Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


[Có thể bạn chưa biết] Tìm hiểu về các phương pháp gây mê

BaroTo
16/7/2020 5:19Phản hồi: 102
[Có thể bạn chưa biết] Tìm hiểu về các phương pháp gây mê
Trước ca phẫu thuật, bạn nhớ mình đang đếm ngược, 10... 9... 8... 7… 6… và rồi thức dậy, ca phẫu thuật đã xong trước khi bạn đếm đến 5. Có vẻ như bạn vừa ngủ quên, nhưng thực ra không phải thế, bạn bị gây mê và quá trình này phức tạp hơn ngủ nhiều, khi đó, bạn bị mất ý thức, không thể cử động, không đau đớn và không nhớ bất cứ điều gì. Nếu không có phương pháp gây mê, rất nhiều ca phẫu thuật sẽ rất đau đớn khi thực hiện.

1.gif

Những loại thuốc gây mê nguyên thủy được nhắc đến trong các tài liệu y học cổ từ Ai Cập, Châu Á và Trung Đông với nguyên liệu chính từ cây thuốc phiện và rượu. Ngày nay, bác sĩ gây mê dùng 3 phương pháp chính đó là gây tê cục bộ, gây mê dạng hít và gây mê bằng cách tiêm tĩnh mạch, tùy vào yêu cầu của cuộc phẫu thuật.

Gây tê cục bộ


Gây tê cục bộ ngăn chặn cơn đau đớn từ một phần cụ thể của cơ thể truyền đến não bộ. Cơn đau được truyền đến hệ thần kinh nhờ vào các tín hiệu xung điện. Gây tê cục bộ hoạt động bằng cách kết hợp với protein ở màng tế bào của nơ-ron thần kinh để ngăn chặn các tín hiệu điện. Một hợp chất được dùng thường xuyên như một chất gây tê là cocaine, ngoài ra còn rất nhiều chất gây tê cục bộ phổ biến khác có một cấu trúc hóa học và hoạt động theo cách tương tự.

2.gif

Gây mê dạng hít


Nhưng với nhiều cuộc phẫu thuật phức tạp, bác sĩ cần tác động lên toàn bộ hệ thống thần kinh để bạn mất đi ý thức. Đó là điều mà chất gây mê dạng hít làm được, trong y học phương Tây, Diethyl Ether được xem là chất gây mê dạng hít đầu tiên. Nó được biết như thuốc giải khuây, cho tới khi các bác sĩ nhận ra rằng nhiều người không chú ý tới những vết thương khi họ dùng thuốc.

3.gif

Những năm 1840, Diethyl Ether được dùng gây mê bệnh nhân trong khi nhổ răng hay phẫu thuật. Một loại khác là Oxit nitrơ thông dụng hơn vào những thập kỷ sau đó và vẫn còn dùng đến tận bây giờ, mặc dù những dẫn xuất từ Ether, như chất sevoflurane thì phổ biến hơn.

Gây mê bằng cách tiêm tĩnh mạch


Gây mê bằng cách tiêm tĩnh mạch được phát triển vào những năm 1870. Chất được tiêm vào tĩnh mạch bao gồm Propofol làm giảm nhận thức và Opioids để giảm đau. Chất gây mê này hoạt động bằng cách ảnh hưởng những tín hiệu điện trong hệ thống thần kinh.

4.gif
Bình thường tín hiệu não như một bản hợp xướng lộn xộn bởi vì những bộ phận khác nhau giao tiếp với nhau, sự kết nối đó làm bạn có ý thức. Nhưng khi bị gây mê, những tín hiệu đó sẽ không còn lộn xộn nữa, có nghĩa là những vùng khác nhau ở não bộ không kết nối với nhau nữa. Ta chưa thực sự hiểu rõ những gì xảy ra trong não nhưng có thể hình dung một cách đơn giản là chất gây mê kết hợp với GABA-A ở nơ ron thần kinh não bộ, tích trữ lại các electron trong tế bào, các electron này ngăn chặn việc truyền các tín hiệu điện.

Tác dụng phụ của chất gây mê

Quảng cáo


Hầu hết chất gây mê không chỉ hoạt động trên hệ thống thần kinh mà còn ảnh hưởng đến tim, phổi hay các cơ quan quan trọng khác, gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Nên bác sĩ gây mê cần phải pha thuốc đúng liều lượng để gây mê toàn diện, trong khi theo dõi cẩn thận phản ứng bệnh nhân để có những biện pháp ứng phó khi cần thiết.

5.gif

Gây mê tuy phức tạp nhưng là một bước tiến lớn trong y học, nhờ nó mà bác sĩ phẫu thuật có thể thực hiện các ca mổ phức tạp như ghép nội tạng. Mỗi năm, kĩ thuật gây mê mới lại phát triển để chắc rằng sẽ có nhiều bệnh nhân nữa sống sót qua những cuộc phẫu thuật đau đớn.

Nguồn: TED-Ed
102 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

vythanh
CAO CẤP
4 năm
Gây mê thì phải đi kèm với hồi sức. Gây mê mà không hồi tỉnh được thì có mà tèo.
@vythanh chuẩn đấy bác, có nh ca, gây mê xog, k hồi tỉnh đc 😃 đó là 1 điều đáng tiếc.
Gây mê bằng khí tác dụng cực nhanh luôn!!!
@hemilo Bằng khí hay bằng tiêm tĩnh mạch đều nhanh
vanbien86
ĐẠI BÀNG
4 năm
@lamquangminh Tiêm TM cũng nhanh, chắc chỉ kịp đếm đến 8
lolzland
ĐẠI BÀNG
4 năm
@hemilo Mình đã "được sử dụng" cả 2 phương pháp. Và pp nào cũng ảnh hưởng tới não bộ, sự tập trung của mình về sau này.
Kent Light
TÍCH CỰC
4 năm
@lolzland Bạn uóng hoạt huyết dưỡng não kèm theo các bạn tập cho trí óc thì có thể bình phục hoàn toàn nhé. Chúc bạn thành công
@vanbien86 Tiêm tĩnh mạch chắc đô nhẹ hơn, tại vì mình nhớ được tới khúc rút ống nước, bơm vào, rồi cảm thấy người lâng lâng mắt lơ mơ rồi ngủ dần, trong lúc phẩu thuật mình nằm mơ thấy nó thọc thọc vào cơ thể mình luôn
Còn khí thì thua ko nhớ gì hết, chỉ nhớ được tới khúc đẩy giường vô phòng, còn lại quên hết ...
toolkit
CAO CẤP
4 năm
các chất hóa học gây mê hữu ích trong y học nhưng cũng bị nhiều đối tượng lạm dụng để làm việc bất chính
Nhớ lần đi nội soi gây mê. Vào phòng bác sĩ gắn đo nhịp tim, huyết áp, dây ô xi vào mũi. Sau đó bắt đầu tiêm, đếm 10,9,8,7,6 xong chỉ biết là tỉnh dậy thì mọi thứ xong hết rồi 😆. Nhớ được đúng đoạn mắt lảo đảo nhìn lên trần @@
lehman1
ĐẠI BÀNG
4 năm
@soulevil có nhầm sỏi bàng qang ko
@soulevil Bác sĩ nói: im đi, tao vừa cắt nhầm rồi, để tao cắt lại cho chuẩn nào.
@adagioleonard Mình nội soi đại tràng lên k có ai giữ hay gì cả.
thiếu rồi, trong phim mình hay thấy gây mê bằng nước uống, khá hiệu quả mà không thấy đề cập.
Kent Light
TÍCH CỰC
4 năm
@caffeinezzZ Đừng bao giờ tin vào phim ảnh
BenGlo
CAO CẤP
4 năm
@caffeinezzZ Hay dùng thuốc mê dạng bột thổi vô phòng rộng 20m2 🤣🤣 đúng là phim,
Muốn gây mê phải là bác sĩ gây mê được đào tạo kỹ lắm mới được phép làm kỹ thuật này. Thông thường theo mình biết thì khi bắt đầu gây mê người ta tiêm thuốc an thần nhẹ như phenobarbital, sau đó tiêm tiếp thuốc mê dạng nhẹ như propofol, sau đó dùng tiếp thuốc gây mê đường khí như các thuốc mê nhóm flurane kết hợp với oxy. Cái này phải tính toán rất cẩn thận và phải theo dõi các chỉ số sinh tồn như huyết áp, nhịp tim, độ bão hòa oxy.vv
longhtd110
ĐẠI BÀNG
4 năm
@nghaimin Có ông dù bị mê nhưng vẫn thấy đau (nửa tỉnh nửa mê) 😂
ZeusFate
TÍCH CỰC
4 năm
@nghaimin Sao ông ko vào viết bài trên trang nhất luôn đi mà để mấy người ko biết gì chỉ google translate là nhanh. Cắt hình từ video đầy đủ ra thì cũng đến ạ
prochang
TÍCH CỰC
4 năm
@ZeusFate Thực ra những bài như này nên có để mọi người biết về kiến thức cơ bản đã rồi tự mà tìm hiểu sâu thêm chứ chuyên gia thì ai rảnh đi viết bài cho ông ngồi đọc. Ông giỏi thì bỏ time ra soạn bài như người ta đi rồi hẵng chê bai.
Có bác nào tĩnh lại một cách mơ hồ trong lúc đang mổ không nhỉ!!!!
thao94
ĐẠI BÀNG
4 năm
@hemilo Nên ở góc phòng mổ lúc nào cũg có cái chày để backup đó bác :v
@thao94 Vào vài lần rồi sao hông thấy nhỡ!!!!
TRK
TÍCH CỰC
4 năm
@thao94 Haha
thao94
ĐẠI BÀNG
4 năm
@hemilo E troll thôi =))
Nằm trên bàn mổ chờ gây mê căng thẳng ghê gớm. Đến khi bs đặt mặt nạ gây mê nội khí quản vào mãi một lúc vẫn nghe tiếng bs nói. Nói chung là một trải nghiệm khó quên
@hoangsytai Sướng zậy!!! Đâu ra!!!
TRK
TÍCH CỰC
4 năm
@hoangsytai Lúc đó là hơi bị. . . Mê!
@TRK Sợ vãi ra bác ơi. Lần đầu tiên em sợ mà đơ cả người rứa đó
@hemilo Đùa vậy chứ hồi đó còn nhỏ mà, mới 14 tuổi. Lúc đó em đau mà họ sợ em quậy nên có mấy cô giữ tay chân ah. Sau ra phòng nằm bị mấy bác chọc mới biết chứ đau thấy mẹ còn biết gì nữa
Hữu ích, đó giờ nghe nói chứ hổng biết gì về vụ này
Còn một dạng gọi là Tiền Mê, được dùng trong tiểu phẩu như nhổ răng. Cái này mình vẫn nhận thức được nhưng trong trạng thái lờ đờ.
@GIOCUONBUIBAY Mình còn chỉ gây tê thôi k nè, gì đâu mà kinh
@liketheblues có lần mấy lần đi mổ mấy cái áp xe với u bã đậu chích thuốc tê thì khỏi nói , có như không có nghĩ lại vẫn thấy kinh haha.
@baby_ghost127 Gây tê là bạn nhỏ ít rồi, với tuỳ độ khó của răng nữa.
@GIOCUONBUIBAY 1 lần 2 cái, răng vuông góc khó nhé
gnud99
ĐẠI BÀNG
4 năm
K có gây mê bằng thôi miên sao? Phương pháp đó mới là hay.
hiencoco
ĐẠI BÀNG
4 năm
Nhớ lúc cắt amidan. Bác sĩ chụp vô đếm 10 9 8 ....khi mở mắt nghe bác sĩ "Cúc cu, Cúc cu...." và đau kinh khủng.
@hiencoco Cũng không đau mấy mà, khoảng vài tiếng sau khi tỉnh thuốc giảm đau mới hết tác dụng mà!!!!
Không ngủ được thì dúng thuốc gây mê để ngủ
Mấy tiết học ný nuận là gây mê tốt nhất. Mấy ông thầy dạy mấy môn đó thì sinh viên cứ đặt là tiến sĩ gây mê =))
Nghe đến mổ là ớn rồi , có khi nào đang mổ mà hết mê chồm dậy ôm bộ lòng chạy khắp bv ko các bác 😔
@Red Apple Nghe như phim kinh dị zậy bác!!!!
W.H.R
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Red Apple Có nhiều trường hợp tỉnh giấc giữa chừng phẫu thuật rồi mà. Tỉ lệ là 1/19,000( 1 trên 19 nghìn, theo NHS Anh ) Tất nhiên không phải lúc nào cũng ôm nội tạng chạy 😅
@Red Apple Đó là em dự phòng thế thôi chứ mở mắt ra thấy phèo phổi lung tung lên thế chắc hôn mê lại luôn
BenGlo
CAO CẤP
4 năm
@Red Apple Hết thuốc mê thì bác sĩ cho hít thêm thể là tạm thời hết đau 🤣
BenGlo
CAO CẤP
4 năm
@Red Apple Với lại khi đang mổ thì bệnh nhân sẽ không nhìn thấy vì có tấm che trước mặt
Có lần phẫu thuật gặp ngày đó nhiều ca mổ với giờ trưa rồi. Mình được gây tê nhưng bác sĩ vội quá hay sao vừa tiêm đã bắt đầu cắt gạch ngay. Lúc đó vẫn cảm nhận được thốn cái nhát đầu tiên (khoảng vài chục % nhưng vẫn thốn).
Nhắc đến gây mê là sợ
Còn 1 loại gây mê nữa là gây mê kiểu tàu, tức là dùng ngón tay đục 1 cái lỗ ở cửa rồi phun khói từ miệng vào qua cái ống, 2phut sau nạn nhân hôn mê.
@Scorpius DLord Lậm phim kiếm hiệp quá nà!!!!

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019