Không chỉ có Zephyrus G14 hay Razer Blade 14 cạnh tranh ở phân khúc laptop gaming 14-inch cao cấp, nhiều hãng hiện tại cũng bắt đầu quan tâm đến phân khúc laptop gaming tầm trung, phổ thông với kích thước màn hình vừa đủ nhỏ gọn nhưng vẫn có cấu hình mạnh mẽ, đủ sức chiến các tựa game. Gần đây ASUS ra mắt TUF Gaming A14, một mẫu laptop gaming 14-inch trong tầm giá dưới 30 triệu đồng (mức giá dự đoán).
TUF Gaming A14 là câu trả lời của ASUS với Acer Nitro 14, nhưng A14 có phần nào đó “hiền” hơn Nitro 14 khi mà nó không có nhiều nét gaming bằng, không có LED RGB, không có nhiều nét cắt xẻ mạnh mẽ và hầm hố, bù lại, TUF A14 lại đạt chuẩn Copilot+ với nền tảng AMD Ryzen AI 300 series.
https://storage-tinhte.vncdn.vn/data/attachment-files/vnetwork/2024/06/8359538_c1cb136e25e3796d9876862baaf483f3.jpg
Thiết kế chính là điểm mình thấy thích trên A14, so với A15 hay A16 (kể cả dòng TUF Gaming F15/F16) thì A14 lại gọn gàng hơn, máy cũng nhẹ hơn, cầm nắm thoải mái hơn. Việc màn hình không phải là 15-inch hay 16-inch, ASUS không trang bị bàn phím số cho phiên bản A14.
Ấy vậy mà thiết kế tổng thể của A14 lại đẹp hơn A15 và A16. Chất lượng hoàn thiện của A14 cũng tương tự A15 và A16 hay dòng TUF Gaming F series, dù đây chưa phải là phiên bản chính thức, nhưng mình nghĩ rằng vật liệu hoàn thiện máy sẽ không thay đổi, mặt A bằng kim loại, mặt C và D bằng nhựa Polycarbonate, mặt B (khung viền màn hình) cũng bằng nhựa.
Nhựa nhiều nhưng máy lại khá chắc chắn, cân nặng 1.46kg và đạt độ bền tiêu chuẩn quân đội. TUF Gaming A14 cũng có thể mở bản lề máy lên đến 180 độ. Các chi tiết điểm xuyến của dòng TUF vẫn xuất hiện trên A14 như 4 bóng LED phía sau bản lề để hiển thị thông tin cần thiết về chế độ sạc…v…v
TUF Gaming A14 là câu trả lời của ASUS với Acer Nitro 14, nhưng A14 có phần nào đó “hiền” hơn Nitro 14 khi mà nó không có nhiều nét gaming bằng, không có LED RGB, không có nhiều nét cắt xẻ mạnh mẽ và hầm hố, bù lại, TUF A14 lại đạt chuẩn Copilot+ với nền tảng AMD Ryzen AI 300 series.
https://storage-tinhte.vncdn.vn/data/attachment-files/vnetwork/2024/06/8359538_c1cb136e25e3796d9876862baaf483f3.jpg
Thiết kế chính là điểm mình thấy thích trên A14, so với A15 hay A16 (kể cả dòng TUF Gaming F15/F16) thì A14 lại gọn gàng hơn, máy cũng nhẹ hơn, cầm nắm thoải mái hơn. Việc màn hình không phải là 15-inch hay 16-inch, ASUS không trang bị bàn phím số cho phiên bản A14.

Ấy vậy mà thiết kế tổng thể của A14 lại đẹp hơn A15 và A16. Chất lượng hoàn thiện của A14 cũng tương tự A15 và A16 hay dòng TUF Gaming F series, dù đây chưa phải là phiên bản chính thức, nhưng mình nghĩ rằng vật liệu hoàn thiện máy sẽ không thay đổi, mặt A bằng kim loại, mặt C và D bằng nhựa Polycarbonate, mặt B (khung viền màn hình) cũng bằng nhựa.

Nhựa nhiều nhưng máy lại khá chắc chắn, cân nặng 1.46kg và đạt độ bền tiêu chuẩn quân đội. TUF Gaming A14 cũng có thể mở bản lề máy lên đến 180 độ. Các chi tiết điểm xuyến của dòng TUF vẫn xuất hiện trên A14 như 4 bóng LED phía sau bản lề để hiển thị thông tin cần thiết về chế độ sạc…v…v


Bàn phím chỉ có LED trắng, cảm giác gõ vẫn ổn như những dòng laptop TUF trước đây, không có gì thay đổi, touchpad thì cho cảm giác nhấn nhẹ nhàng, tracking ổn.

Về màn hình, TUF Gaming A14 trang bị tấm nền IPS 14-inch, độ phân giải 2.5K (2560 x 1600 pixels), tốc độ làm tươi 165Hz, thời gian phản hồi 3ms, độ phủ màu sRGB 100%, đây là các thông số cách đây 3-4 năm thì chắc chắn nó sẽ nằm ở phân khúc cao cấp hoặc cận cao cấp, bây giờ thì những mẫu laptop tầm trung, phổ thông cũng đã tiếp cận được.

Cấu hình của TUF Gaming A14 có rất nhiều tuỳ chọn, từ AMD Ryzen 8000 series “Hawk Point” cho đến thế hệ AMD Ryzen AI 300 series mới nhất. Sự khác biệt chính giữa hai thế hệ APU của AMD là nhân NPU XDNA 2 mang lại sức mạnh xử lý lên đến 50 TOPS, trong khi phiên bản Hawk Point chỉ là 16 TOPS cho NPU. Tuỳ chọn GPU tối đa của TUF Gaming A14 là RTX 4060.

TUF Gaming A14 có đến 2 khe M.2 2280 để người dùng có thể nâng cấp bộ nhớ lưu trữ sau này (tối đa 4TB PCIe Gen 4x2), RAM nâng cấp tối đa 32GB nhưng là on board, người dùng cần chọn trước 16GB (28GB) hoặc 32GB (216GB), đều là các tuỳ chọn RAM LPDDR5-7500.

Ở chế độ Turbo Mode, TUF Gaming A14 có thể “ngốn” đến 110W, vì vậy ASUS trang bị một hệ thống tản nhiệt có thể đủ để đáp ứng được mức nhiệt lượng mà máy toả ra (trên lý thuyết). Hệ thống tản nhiệt của A14 được trang bị hai quạt 0.1mm 89 cánh, phần bàn phím được thiết kế lại để luồng gió di chuyển tốt hơn, hiệu quả hơn khi tản nhiệt cho VRM và bộ nhớ.

Hai quạt và 3 ống đồng mình nghĩ đủ ổn để gánh Ryzen AI 9 HX 370, bởi bản thân mẫu APU này có TDP khoảng 65W, đây vẫn là con APU dành cho laptop, AMD thì lại có xu hướng tối ưu chip của họ với nhiệt độ tốt hơn.



TUF Gaming A14 cũng có chế độ 0dB, tức là sẽ hoạt động yên tĩnh ở chế độ silent mode, tránh những trường hợp đang sử dụng mà quạt tản nhiệt của máy đột nhiên quay với tốc độ cao gây ra tiếng ồn lớn.

Quảng cáo
Các tiện ích khác của TUF Gaming A14 có thể kể đến:
- webcam 1080p + cảm biến IR mở kháo bằng khuôn mặt qua Windows Hello.
- Hỗ trợ Wi-Fi 6E.
- Hỗ trợ sạc 100W qua cổng USB-C.
- Hỗ trợ sạc nhanh 50% trong 30 phút.
- Bluetooth 5.3.
- Khử ồn bằng AI hai chiều.
- Nút Copilot để gọi trợ lý AI nhanh hơn.
- Nhiều tính năng AI sẽ được cập nhật vào cuối năm nay với Windows 24H2.
- TUF Gaming A14 sở hữu viên pin 73Whr.