[Có thể bạn chưa biết] Thực vật tự vệ bằng cách nào?

BaroTo
8/4/2019 9:33Phản hồi: 86
[Có thể bạn chưa biết] Thực vật tự vệ bằng cách nào?
Thực vật thường xuyên phải đối mặt với các cuộc tấn công từ nấm, vi khuẩn, côn trùng (rệp, sâu bướm, châu chấu,…) và động vật ăn thực vật (gấu trúc, voi,…). Tất cả đều xem thực vật là một nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng.

giphy.gif

Đầu tiên là các phương pháp phòng vệ vật lí trên bề mặt. Thân cây thường được bao bọc bởi lớp vỏ chứa nhiều lignin nên thường cứng, rất khó nhai và còn có công dụng ngăn chặn mầm bệnh xuyên qua. Lá được bảo vệ bởi lớp vỏ sáp miễn nhiễm với côn trùng và vi sinh vật.

giphy (1).gif

Tuy bất động nhưng không bất lực, thực vật cũng tự trang bị cho mình hàng loạt các bộ phận có thể gây sát thương như gai, kim, móc để cảnh báo và làm chùn bước và khiến chúng trở nên kém hấp dẫn hơn trong mắt những loài ăn thực vật lớn.

giphy (2).gif

Để xử lý các loài côn trùng nhỏ, một số cây có những kim, móc nhọn và mảnh như lông. Cây đậu thận có các móc nhỏ để đâm vào chân rận và các loài côn trùng khác. Ở một số loài, lông còn có thể phát ra một hợp chất gồm Histamine và các chất độc khác gây ngứa, đau và bỏng khi chạm vào.

giphy (5).gif

Một số loài thực vật khác như rau chân vịt, quả kiwi, dứa, hoa vân anh và cây đại hoàng đều được trang bị vô số kim nhọn li ti gọi là Raphide. Những kim nhọn này có thể gây đau rát với các tổn thương nhỏ trong miệng của động vật khi ăn phải.

giphy3.gif

Cây mắc cỡ có một cơ chế tự vệ đặc biệt khác. Bộ phận nhận tín hiệu vật lý chuyên biệt cảm nhận tiếp xúc và truyền tín hiệu từ phiến lá tới cuống lá làm cho những tế bào cuống lá giải phóng các ion, từ đó khiến các tế bào mất nước, héo đi, đóng lá lại. Cơ chế này khá hữu ích vì hoạt động gấp lá sẽ đuổi côn trùng đi và lá héo trông không hấp dẫn đối với động vật cỡ lớn.

giphy (3).gif

Nếu những phương pháp tự vệ bên ngoài không hiệu quả thì hệ thống miễn dịch của cây sẽ được vận hành. Khi nhận ra sự có mặt của vi khuẩn hoặc côn trùng xâm nhập, hệ miễn dịch sẽ khởi động cơ chế tự vệ. Để tránh mầm bệnh lan truyền vào trong cây, lớp sáp bên ngoài dày lên và màng tế bào trở nên chắc chắn hơn, các khí khổng trên lá đóng lại.

giphy (4).gif

Nếu vi khuẩn tấn công vào một phần của cây, những tế bào ở đó sẽ tự huỷ để tránh lây lan mầm bệnh, đồng thời những hợp chất độc cũng được tạo ra để loại bỏ kẻ xâm nhập.

giphy (7).gif

Ngoài ra, khi một bộ phận bị tấn công có thể báo hiệu cho các vùng khác bằng hormon và các tín hiệu điện, khi nhận được những tín hiệu này các phần khác của cây sẽ tăng tiết các hợp chất phòng vệ. Nhưng chưa hết, chúng thậm chí còn có khả năng phát ra những hợp chất cảnh báo các cây gần đó để có thể tự tiết chất chống côn trùng sớm hơn.

Quảng cáo



giphy (6).gif

Một số cây còn có thể gọi đồng minh để tạo ra để xua đuổi những kẻ tấn công. Cây bông khi bị tấn công bởi sâu bướm sẽ tiết ra hợp chất đặc biệt vào không khí, hợp chất này thu hút ong ký sinh đẻ trứng vào sâu bướm.

giphy8.gif

Không như động vật sử dụng răng và móng để đánh bại kẻ thù, thực vật sở hữu các vũ khí lợi hại, hoá chất dồi dào, cảnh báo từ hàng xóm và hợp tác khác loài, thấy hiền hiền thế thôi chứ không phải lúc nào cũng dễ xơi đâu!

Nguồn: TED-Ed
86 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

thuyết tiến hóa Darwin
phagioi
ĐẠI BÀNG
5 năm
@vinhphucng25 Tôi dẫn chứng sự thật thì các ông lại không dám đối diện. Tôi nói là để các ông hiểu mọi loài, động vật hay thực vật...đều có chung nguồn gốc tối cổ. Tiến hóa là thực tế mà con người cần phải hiểu, chứ không cần phải tin. Tôi có cuồng tín đếch đâu mà phải "phúc cho ai không thấy mà tin"? Tin kiểu đấy thì tôi đưa ông cái chất bã gì và bảo là thuốc tiên, thì ông cũng nuốt luôn à? Đừng hỏi tôi "sao lại là thuốc tiên", vì phúc cho ai không thấy mà tin, cứ nhắm mắt mà nuốt đi. Level hiểu biết của các ông được cỡ nào thì những người như tôi đây thừa sức hiểu. Tôi không rảnh đôi co nhiều đâu, nên không thèm phí calo với những kẻ mê muội cuồng tín.
Fake.Mem
TÍCH CỰC
5 năm
@bestboy2142 Đọc cho kỹ. Darwin thừa nhận sai. Có phản biện gì không?
Bài báo của bạn nào trên kia dẫn nguồn có kết luận về cái gì?
"Đột biến phù hợp với môi trường" cũng ko thể kết luận là tiến hoá. Cũng giống như có thằng da vàng, da trắng, mắt đen mắt xanh để phù hợp với môi trường thì có ai kết luận là tiến hoá không?
phagioi
ĐẠI BÀNG
5 năm
@vinhphucng25 Khi không hiểu gì về tiến hóa, thì bỏ thời gian ra mà tìm hiểu một cách đúng đắn về nó. Không đủ khả năng hiểu nó thì là lỗi ở ông, chứ đừng vì ông không hiểu mà ông bảo nó sai.

https://www.ted.com/talks/prosanta_chakrabarty_four_billion_years_of_evolution_in_six_minutes/transcript?language=vi#t-329654
@phagioi haiz, mọi người có ai nói là đều tin vào chúa đã tạo ra con người đâu mà bạn cứ mắng mọi ng cuồng tín thế :p. mình ko học chuyên sinh nên vấn đề này mình ko hiểu kỹ, nhưng đúng là có những luận điểm về khoa học ấy phản đối hoặc nhẹ nhàng hơn là chỉ ra vài vấn đề trong thuyết tiến hóa, bạn tham khảo thử Menden và những thí nghiệm của ông xem 😁. Còn theo mình thì việc cứ tranh cãi thuyết tiến hóa đúng hay sai ý nó cũng khá giống hồi tranh cãi về thuyết nhật tâm ấy bạn, kiểu nhà thờ cũng nói là chắc chắn là mặt trời xoay quanh trái đất ý. Ngoài ra bạn đưa link TED mình cũng đưa được link NatGeo nè, nhưng mình ko cuồng tín, mình thấy 1 vđề khoa học và tò mò tìm hiểu, ko dám chắc chắn. Mình sẽ tìm hiểu vì sau nó đc khẳng định là đúng, còn bạn sẽ tìm hiểu sao lại có ng nói nó sai (khía cạnh khoa học) ;) https://www.nationalgeographic.com/science/2018/09/darwin-evolution-crispr-microbiome-bacteria-news/
Lá vẫn cứ sâu thôi
@cuong_pham 208 Chẳng qua là sâu nó cũng tiến hóa thôi. 😁 Chờ cây tiến hóa thêm mới trị được bọn sâu bây giờ. :D Lúc đó sâu lại phải tiến hóa tiếp để trị được cây mai sau. .... .v.v... Như cảnh sát vs tội phạm, phầm mềm diệt virus và virus vậy. :D
Thường cái j càng chống cự thì khi thưởng thức càng ngon .., ví dụ ăn ghẹ tươi sống luôn ngon hơn là làm sẵn 😁
tg791147
TÍCH CỰC
5 năm
@Bão Sài Gòn Bạn cứ đi hờ ấp dờ iêm con người ta đi, chắc ngon lắm😃
Cơ chế hiệu quả quá, thành ra một cây bị bệnh cả vườn bị bệnh, nông dân thất thu 😁
@sunsetvn Bạn có nhìn thấy cái emoji mặt cười cuối bài post ko?
@hakuruno Giờ mới biết đây là mặt cười 😁 chứ không phải đây 😃
@NicholasRobinson Ờ vậy chắc mặt đó là khóc. Còn ráng cãi. Quỳ.
sunsetvn
ĐẠI BÀNG
5 năm
@hakuruno Okie, tớ sẽ rút kinh nghiệm để sau thấy bạn dẫn emoji 😁 thì hiểu là là: "Tôi đang nói đùa đấy!" kaka
neoline
ĐẠI BÀNG
5 năm
Mấy bác nông dân hay trồng rau trên mạng nên đọc bài này.
Rừng tiến hóa chống chặt thì hay nhỉ.
@mrcuongth Life finds a way
life.jpg
@cosmos47 Tốc độ chặt nhanh quá thôi. Vì tiến hóa cần cả triệu năm. 😁 mà có tiến hóa vỏ gỗ cứng như đá thì con người vẫn chặt được. Vì đá hay thậm chí kim cương con người vẫn xử được tuốt. :D
vinhan73
TÍCH CỰC
5 năm
@maithang215 chắc phải tiến hoá thành chiếc điện thoại luôn để tự gọi cho cán bộ kiểm lâm tới !!
Thế mad ăn chay lại xử chúng nó đấy 😆)))))
Fake.Mem
TÍCH CỰC
5 năm
@Hybrid Gs Ăn chay khác với ăn tạp
fdtre
TÍCH CỰC
5 năm
tự vệ bằng cách biến thành shit và thoát được ra ngoài .
@fdtre Có cách đó đấy. Nếu bạn xem nhiều phim khoa học sẽ thấy có loài chấp nhận bị ăn và hạt của chúng thì ko bị tiêu hóa. Sau đó theo đường shit ra ngoài vãi khắp nơi. Do đó chúng ko bị tuyệt chủng vì bị ăn mà ngược lại còn được gieo trồng khắp nơi + thêm phân bón chỗ gieo trồng đó. :3
sunsetvn
ĐẠI BÀNG
5 năm
@maithang215 Chuẩn bạn. Nhiều loại tận dụng cách phát tán là ẩn nấp những hạt cứng bên trong 1 trái chín thơm hấp dẫn cháo mời động vật ăn vào. Sau đó phân của chúng sẽ dào thải ra kèm theo những hạt cứng không bị tiêu hóa. Vô tình thì phân lại là nguồn cung cấp dinh dưỡng trong quá trình sinh trưởng của những cây non mọc lên từ những hạt cứng đó.
fdtre
TÍCH CỰC
5 năm
@maithang215 cùng ý kiến mà không like nữa !!!
Hèn j mỗi lần mấy em massa đụng zo là của em nó sửng cồ lên để chống lại 😆
vunt
TÍCH CỰC
5 năm
Sao vẫn phải bơm thuốc trừ sâu, trừ nấm... nhỉ 😁
hacrot3000
TÍCH CỰC
5 năm
@vunt Để sản phẩm đẹp hơn và năng suất cao hơn nhằm giảm giá thành sản xuất rồi từ đó thu nhiều tiền hơn do người Việt ham rẻ - đẹp.
Cho nên cùng giống dưa nhưng trồng theo quy trình của Nhật thì giá 6.000.000/kg, trồng theo quy trình của Việt thì giá 200.000/kg
tiêu đề làm mình nhớ tới cây mắc cở... 😆
Ai biết ý đồ của chú Khỉ này là gì không?
4614872_Cover_plant-Khi.png
Để loài ng ko ăn mình, rau diếp cá tiết ra chất tanh tanh giống như mùi vị của loài cá nhằm giảm bớt tính tham ăn của con người không ngờ kết quả là làm cho con người càng thích ăn hơn.Đắng lòng cho diếp cá!
thangchimse
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Nguoinhaque002 Làm con người thích ăn hơn là 1 cơ chế tự bảo vệ cực kì hiệu quả, thứ nhất là con người sẽ giành ăn với tụi sâu, bảo kê cho cây trồng, và thứ 2 là con người luôn gieo trồng giống ngon. Chứ ko như sâu bệnh chỉ biết phá. 😁
thangchimse
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Nguoinhaque002 Con người thích ăn thì chắc chắn sẽ gieo trồng lứa tiếp theo, vậy được con người gieo trồng là sinh tồn thành công rồi.
Hay ghê
Rất hay
Côn trùng, sâu bộ gặp cây ăn thịt là tiêu.

thực vật tự bảo vệ mình trước con người bằng cách nào? o_O
haohung3010
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Thắng United nấm hay trái cây có độc là cách tự vệ của thực vật đó bạn. Chỉ là con người với trí thông minh nên có khả năng vượt qua hết mấy cách thức tự vệ đó.
thangchimse
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Thắng United Chắc là lợi dụng con người để tăng năng suất, cây phải cố gắng ra trái ngọt để được con người lựa chọn và gieo trồng. Thay vì xua đuổi con người thì thu hút con người, con người không bao giờ bỏ qua cây nào trái ngon mà không gieo trồng đợt tiếp theo đâu 😁
@haohung3010 chắc đó chỉ là 1 phần của thực vật, chứ rừng thì tự bảo vệ mình thế nào đối với lâm tặc được bây giờ? o_O
thangchimse
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Thắng United Uh, đối với lâm tặc thì chịu thua.
kingofpain
TÍCH CỰC
5 năm
hội người ăn chay không thích video này

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019