Vào ngày 12 tháng 1 năm 1967, James Bedford qua đời. Nhưng trước đó ông đã có một kế hoạch để tái sinh. Bedford là người đầu tiên sử dụng công nghệ đóng băng cơ thể. Quá trình này hứa hẹn bảo quản cơ thể ông cho đến một tương lai lý thuyết khi loài người có thể trị khỏi bách bệnh và giúp ông đảo ngược cái chết. Đây là giấc mơ của công nghệ đóng băng cơ thể. Tuy nhiên, để tái sinh con người trong tương lai, chúng ta cần bảo quản họ một cách đúng đắn ở hiện tại. Vậy hiện tại có khả năng đông lạnh một người nhằm bảo quản họ vô thời hạn để sau này an toàn rã đông không?
Để hiểu được những khó khăn trong việc bảo quản đóng băng cơ thể, chúng ta hãy tìm hiểu về lĩnh vực khoa học đông lạnh. Lĩnh vực này nghiên cứu tác động của nhiệt độ thấp lên các sinh vật sống sẽ dẫn đến các chức năng tế bào cũng giảm theo. Ví dụ, ở nhiệt độ dưới -130 độ C, hoạt động tế bào của con người dừng lại. Vì vậy, theo lý thuyết nếu bạn có thể đưa toàn bộ cơ thể con người xuống dưới nhiệt độ đó, thì bạn có thể bảo quản nó vô thời hạn. Nhưng điều khó khăn là thực hiện điều này mà không gây tổn hại cho cơ thể.
Hãy thử đông lạnh một tế bào máu. Thông thường, tế bào này hoạt động bình thường ở nhiệt độ 37 độ C trong dung dịch nước và các chất hòa tan dưới một số điều kiện nhất định. Nhưng khi nhiệt độ xuống dưới điểm đông, nước bên ngoài và bên trong tế bào cứng lại thành các tinh thể băng. Khi này nồng độ nước thay đổi khiến các chất không thể hòa tan dẫn đến một hiện tượng gọi là sốc thẩm thấu. Nếu không có bất kỳ can thiệp nào, hiện tượng này chắc chắn sẽ phá hủy tế bào máu trước khi đạt đến -130 độ.

Để hiểu được những khó khăn trong việc bảo quản đóng băng cơ thể, chúng ta hãy tìm hiểu về lĩnh vực khoa học đông lạnh. Lĩnh vực này nghiên cứu tác động của nhiệt độ thấp lên các sinh vật sống sẽ dẫn đến các chức năng tế bào cũng giảm theo. Ví dụ, ở nhiệt độ dưới -130 độ C, hoạt động tế bào của con người dừng lại. Vì vậy, theo lý thuyết nếu bạn có thể đưa toàn bộ cơ thể con người xuống dưới nhiệt độ đó, thì bạn có thể bảo quản nó vô thời hạn. Nhưng điều khó khăn là thực hiện điều này mà không gây tổn hại cho cơ thể.

Hãy thử đông lạnh một tế bào máu. Thông thường, tế bào này hoạt động bình thường ở nhiệt độ 37 độ C trong dung dịch nước và các chất hòa tan dưới một số điều kiện nhất định. Nhưng khi nhiệt độ xuống dưới điểm đông, nước bên ngoài và bên trong tế bào cứng lại thành các tinh thể băng. Khi này nồng độ nước thay đổi khiến các chất không thể hòa tan dẫn đến một hiện tượng gọi là sốc thẩm thấu. Nếu không có bất kỳ can thiệp nào, hiện tượng này chắc chắn sẽ phá hủy tế bào máu trước khi đạt đến -130 độ.

Không phải tất cả các tế bào đều mong manh như vậy, và nhiều loài động vật đã tiến hóa để sống sót trong điều kiện cực đoan. Một số loài cá chịu lạnh có thể tổng hợp các protein chống đông để ngăn chặn sự hình thành tinh thể băng khi nhiệt độ xuống < 0 độ C. Và những con ếch chịu lạnh sử dụng các chất đặc biệt để bảo vệ và sống sót khi hơn 70% nước trong cơ thể chúng bị đóng băng.
Thông qua nghiên cứu về các thích ứng của những loài động vật này, các nhà khoa học đã phát triển các công nghệ bảo quản đáng kinh ngạc, một số công nghệ đã được áp dụng trong lĩnh vực y học. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng cải tiến để kiểm soát tốt hơn các vấn đề khi các tế bào đóng băng. Nhiều nhà khoa học đang cố gắng giải quyết vấn đề này bằng một phương pháp gọi là thủy tinh hóa. Kỹ thuật này sử dụng các chất hóa học được biết đến với tên gọi là chất bảo vệ đông để ngăn băng hình thành.

Phương pháp thủy tinh hóa là hình thức lý tưởng để đóng băng cơ thể, giúp bảo quản các cơ quan và mô tế bào đạt chuẩn y khoa. Nhưng nó rất khó thực hiện. Chất bảo vệ đông có thể gây độc hại khi được sử dụng với quy mô lớn, bên cạnh đó, việc ngăn chặn sự hình thành băng yêu cầu quá trình giảm nhiệt độ nhanh chóng và đồng đều trong toàn bộ cơ thể. Điều này tương đối dễ dàng đối với các tế bào đơn lẻ hoặc mảnh mô tế bào nhỏ, nhưng khi đối với vật thể lớn hơn, phức tạp và chứa nhiều nước hơn, việc ngăn chặn sự hình thành băng trở nên khó khăn hơn.
Và ngay cả khi chúng ta có thể thủy tinh hóa thành công trên vật thể sống phức tạp, chúng ta chỉ mới đi được một nửa chặn đường. Để hồi phục sau quá trình thủy tinh hóa, vật thể sống cũng cần được làm nóng đồng đều nhằm ngăn chặn sự hình thành băng, hoặc tệ hơn là sự nứt gãy. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã có thể thủy tinh hóa và phục hồi lại các cấu trúc nhỏ như mạch máu, van tim và giác mạc. Nhưng chưa thể thực hiện vật thể có kích thước và mức độ phức tạp tương đương cơ thể con người.

Vì vậy, nếu công nghệ hiện nay còn không thể đóng băng cơ thể một người, thì có nghĩa là Bedford và những người bị đóng băng cùng với anh ta đã …. thật đáng tiếc. Những công ty rêu rao về phương pháp đóng băng cơ thể hiện tại chỉ là lừa bịp, phản khoa học, những công nghệ nửa với này sẽ gây tổn hại không thể sửa chữa cho các tế bào, mô và cơ quan của cơ thể. Và một sự thật khác là ngay cả khi các nhà khoa học có thể hồi sinh người thông qua công nghệ đóng băng cơ thể, thì cũng khó được chấp nhận vì có thể sẽ vi phạm một tổ hợp các quy định về đạo đức, pháp lý và xã hội.
Quảng cáo