Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Conexant giới thiệu dòng chip xử lý âm thanh đầu tiên dành cho tai nghe, dock mở rộng dùng USB-C

bk9sw
11/5/2016 20:51Phản hồi: 20
Conexant giới thiệu dòng chip xử lý âm thanh đầu tiên dành cho tai nghe, dock mở rộng dùng USB-C
Ngay sau khi Intel đưa ra thông số đề xuất dành cho các chip xử lý âm thanh kỹ thuật số dùng qua cổng USB-C (USB-C Digital Audio), Conexant đã ra mắt những con chip đầu tiên đáp ứng cấu hình này. 2 chip CODEC mới thuộc dòng sản phẩm AudioSmart của Conexant dự kiến sẽ được sản xuất đại trà vào tháng 7 tới và những thiết bị đầu tiên khai thác dòng chip này hứa hẹn sẽ ra mắt vào cuối năm nay.

2 chip CODC mới được thiết kế dành riêng cho những chiếc tai nghe di động và dock mở rộng dùng cổng USB-C. Chúng bao gồm CX20985CX20899 và ngoài việc đáp ứng các thông số USB-C Digital Audio thì cả 2 cũng hỗ trợ các thông số yêu cầu đối với Skype for Business (phiên bản Skype dành cho doanh nghiệp) và các tiêu chuẩn dành cho thiết bị âm thanh có dây dùng trên Android (Android Wired Audio Headset). Cần lưu ý là đây là 2 chip giải mã âm thanh dùng cho các thiết bị kết nối qua cổng USB-C, do đó cả 2 khai thác băng thông 480 Mbps của chuẩn USB 2.0. Băng thông này đủ lớn để đáp ứng chất lượng âm thanh đầu ra cũng như các tính năng phụ trợ khác. 2 chip xử lý âm thanh mới của Conexant hỗ trợ các chuẩn jack cắm CTIA và OMTP, hỗ trợ tối đa 8 nút bấm và có thể tự động nhận biết và chuyển đổi giữa 2 chuẩn.

Mặc dù vậy, CX20985 và CX20899 cũng sở hữu nhiều tính năng riêng. Theo đó:

conexant-cx20985.png

CX20985 được thiết kế dành riêng cho tai nghe và cũng có thể được dùng cho các ứng dụng âm thanh khác. Con chip này tích hợp DAC 24-bit và ADC stereo dành cho nhạc và hội thoại, hỗ trợ tần số mẫu (sampling rate) tối đa 48 kHz. Bên cạnh đó, CX20985 cũng được tích hợp driver capless giúp loại bỏ nhu cầu sử dụng các tụ nối AC, qua đó giảm chi phí sản xuất và không gian chiếm dụng của các tụ điện này. Thêm vào đó, chip cũng hỗ trợ EQ tham số 5 dải tần dành cho ứng dụng nghe nhạc, EQ 2 dải tần dành cho ghi âm và mạch tăng cường tín hiệu từ mic điều chỉnh được. CX20985 được Conexant quảng cáo là có mức tiêu thụ điện năng rất thấp với chỉ 22,6 mA ở trạng thái nghỉ (idle), điện áp từ 4,35 đến 5,25 V. CX20985 sẽ bắt đầu được sản xuất hàng loạt vào tháng 7 và sẽ được đóng gói theo chuẩn QFN 50 chân pin hoặc WLCSP 46 chân pin. Như vậy kích thước trên bo mạch của chip rất nhỏ, rất lý tưởng khi tích hợp trên những chiếc tai nghe. CX20985 được Conexant định hướng đến những chiếc tai nghe phổ thông thay vì tai nghe cao cấp bởi chip không hỗ trợ tần số mẫu cao hơn 48 kHz.

conexant-cx20899.png

Trong khi đó, CX20899 là phiên bản chip CODEC được tối ưu hóa cho các thiết bị lớn hơn, chẳng hạn như dock kết nối mở rộng cũng như những chiếc tai nghe cao cấp. So với CX20985, CX20899 là một vi xử lý tín hiệu kỹ thuật số DSP, hỗ trợ tần số mẫu đến 96 kHz đối với DAC lẫn ADC cũng như hỗ trợ phát âm thanh stereo với các driver capless khác nhau. Các thuất toán DSP của CX20899 mang lại nhiều tính năng cao cấp như chống vọng âm, giảm nhiễu, EQ tinh chỉnh được, tự động cân chỉnh âm thanh theo không gian nghe, tự động điều chỉnh âm lượng mic, tăng chất lượng thu âm … CX20899 cũng hỗ trợ các giao diện âm thanh số như PCM/I2 và S/PDIF, nhờ đó nhà sản xuất có thể phát triển những chiếc dock mở rộng dành cho thiết bị di động và hỗ trợ kết nối đầu ra với các thiết bị âm thanh Hi-Fi qua cổng USB-C. Mức tiêu thụ điện năng của CX20899 cũng rất thấp với chỉ 18 mAh, điện áp từ 4,35 đến 5,25 V ở trạng thái nghỉ. Chip được đóng gói theo chuẩn QFN 60 chân pin và hiện đang được sản xuất hàng loạt.

Phó chủ tịch kiêm giám đốc kinh doanh của Conexant - Saleel Awsare cho biết: "Chúng tôi nhận thấy rằng cổng USB-C sẽ mang lại nhiều tính năng mới cho những phụ kiện âm thanh, qua đó cải thiện đáng kể trải nghiệm người dùng. Trong khi nhiều nhà sản xuất khác đang cung cấp các công nghệ tai nghe kết nối qua giao tiếp USB thì chúng tôi với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực chip xử lý âm thanh cung cấp một thứ mà họ không có: một con chip duy nhất tích hợp các giải pháp toàn diện bao gồm cả phần mềm và trải nghiệm cắm vào xài ngay thật sự."

Conexant cho biết hãng sẽ phát triển những con chip giải mã âm thanh tinh vi hơn, có thể đưa những tính năng như điều khiển bằng giọng nói, đo nhịp tim hay nhận thức ngữ cảnh lên tai nghe cũng như những thiết bị đeo theo xu hướng thị trường hiện nay. Conexant chưa côn bố giá bán của dòng chip mới này, chỉ biết những chip CODEC như vậy thường có giá rất rẻ, như dòng chip trước đây của Conexant dành cho tai nghe chỉ có giá khoảng 1 đô.

Theo: AnandTech
20 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

USB-C ngày càng phổ biến hơn, mong la có chuẩn chung luôn cho khoẻ.
ntherol
TÍCH CỰC
8 năm
Hay! Vậy mới gọi là tốc độ+sáng tạo
Hi vọng chất lượng cải thiện. Tất nhiên là phải đi kèm tai ngon nữa 😃
@h3141592653 Có ghi mà. 24bit, 48khz và 96khz. Vậy theo bạn nghĩ mấy dac trên đt giờ 24bit, 192khz? Chưa kể mỗi tai nghe giờ gánh thêm tiền chip nữa.
@ragefighter Với mình thì thông số chỉ là thông số thôi, hi vọng vào chất lượng thực tế 😃
@h3141592653 Thông so ko tới thì đào đâu ra. Ví dụ cpu cùi băp thông số thỉ xào ngon ah
Đón đầu xu hướng smart phone ko có lỗ cắm tai nghe ?
@ ict
TÍCH CỰC
8 năm
@ntherol Sai hoàn toàn b dùng con smartphone có gắn chíp âm thanh với cái đầu giải mà usb cái nào tiện hơn
@@ ict Sau này smartphone không có cổng 3.5 chả phải gắn chip giải mã vào tai nghe ? Ít nhất có 1 hãng đang nhăm nhe "đầu têu" cái đó đó, mà theo mình thấy thì hãng ấy "đầu têu" cái nào cũng được hưởng ứng rầm rầm.
@ ict
TÍCH CỰC
8 năm
@dualshock chi fan iphone thoi chung cong sac thi qua bat tien khi di xa vua sac vua
nghe nhac
Chip tốt mà k có tài xịn cũng phí nhỉ
nó sử lý hay hơn card âm thanh không ta
chất lượng thành viên tinh tế chán thật
tai người cũng không cảm thụ đc hết chất đâu, phí xiền ah😃
NHiều lúc 24bit như là bùa của một số sound card hay tai nghe để quảng cáo người tiêu dùng. Nhiều đầu CD/ampli có 24 bit đâu tuổi đời bao nhiêu năm mà nghe mượt mà. Mấy con chip này DAC cũng không biết có hơn gì mấy cái điện thoại thường không đây. Thôi cứ chờ.
Ngày càng ít lỗ cắm vào điện thoại hơn. Hậu quả là khi cần sử dụng nhiều thiết bị kết nối vào điện thoại phải dùng đến bộ chia cổng.
dakilove
ĐẠI BÀNG
8 năm
Tương lai ko cần chuẩn dây nhợ j het. Hôm nay tất cả phụ thuộc usb-c. mong rằng ngay mai tất cả thiết bị ko còn jack cắm nào hết. Để kết nối ko dây cho khoẻ
techmanpro
ĐẠI BÀNG
8 năm
một con chip duy nhất tích hợp các giải pháp toàn diện bao gồm cả phần mềm và trải nghiệm cắm vào xài ngay thật sự?

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019