào rằng sai lầm lớn nhất Nokia mang trong cuộc đời, là đánh mất androi cách đây gần chục năm. Là không ấp ôm androi theo cả chặng đường ,giờ bản thân không nokia không còn được tỏa sáng nữa . Nói thật 100% ,chứ chấp nokia ngay buổi ban đầu chạy luôn androi mà không phải là wp thì nokia cũng chật vật long đong gạo chợ nước sông thôi.
@boyngo1988 Xác nhận. Giờ đt chỉ còn 3 lựa chọn, 1 là iPhone, 2 là Samsung, 3 là đt tàu bất kể hãng gì.
L.Vũ
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Emranhieulam1990 Lúc người ta thay đổi sang màn cảm ứng, thì nokia vẫn ngồi đấy và không làm gì.
@boyngo1988 ko biết bạn có biết đến OnePlus ko chứ mình thấy khá là ổn áp cho dòng flagship, hoặc GG pixel cũng ngon lắm.
ứng cử làm giám đốc Nokia được không nhỉ ???? giờ làm cuộc cách mạng vẫn chưa muộn mà? điểm yếu bây giờ là thiết kế không được đẹp lắm, không có sự đột phá như trước nữa.


∆•Sent from ĐIÊN-DÂM-NHẠT1986 using Nokia5.3&930 Xàm SonyZ5- nom nóm nòm nọm•∆®️️️
bibo311
TÍCH CỰC
4 năm
@A to Z Voted. Thím là clone của thanh niên Athena Cờ ré dì xét xì kun à?
Nguyên nhân chính cũng là do thiếu phần mềm, chưa tối ưu
Không mấy ấn tượng, ở CQ có ông dùng điện thoại Nokia, cứ trời nóng 1 tý là camera bị méo hình sun sun hài vãi
nói chung là sai lầm. Với thiết kế của Nokia mà chạy android thì sẽ hấp dẫn hơn nhiều
@p.a.tuan Cái khó nó bó cái khôn b ơi. Trong lúc khó khăn chơi androi thì ko được tiền hỗ trợ từ Google. Trong khi đó Mic lại tống cho 1 đống tiền để làm đt WP. nói chung là do ông mic muốn thôn tính Nokia để phát triển mảng phần cứng thôi.
@p.a.tuan Thời Lumia có màn hình đẹp, phần cứng ngon, camera xịn top
chỉ có cái OS mãi cùi
@p.a.tuan phải ko? chứ lúc trước fan nokia chê android laf, phân mảnh bl bla. giờ nój nếu xài and4oird
lavenbut
TÍCH CỰC
4 năm
Chỉ vì ko có app mà windowphone chết. Nhớ máy mượt vch so với mấy con adroid thời đó
@ragefighter đã nói cạn lời thể loại này rồi mà.
@nguyenmanh287 cạn lời thể loại nằm mơ luôn. khoe doanh số mà dẹp luôn. cạn lời.
@ragefighter hãy nhìn doanh số đó vào thời gian nào? và dẹp vào khi nào? n ngắn ạ.
@nguyenmanh287 thím ơi mấy con số đó do ms công bố chứ ai? và bán xong người ta xài ko thích ko mua nữa nên s9o1ng cửa luôn đó. chứ như android sồng phà phà tới giờ.
Cái Nokia X này là một sai lầm cực lớn. Android mà không có trải nghiệm android chút nào
Híu Mụp
TÍCH CỰC
4 năm
@Đỗ Phú An Dụ dỗ bà con qua với windowsphone nên mới design phần mềm như thế :v
@Híu Mụp Giờ thì WP is no longer supported
Đã từng được dùng qua con Nokia X chạy Android, cảm nhận là lag tung chảo. X+ và XL cũng ko khá hơn là bao
Diện mạo thì sếch si, mà đồ lòng thì tỏm quá trời
Ngày xưa cầm con nokia X cưng thiệt, nhưng mà nói là android vậy mà chả thấy có chút android nào từ con nokia X
Tốt nhất mấy ông kinh doanh ăn xổi thì đừng làm phone bán làm gì!
Stephen elop.
Nhớ mãi cái tên này.

Mấy con android hồi đó như xác không hồn.
Giờ thì đuối nước.
herophanx19
ĐẠI BÀNG
4 năm
Nhưng nhờ có thất bại đó mới giúp Nokia thức tỉnh ko cứ sống ảo mãi
_ Nokia giờ thực sự thực sự rất khó chơi lại mấy hãng điện thoại TQ giá rẻ hoặc Samsung tại mảng trung - cao cấp. Giờ Nokia ngoài cái tên ra, cũng chỉ là một hãng bình thường như bao hãng điện thoại khác thôi :/

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019