TTBC2024

TTBC2024


[Có thể bạn chưa biết] Ráy tai thực chất là gì? Có nên loại bỏ chúng không?

BaroTo
1/11/2024 16:48Phản hồi: 52
[Có thể bạn chưa biết] Ráy tai thực chất là gì? Có nên loại bỏ chúng không?
Khi các nhà khảo cổ nghiên cứu một di tích Sumer cổ đại gần 5.000 năm tuổi, họ đã phát hiện ra những bộ dụng cụ vệ sinh cá nhân, bao gồm các dụng cụ nhọn, nhíp và thìa lấy ráy tai. Thực tế, các dụng cụ vệ sinh cá nhân này, bao gồm cả dụng cụ lấy ráy tai, đã xuất hiện tại nhiều địa điểm khảo cổ khác nhau, chứng tỏ việc làm sạch ráy tai là một thói quen vệ sinh phổ biến có từ lâu đời. Vậy ráy tai là gì? Và liệu việc loại bỏ chúng có thực sự tốt không?
giphy (18).gif

Chúng ta không phải là sinh vật duy nhất có ráy tai. Các loài động vật có vú khác kể cả loài cá voi sống dưới nước cũng có ráy tai. Ráy tai hình thành trong ống tai ngoài của chúng ta. Tại đây, các tế bào da bong ra và trộn lẫn với các chất khác, bao gồm cả mồ hôi. Tuy nhiên, mồ hôi bên trong tai không có chức năng làm mát như loại mồ hôi từ các tuyến mồ hôi trên cơ thể. Thay vào đó, chúng đến từ các tuyến Apocrine có nhiều dầu hơn. Da chết và mồ hôi dầu kết hợp với bã nhờn hình thành ráy tai.
giphy (19).gif

Ráy tai có thể khác nhau về mùi, màu sắc và độ đặc. Một số loại thì khô và dễ bong, trong khi một số loại khác lại dính và nhớt. Bộ gen sẽ quyết định loại ráy tai mà bạn có bằng cách tác động đến lượng chất béo mà các tuyến mồ hôi Apocrine trong tai tiết ra. Loại ráy tai của một người có thể liên quan đến nguồn gốc di truyền của họ. Ví dụ, ráy tai khô phổ biến hơn ở những người có nguồn gốc Đông Á, trong khi những người có nguồn gốc châu Phi và châu Âu thường có ráy tai ướt hơn.

Vậy tại sao lại có ráy tai? Ráy tai hoạt động như một chất bôi trơn, ngăn ngừa sự khô và ngứa trong tai. Chúng giúp giữ lại bụi bẩn và vi khuẩn, tạo thành một hàng rào vật lý bảo vệ cho da ống tai. Hơn nữa, chúng còn là một hàng rào phòng thủ chủ động, các nhà nghiên cứu đã xác định được một số loại protein trong ráy tai có khả năng chống lại nhiễm trùng vi khuẩn.

giphy (20).gif

Thông thường, cơ thể cũng có cách riêng để tự loại bỏ ráy tai. Khi các tế bào da mới hình thành và phát triển ở trung tâm màng nhĩ, chúng đẩy các tế bào cũ về phía lỗ tai, tạo ra một “băng chuyền”. Mỗi ngày, da bên trong ống tai di chuyển ra ngoài khoảng 100 micromet. Cuối cùng, quá trình này sẽ đẩy ráy tai ra khỏi tai bạn.
giphy (22).gif

Trong khi đó, việc dùng các vật dụng để lấy ráy tai có thể làm tình hình tồi tệ hơn. Khi bạn lấy ra được một ít ráy tai, bạn có thể đã đẩy nhiều ráy tai hơn vào bên trong. Hơn nữa, việc này có thể làm xước da ống tai, làm gián đoạn hàng rào tự nhiên chống lại nhiễm trùng. Việc lấy ráy tai quá sâu cũng có nguy cơ làm thủng màng nhĩ, gây tổn hại lâu dài và mất thính lực.
giphy (21).gif

Một số dịch vụ hứa hẹn sẽ làm sạch ráy tai cần tránh như "đốt nến tai" liên quan đến việc sử dụng một cây nến rỗng được thắp sáng và đặt lên ống tai. Người ta cho rằng điều này tạo ra đủ dòng không khí để kéo ráy tai ra ngoài. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết lượng áp suất tạo ra là rất nhỏ và những gì thấy được sau khi kết thúc thường chỉ là bụi bẩn từ chính cây nến chứ không phải là ráy tai được lấy ra. Thực tế, phương pháp này có thể gây tổn thương và để lại bụi bẩn trong tai.
giphy (23).gif

Tuy nhiên, một số người có xu hướng tích tụ ráy tai nhiều hơn và có thể thấy vấn đề này trở nên nghiêm trọng hơn theo độ tuổi. Việc tích tụ ráy tai có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến thính lực và đương nhiên những lúc đó cần được can thiệp bằng những cách an toàn. Thuốc nhỏ tai không kê đơn giúp làm mềm ráy tai để chúng có thể tự thoát ra. Hoặc các dịch vụ y tế có những phương pháp đã được thử nghiệm để nhẹ nhàng làm sạch tắc nghẽn một cách an toàn. Ngoài ra, để ngăn ngừa việc tích tụ ráy tai, các bác sĩ khuyên nên vệ sinh nhẹ nhàng bên ngoài ống tai bằng khăn ẩm và không nên sử dụng tai nghe nhét tai quá nhiều.

Nguồn: TED-Ed
52 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Lâu rồi không đi cạo lông dái lỗ tai nữa
@xecatang Bài này chắc dịch từ nước ngoài, VN mình làm gì có kiểu lấy ráy tai bằng đốt nến. Nếu lấy ráy tai ở tiệm mà tự trang bị cây lấy ráy của mình thì vừa sạch mà còn vừa phê.
Mình ráy tai ướt do khi tắm nước hay chảy vào. Ngày nào cũng phải ngoáy để thấm, cứ như sau đi bơi vậy đó.
@zeroabs Y chang mình, lúc nào cũng ướt khá khó chịu 🙄
@zeroabs tôi cứ nước vào là viêm, nên tắm phải lựa lém, lỡ vào ít lấymáy sấy tóc khò tý là ok, còn vào nhiều như kiểu đi bơi nên xài cồn boric rửa ấy khá ok. chứ tôi mà ngoáy bông phát y rằng viêm
@ĐăngEl.Nino So ống tai của vợ thì thấy nó dốc ra, nên tắm không bị nước vào. Mình thì ngược lại.
Không xài tai nghe inear được luôn.
Lâu lâu lấy ráy tai thì phê thôi rồi 😀
@Scopter Thành +100
Tao nghĩ đây là hành vi tự sướng an toàn nhất vũ trụ.
người làm tóc tai cho tui có nghệ thuật lấy ráy đã lắm ,ổng tách toàn bộ da ống tai bị chết ra cùng ráy tai nghe cái rột ra nguyên mảng ống tai to tướng đã vô cùng ....
@anhcom67 đúng rồi, lấy ráy tai cũng phải có nghệ thuật nữa. Nhiều chỗ cứ lấy từng chút nhỏ chả đã ngứa gì cả
@lockhomes ông này dùng đồ tách từng lớp da quanh vành tai gần màng nhỉ ,và gắp ra nguyên ống tai cả lớp da ..Mấy ẻm nữ chỉ biết dùng móc tai kéo cò cưa
lấy ráy tai đã lắm, mấy e đè ngộp thở muốn chết luôn 😃
@tourist123 lấy ráy tai kiêm thêm lấy nước miếng hả bồ ken
@tourist123 ngồi bên trái lấy ráy tai bên phải ah bác
@msbn ghét lắm. nói mãi mà e nó vẫn làm thế
@tourist123 sao bác ko giúp em ấy
Ra ngoài tiệm làm thấy dơ dơ sao ấy
@kulele mấy trăm khách quen chung 1 dụng cụ mà
@quangkhang1751980 Rồi nó xài chung 1 cái khăn vải để lau cây dấy tai nữa. Tởm
trước khi đọc bài viết, vẫn lấy ráy tai
sau khi đọc bài viết, vẫn lất ráy tai
nghiên cứu nhiều năm mình phát hiện là cái gì hình lỗ, ngoáy vào đều thích cả
@nam_mo_a_di_da_phat Là cái lỗ thích chứ cái cây thì ko chắc 😆
Mình hay đi đứng bên phải lấy ráy tai bên trái 30p - phê.
Có khá nhiều TH ráy tai chỗ nhiều người qua lại rồi vô tình va quẹt thủng màng nhĩ, chưa nói bị nhiễm khuẩn dụng cụ
Mua chai xisat màu xanh dương xịt vào tai nó tan từ từ. Phê nữa :v
Đợi nó tự đẩy ra chắc ngứa chết
Có đúng là cơ thể tự đào thải ráy tai không nhỉ? Nghe ảo tung chảo.
@maicasio Có bằng niềm tin ấy
@kulele Đúng nha bác,với cơ địa người ráy tai mềm,ko nhiều ráy thì cơ thể đẩy ra dễ lắm,như mình đây,vài bữa lại lấy khăn lau vệ sinh ngoài ống tai thì sẽ thấy 1 lớp sáp mỏng trên khăn,nó là ráy tai được cơ thể đẩy ra qua hoạt động nhai hàng ngày ấy,mình 40 tuổi chưa bao giờ lấy ráy tai và cũng ko có ráy tai trong tai,ống tai rất sạch chắc do cơ địa ráy mình nó mềm dễ tự đẩy ra
@maicasio có đó bạn, khi nhai ấy thỉnh thoảng rơi ra là bình thường, mà tùy cơ địa ráy tai khô hay ướt, khô quá hay ướt quá nó đều không tự rơi ra được.
1 tháng đi 1 lần ra mấy em lấy rất nhẹ và em sạch nữa,lấy xong bo 30k em tai ngay😂
Tháng nào cũng hớt tóc cạo dâu dái lỗ tai hết 2 xệ
Cái bọn Ted này có nhiều thông tin tào lao lắm chứ chẳng phải uy tín gì. Bài báo nội dung vô thưởng vô phạt, tào lao dễ sợ. Vậy nói như nó thì không vệ sinh tai hay sao.
Mình không bị cặn ráy tai nhiều bao giờ, ko bao giờ dùng cái j chọc ngoáy vào. Tắm xong chỉ lấy khăn giấy lau vành tai và chấm nhẹ vào lỗ tai thấm nước dư mà thôi.
Lúc trước đi mua tai nghe nhét vô nghe thử, rút ra ráy tai dính vô tai nghe 😂😂
Đi tiệm nữ làm thích nhất đứng bên này lấy ráy tai bên kia(chống chỉ định thợ hách nôi)

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019