[Có thể bạn chưa biết] Tìm hiểu về sóng thần, cách một trận sóng thần được tạo thành

BaroTo
30/1/2020 12:15Phản hồi: 74
[Có thể bạn chưa biết] Tìm hiểu về sóng thần, cách một trận sóng thần được tạo thành
Năm 479 trước Công Nguyên, khi lính xứ Ba Tư xâm chiếm bao vây thành phố Potidaea của Hy Lạp, thủy triều rút sâu hơn bình thường mở ra một con đường. Cứ tưởng là may mắn nhưng khi chưa kịp vượt qua nửa đường, thì một ngọn sóng cao chưa từng thấy ập đến, dìm chết tất cả kẻ xâm lược. Người dân thành phố Potidaea tin rằng họ được cứu bởi thần Poseidon. Nhưng điều thực sự đã cứu họ chính là hiện tượng thiên nhiên hủy diệt: Sóng Thần.

1.gif
Nguyên nhân tạo nên sóng thần

Về mặt nào đó, sóng thần là phiên bản lớn hơn của những con sóng bình thường. Chúng cũng có hõm sóng và đỉnh sóng và được tạo thành từ những dòng dịch chuyển năng lượng xuyên qua nước. Khác biệt nằm ở nguồn gốc năng lượng tạo ra con sóng. Với những cơn sóng thường, năng lượng đến từ gió, vì gió chỉ ảnh hưởng trên mặt nước nên những ngọn sóng có kích thước và tốc độ giới hạn. Nhưng sóng thần thì khác, do được tạo ra bởi năng lượng dưới mặt biển từ một núi lửa phun trào hay động đất dưới đáy biển khi hai mảng lục địa va chạm với nhau, tống vào đại dương một lượng năng lượng khổng lồ.

2.gif

Năng lượng này đi ngược lên bề mặt biển nâng nước biển lên cao hơn mực nước biển bình thường, nhưng trọng lực kéo mặt nước xuống khiến nguồn năng lượng đó lan tỏa theo chiều ngang. hình thành cơn sóng thần di chuyển với tốc độ hơn 805km/ giờ.


3.gif

Khi ở xa bờ, khó có thể phát hiện ra sóng thần bởi nó di chuyển xuyên qua vùng nước sâu Khi tiến gần đến vùng nước nông, nó gây ra hiện tượng sóng nước nông. Vì có ít nước để năng lượng xuyên qua, lượng năng lượng khổng lồ đó bị nén lại. Tốc độ của cơn sóng chậm lại, và chiều cao của nó tăng lên đến gần 30m. Trước khi chạm bờ trước nước biển sẽ rút xa hơn bình thường, điều này có thể gây ra nhầm lẫn nguy hiểm.

4.gif

Sóng thần không chỉ dìm chết những người trên bãi biển, mà còn san bằng nhà cửa và cây cối trong bán kính hơn 1 km đặc biệt là ở những vùng đất thấp. Chưa hết, khi nước rút đi nó còn kéo theo bất cứ thứ gì, bất cứ ai xui xẻo bị cuốn vào nó. Trận sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004 một trong những hiểm họa thiên nhiên tàn khốc nhất trong lịch sử, đã giết chết hơn 200.000 người dọc Nam Á.

5.gif

Làm thế nào chúng ta có thể bảo vệ mình khỏi sức mạnh hủy diệt của thiên nhiên?


Người ta đã thử ngăn sóng thần bằng tường ngăn nước biển, cổng chắn lũ và kênh rạch Nhưng không phải lúc nào cũng hiệu quả. Năm 2011, một cơn sóng thần đã cuốn sập bức tường ngăn lũ bảo vệ nhà máy hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản gây ra hiểm họa hạt nhân bên cạnh việc cướp đi hơn 18,000 sinh mạng.

6.gif

Các nhà khoa học đã và đang nghiên cứu các thiết bị phát hiện sóng thần và thiết lập mạng lưới thông tin toàn cầu để nhanh chóng phát báo động. Khi thiên nhiên quá hùng mạnh, cách an toàn nhất là di tản.

Nguồn: TED-Ed

Quảng cáo

74 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

p950q
TÍCH CỰC
4 năm
Giờ mới hiểu rõ: 2 lục địa va chạm vào nhau => năng lượng lớn đẩy nước từ dưới đáy lên trên mặt, nước đó bị trọng lực hút lại => nước bị tẳn ra 2 bên => xuất hiện sóng thần tỏa ra mọi hướng.
hieu_david
TÍCH CỰC
4 năm
Đọc mấy lần mới hiểu bác đang tả cảnh tượng sóng thần
ndthuan95
ĐẠI BÀNG
4 năm
@p950q cái hay của nó nữa là sóng chỉ dâng cao khi vào đến gần bờ do năng lượng sóng gặp phải lực cản của đáy biển, nếu có sóng thần thì thậm chí tàu thuyền ở trên biển sâu nơi sóng đi qua sẽ ko bị sao cả, càng vào gần bờ độ sâu nước càng giảm -> càng làm cho nước trồi lên cao -> chiều cao sóng lên cao có thể tới hàng mấy chục mét -> đến độ sâu nước nhất định sóng ko thể giữ được ổn định -> sóng vỡ đổ sập vào bờ
cả bức tường mấy chục mét đổ vào thì ct nào chịu được chứ, kể cả đê biển
@p950q thế mới gọi trong các đại nạn do thiên nhiên gây ra là nhất thủy nhì hỏa mà
@p950q Nếu chỉ 2 mảng lục địa va chạm nhau mà sảy ra sóng thần thì 1 năm ko biết bao nhiêu vụ. Thường thì 2 mảng va chạm nhau 1 mảng trồi lên trên hoặc thấp xuống sẽ tạo ta khoảng hẫng nước. Nước từ mảng cao hơn sẽ dồn về mảng thấp hơn tạo ra sóng thần. Nó ko đơn giản chỉ có sóng bên trên mặt nước mà là toàn bộ thể tích nước phía mảng lục địa cao hơn dồn về phía mảng lục địa thấp hơn.tại vùng độ sâu lớn thì độ cao sóng bằng độ cao của sự chênh lệch đột ngột giữa 2 mảng lục địa. Tuy nhiên càng gần bờ thì càng nông, thể tích nước dồn từ vùng nước sâu lớn đẩy cao mực nước khi vào đất liền.
Sức mạnh của con người chỉ là muỗi so với sức mạnh của thiên nhiên.
đâu chỉ ngón chân, vấp cái mông dzô cục đá cũng đau mà
Japan & Indonesia có lẽ là 2 nước fải đối mặt với sóng thần nhiều nhất trên thế giới, hậu quả thảm khốc thì khỏi nói rồi, ghê người với 5 cơn sóng thần tàn khốc nhất lịch sử ở bên NÀY o_O
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |
utkz2319
TÍCH CỰC
4 năm
@crazysexycool1981 Từ sóng thần trong tiếng Anh -tsunami- và nhiều ngôn ngữ khác được lấy từ tiếng Nhật.
tuxedo198x
TÍCH CỰC
4 năm
@utkz2319 Hồi đọc Đoremon gọi là đại hồng thuỷ 😆
toolkit
CAO CẤP
4 năm
Vậy thì lên núi ở cho an toàn
@toolkit tiếp tới sẽ có 1 bài núi lửa bạn nhé ^^
@BaroTo Tiếc tinte k có nút haha
@BaroTo Động đất nữa Minh Tân 😁
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |
ktstuan83
TÍCH CỰC
4 năm
Giống như khi ta ném một hòn đá xuống nước thì sóng thần là những gợn nước lan tỏa ra sau đó
ktstuan83
TÍCH CỰC
4 năm
@Trọn kalitel Mấy thằng nhóc con ăn nói mất dạy hở tí là bình luận bố láo kiểu như mày có nói đúng đi nữa cũng đéo ai care đâu, biến đi
@Trọn kalitel Ông mới là tào lao, đọc kĩ dùm:

"Về mặt nào đó, sóng thần là phiên bản lớn hơn của những con sóng bình thường. Chúng cũng có hõm sóng và đỉnh sóng và được tạo thành từ những dòng dịch chuyển năng lượng xuyên qua nước. Khác biệt nằm ở nguồn gốc năng lượng tạo ra con sóng"

Bằng chứng là vụ va chạm thiên thạch thời Băng Hà, thiên thạch rơi xuống biển, tạo ra sóng thần khổng lồ.
@Galaxy..Star Ai chả biết sóng thần chính là sóng. Còn sóng thì chưa chắt là sóng thần. Vì sóng thần thật ra là sóng "lớn". Thím trên vd tào lao "ném một hòn đá xuống nước thì sóng thần là những gợn nước lan tỏa ra sau đó" nên tui ghét tui cà khịa kk. Ví dụ thì cho đúng 1 tí lấy ví dụ ngu vãi ra
Quá khủng
Sóng thần năm 2004 cũng khủng khiếp lắm.
kingv9x
TÍCH CỰC
4 năm
Vào TQ quét sạch cúm dùm cái
Kelamtro
TÍCH CỰC
4 năm
@nbqvdp vâng thiên thạch cỡ 1km2 rơi xuống thì chắc châu á chết cháy hết nhỉ 😆
Kelamtro
TÍCH CỰC
4 năm
@A6_YoonA tự nhiên cái bảo ngta tự tử, xàm l thật 😆
Giờ chỉ quan tâm đến Corona thôi, chứ sóng thần thì xa lắm
Top 5
1. Sumatra, Indonesia – 26 December 2004
2. North Pacific Coast, Japan – 11 March 2011
3. Lisbon, Portugal – 1 November 1755
4. Krakatau, Indonesia – 27 August 1883
5. Enshunada Sea, Japan – 20 September 1498
@cosmos47 indo với Nhật mỗi ông 2 cái :|
kub4undre
TÍCH CỰC
4 năm
Cứ tàn phá thiên nhiên rồi đến lúc thiên nhiên nổi giận
@kub4undre cái này không liên quan tới việc tàn phá thiên nhiên. Nó xảy ra do các mảng lục địa va chạm với nhau. Con người không bao giờ có thể ngăn ngừa được.
@kub4undre Chả cần tàn phá, qui luật thiên nhiên biến đổi/thay đổi, trước đây vài ngàn, triệu năm có ai biết tàn phá đâu mà cũng bị trái đất lâu lâu trái đất làm 1 quả reset lại
Nói thế thì hơi phủ bỏ trách nhiệm quá. Đồng ý con người chưa là gì với thiên nhiên. Nhưng việc đào mỏ, khoang vỏ, khai thác dầu, mạch nước ngầm. Nhiêu đó thôi cũng đủ tác động phần nào đến độ ổn định lớp vỏ rồi. Đương nhiên magma là tác nhân chính.

Tác động con người có khi gia tốc cho mấy thiên tai thêm.
congtk6a
ĐẠI BÀNG
4 năm
@kub4undre Lâu lâu nó reset cho hết virut, kkk
@dktran01 riêng cái này con người chịu, có thể điều khiển thời tiết nhưng không thể điều khiển được 1 hành tinh.
sức mạnh quá khủng
Sức tàn phá quá khủng khiếp luôn
Bài viết trực quan khá hay. Thanks Mod
Với Trái Đất thì con người đang như virus ăn tàn phá hại thôi, rồi trái đất cũng sẽ đề kháng để reset cho sạch sẽ
theo bác thì con người ăn tàn phá hoại được gì của trái đất =)) nếu bác là trái đất thì bác sẽ bị cái gì, mình nghĩ là con người chả ảnh hưởng gì tới trái đất cả, ảnh hưởng tới môi trường sống của con người thôi.
zackichun
TÍCH CỰC
4 năm
Chọn lọc tự nhiên đối với con người

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019