Sau giới nghệ sĩ giải trí, tình trạng nghiện game ở giới trẻ, chính quyền Bắc Kinh đang chuyển sang mục tiêu rà soát lại các bộ phim giải trí. Động thái này được cho là do lo lắng về tác động của nội dung bạo lực đối với trẻ em, dễ khiến những khán giả nhỏ tuổi này hình thành suy nghĩ phạm tội, bắt chước theo. Theo đó, vào cuối ngày thứ sáu vừa qua, Cơ quan quản lý phát thanh truyền hình Trung Quốc đã ra thông báo cấm phim hoạt hình và các chương trình truyền hình dành cho trẻ em, có chứa bất kỳ yếu tố nào đề cập đến bạo lực, máu me, thô tục hoặc khiêu dâm. Nhiều người cho rằng động thái này diễn ra có thể là do các báo cáo, khiếu nại của nhiều phụ huynh về sự ảnh hưởng của phim ảnh có chứa nội dung đen tối bạo lực đến trẻ nhỏ.
Hiệp hội bảo vệ người dùng Giang Tô đã tổng hợp 21 bộ phim có khả năng bị xoá hoàn toàn khỏi các nền tảng bao gồm: Ultraman Tiga, Conan, Peppa Pig, chú gấu Boonie,… Hiệp hội cũng liệt kê 123 cảnh trong 21 bộ phim này đề cập đến những âm mưu đen tối, kinh dị, hồi hộp, kèm theo đó còn dính đến việc chèn nhiều quảng cáo. Điều này đã khiến cộng đồng những người yêu thích thể loại phim hoạt hình ở Trung Quốc đang lo ngại những tác phẩm tuổi thơ của mình rồi sẽ bị “điểm mặt”, đứng trước nguy cơ bị xoá vĩnh viễn.
Ký ức tuổi thơ trước nguy cơ bị xoá sạch

Hiệp hội bảo vệ người dùng Giang Tô đã tổng hợp 21 bộ phim có khả năng bị xoá hoàn toàn khỏi các nền tảng bao gồm: Ultraman Tiga, Conan, Peppa Pig, chú gấu Boonie,… Hiệp hội cũng liệt kê 123 cảnh trong 21 bộ phim này đề cập đến những âm mưu đen tối, kinh dị, hồi hộp, kèm theo đó còn dính đến việc chèn nhiều quảng cáo. Điều này đã khiến cộng đồng những người yêu thích thể loại phim hoạt hình ở Trung Quốc đang lo ngại những tác phẩm tuổi thơ của mình rồi sẽ bị “điểm mặt”, đứng trước nguy cơ bị xoá vĩnh viễn.

Quảng cáo
Ultraman Tiga là một nhân vật cực kỳ nổi tiếng của Nhật Bản, một siêu anh hùng với nhiệm vụ bảo vệ Trái Đất khỏi quái vật và người ngoài hành tinh. Đây là một bộ phim tuổi thơ của rất nhiều người Trung Quốc, và ngay cả đến hiện nay cơn sốt Ultraman tại đất nước tỷ dân này vẫn chưa giảm nhiệt. Thế nhưng bất ngờ vào tối 24/9, thông tin bộ phim hoạt hình Ultraman Tiga bị gỡ khỏi các nền tảng video lớn như Tencent, B Trạm, Bilibili,… đã làm không ít khán giả hoang mang. Chỉ trong một thời gian ngắn, hashtag về việc các bộ phim bị xoá đã đứng vị trí Hotsearch, với lượt xem lên đến hơn 84 triệu lần.

Một người dùng Weibo bình luận: “Nhiều người đã xem Ultraman Tiga từ khi còn nhỏ. Nó không chỉ thể hiện niềm tin vào công lý mà còn là ký ức tuổi thơ của mọi người. Tôi thấy nó chẳng mang lại cho người xem bất kỳ tác động tiêu cực nào.” Một số người còn cho rằng phim ảnh cung cấp thêm về góc nhìn của cuộc sống, một cách tốt để cho trẻ thấy những vấn đề phức tạp trong xã hội. “Thế giới này là đen hay trắng? Nói thêm về bản chất con người không phải là điều tốt hay sao?” Hơn nữa, việc quản lý nội dung trẻ tiếp thu là chuyện của phụ huynh, tại sao lại ảnh hưởng đến những người khác.
Tuy nhiên sau 3 ngày bị gỡ, đến ngày 27/9, bộ phim hoạt hình Ultraman Tiga đã được khôi phục trên các nền tảng xem phim trực tuyến sau khi trải qua kiểm duyệt. Kết quả là số lượng tập phim bị giảm đi đáng kể, có đến 31/52 tập và nhiều cảnh đã bị cắt bỏ khiến mạch phim trở nên rời rạc, khó hiểu.

Dựa trên tiêu chí xét duyệt các yếu tố bạo lực, thô tục trong phim ảnh, nhiều người lo lắng 4 tác phẩm kinh điển được viết từ thế kỷ 14-18 có ảnh hưởng lớn đến văn hoá Trung Quốc cũng sẽ bị ảnh hưởng. Đó là những tác phẩm được xem là kiệt tác trong văn học Trung Quốc đề cập đến những nội dung như nội chiến, sự tham nhũng của chính phủ, các vụ hành quyết, giết người. Chẳng hạn như bộ phim nổi tiếng “Tây Du Ký”.
Hệ luỵ nghiêm trọng từ những bộ phim không phù hợp
Mặc dù vậy, không thể phủ nhận các ảnh hưởng tiêu cực của những bộ phim hoạt hình không phù hợp đến trẻ em. Đặc biệt là hiện nay, trẻ em rất dễ tìm xem phim hoạt hình trên internet, cả những nội dung nên và không nên. Do đó, việc giám sát nội dung mà trẻ xem không chỉ là trách nhiệm của chính phủ, nền tảng mà cả ở những bậc cha mẹ.

Quảng cáo
Nhiều phụ huynh cũng đã bắt gặp con mình có những hành vi mô phỏng lại các nhân vật trong phim ảnh, và cả những phân đoạn nguy hiểm. Chẳng hạn như cảnh nhân vật Heo Peppa tự mở cửa máy bay, tự đi lướt sóng,… Trước đó vào tháng 2, một đứa trẻ 8 tuổi đã học theo phim, bung dù nhảy từ trên lầu xuống đất dẫn đến gãy xương. Hay năm 2018, một bé gái đã bắt chước trò chơi leo núi trong phim hoạt hình và không may ngã dẫn đến tử vong.
Ngăn chặn nội dung xấu bằng những giải pháp khác

Dạo thời gian gần đây, chính quyền Trung Quốc đang rất thẳng tay đàn áp lại những ngành công nghiệp của quốc gia, trong đó có cả ngành giải trí. Thay vào đó, chính quyền kiên quyết chống lại những vấn nạn gây ảnh hưởng xấu đến giới trẻ, và đề cao những bộ phim hoạt hình có nội dung lành mạnh, hội tụ đủ yếu tố “chân, thiện, mỹ”. Được biết, trẻ em và thanh thiếu niên chính là nhóm khán giả chính của phim hoạt hình, do đó giới chức trách cho rằng cần phải tạo ra một môi trường đủ tốt cho “sự phát triển lành mạnh của giới trẻ”.
Một số người cho rằng lệnh cấm phim hoạt hình không phải là một cách giải quyết tốt để điều chỉnh. Thay vào đó, họ đề xuất cơ quan quản lý truyền hình có thể phát triển một hệ thống phân loại hình ảnh cho từng nhóm độ tuổi người xem cụ thể. Những tiêu chuẩn này có thể được tuỳ chỉnh để phù hợp hơn cho những bộ phim hoạt hình dành cho người lớn.

Quảng cáo
Lấy ví dụ ở Nhật Bản, đất nước với nền công nghiệp hoạt hình phát triển, họ có một hệ thống phân loại cụ thể được chia theo nhiều cấp độ khác nhau phù hợp với các độ tuổi. Trong đó, một số bộ phim yêu cầu người xem dưới 12 tuổi cần phải có phụ huynh xem cùng. Trung Quốc cũng bắt đầu xem xét hệ thống phân loại, khi mà nhiều nền tảng video ngắn bắt đầu ra mắt tính năng thử nghiệm “chế độ dành cho thanh thiếu niên”.
Theo (1), (2), (3)