Công bố giải thưởng ảnh báo chí thế giới (WPP)2018

Đậu Hoa
13/4/2018 8:27Phản hồi: 36
Công bố giải thưởng ảnh báo chí thế giới (WPP)2018
Nhiếp ảnh gia Venezuela Ronaldo Schemidt của Agence France-press đã nhận được giải ảnh báo chí thế giới của năm. Trong bức ảnh dự giải là người đàn ông bị bốc cháy trong một cuộc biểu tình bạo lực ở Caracas. Trong khi đó, Juan Barreto, cũng làm việc cho Agence France-Presse, đứng thứ ba trong danh mục Tin tức / câu chuyện, địa điểm cũng đã cho những hình ảnh được thực hiện cùng thời điểm cùng một người biểu tình bị hỏa hoạn.
12wp1-superJumbo.jpg
José Víctor Salazar Balza bị bắt lửa toàn thân khi tham gia cuộc đụng độ dữ dội với cảnh sát chống bạo động trong một cuộc biểu tình đối với Tổng thống Nicolás Maduro, Caracas, Venezuela. 2017
Ronaldo Schemidt/Agence France-Presse

Những người chiến thắng giải thưởng hôm nay tại Liên hoan ảnh báo chí thế giới ở Amsterdam là những gương mặt quen thuộc lọt vào vòng chung kết được thông báo tuần trước. Bao gồm những cái tên như: Ivor Prickett và Adam Ferguson, cả nhiếp ảnh gia tự do của The New York Times, cũng như Patrick Brown của Panos Pictures và Toby Melville của Reuters.

Tác giả Schemidt , người đã giành chiến thắng WPP năm nay đã tham gia cuộc biểu tình phản đổi chống chính phủ tại Caracas. Mộ chiếc xe máy cảnh sát đã phát nổ khi lực lượng cảnh sát và người biểu tình đụng độ, người bị cháy trong bức ảnh là người đàn ông đứng gần vụ nổ đó nhất.

“Tôi đã đứng cách đó vài mét, khi cảm thấy hơi nóng phả sau lưng, tôi quay lại chụp một cách bản năng nhất, không suy nghĩ. Những giây đầu tiên, tôi không biết ,mình thực sự đang chụp gì vì trước mặt chỉ là một đám cháy lớn. Tôi đã súc động mạnh khi nhận ra đám cháy đang chuyển động và chạy về phía tôi, đó là một người đàn ông còn sống và bị lửa bám quanh người” theo ông Schemidt chia sẻ.​

Magadalena Herrera, giám đốc nhiếp ảnh tại Geo France và ban giám khảo đều có nhận định chung về tác phẩm đoạt giải. Đây là bức ảnh cổ điển về khung hình bố cục nhưng lại mang đến một câu chuyện cực kỳ kịch tính, khiến ta cảm thấy sức nóng của lửa và sự phản kháng của con người trong hoàn cảnh khắc nghiệt đó. Nó truyền tải cảm xúc mạnh hơn bức ảnh của đồng nghiệp ông, Barretto khi cũng chụp cùng khoảnh khắc đó, cùng người đàn ông đó và cùng thời điểm.

12wp2-superJumbo.jpg
José Víctor Salazar Balza, ngọn đuốc sống trong một cuộc biểu tình tại Caracas, Venezuela.
Juan Barreto / Agence France-Presse


Theo Schemidt chia sẻ:” Tôi làm việc ở bất cứ đâu đều với một tinh thần như vậy, nhưng khoảnh khắc đó khiến tôi thực sự sốc. Tôi có gia đình và bạn bè ở Venezuela này và họ đều đang phải vật lộn với khủng khoảng qua từng ngày”

12wp3-superJumbo.jpg
Nadhira Aziz theo dõi khi các công nhân quốc phòng của Iraq đào các thi thể của chị gái và cháu gái khỏi nhà cô. Họ đã bị giết chết bởi một cuộc không kích vào tháng 6 năm 2017.
Ivor Prickett / The New York Times


12wp4-superJumbo.jpg
Falmata, 15 tuổi, đã bị Boko Haram bắt cóc và giao nhiệm vụ đánh bom tự sát. Trong khi bị mắc kẹt với thuốc nổ, cô tìm được sự giúp đỡ và trốn thoát. Maiduguri, Borno State, Nigeria. 2017.
Ferguson/The New York Times

Quảng cáo



12wp5-superJumbo.jpg
Một con đại bàng đang ăn thịt phế liệu trong thùng rác của một siêu thị tại Dutch Harbor, Alaska vào tháng 2 năm 2017.
Corey Arnold


Bức ảnh của tác giả Schemidt đứng ở vị trí đầu trong mục (tin nhanh) Spot News/ Single. Trong khi đó ông Prichett giành vị trí đầu tiên cho mục General news Stories(câu chuyện thời sự) với bức ảnh về trận chiến Mosul ở Ixraen, được gửi cho tờ New York Time. Tác giả Feguson đã chiến thắng khi đứng đầu ở mục People/Stories (câu chuyện/ con người) qua dự án ảnh ghi lại chân dung những cô bé mới lớn tại Boko Haram, Nigeria.

12wp6-superJumbo.jpg
Một người đàn ông chắn trên người phụ nữ để bảo vệ cô gái trong khi những người khác đang chạy trốn vì bị một tay súng nổ súng tại một liên hoan âm nhạc quốc gia ở Las Vegas vào ngày 1 tháng 10 năm 2017.
David Becker / Getty Images


12wp7-superJumbo.jpg

Quảng cáo


Các thi thể của người tị nạn Rohingya được trục vớt sau khi thuyền của họ bị lật. Bangladesh. 2017.
Patrick Brown / Panos, cho Unicef

12wp8-superJumbo.jpg
Một chiếc thuyền với khách du lịch được lái qua kênh đào của một khu định cư không chính thức lớn ở Lagos, Nigeria vào tháng 2 năm 2017.
Jesco Denzel/laif



Ông Brown của Panos Pictures giành giải nhất ảnh đơn về vấn đề xã hội khi gửi bức ảnh về cuộc khủng hoảng Rohingya được thực hiện cho Unicef. David Becker của Getty Images đã giành giải trong hạng mục Tin tức / Những câu chuyện cho bức ảnh chụp khủng bố ở Las Vegas. Corey Arnold giành được giải nhất trong danh mục Thiên nhiên / ảnh đơn qua một bức ảnh của một con đại bàng ăn mẩu thịt từ một thùng rác.

Heba Khamis được trao giải nhất trong hạng mục Các vấn đề / Câu chuyện Đương đại cho hình ảnh của cô về nạn nẹp ngực ở trẻ vị thành niên- một truyền thống ở Cameroon được thực hiện với niềm tin rằng nó sẽ trì hoãn sự trưởng thành và giúp ngăn ngừa sự cưỡng hiếp ở đây.

Carla Kogelman đã lần đầu tiên tham gia Câu chuyện dài hạn với dự án 5 năm của cô về hai chị em gái đang lớn lên trong một ngôi làng nhỏ ở vùng nông thôn giữa Vienna và Cộng hòa Séc. Kadir Van Lohuizen của Noor Images đã đứng đầu trong hạng mục Môi trường, câu chuyện của ông về việc chất thải được quản lý như thế nào trong 6 thành phố lớn trên thế giới, được xuất bản trên The Washington Post.

12wp9-superJumbo.jpg
Người giữ voi, nuôi voi ở Khu bảo tồn Voi Reteti ở miền bắc Kenya vào tháng 2 năm 2017.
Ami Vitale / National Geographic


12wp10-superJumbo.jpg
Rác được nhặt tại Zeedijk ở trung tâm của Amsterdam, vào tháng 7 năm 2017.
Kadir van Lohuizen / Noor


12wp11-superJumbo.jpg
Djeneta, phải, và em gái Ibadeta của cô theo chẩn đoán đã dương tính với một loại ký sinh của uppgivenhetssyndrom, một hội chứng hiếm thấy ở Horndal, Thụy Điển. Tháng 3 năm 2017.
Magnus Wennman


Bộ phim, "Under a ....... Sky" do Graham Roberts, Jonathan Corum, Evan Grothjan và Yuliya Parshina-Kottas thực hiện đã chiến thắng ở mục câu chuyện kỹ thuật số. Đây là bộ phim VR 360 đưa người xem đến vùng biển nam cực, và thám hiểm dưới lớp băng dày bề mặt.

Tạp chí Time đã đưa ra một dự án tương tác của Lynsey Addario, Aryn Baker và Francesca Trianni, về ba người tị nạn Sy-ri khi họ chuẩn bị sinh con và nuôi dạy con cái.

12wp11-superJumbo1.jpg
Kamini Tontines, 12 tuổi, từ Bafang, phía tây Cameroon, giấu ngực cô đi sau khi bị mẹ cô ép cô phải là phẳng nó. Tháng 11 năm 2016.
Heba Khamis


12wp13-superJumbo.jpg
Hannah và Alena - hai chị em sống ở Merkenbrechts, một ngôi làng năng lượng sinh học ở nông thôn Áo - xem TV cùng với hai người bạn của họ là Anna và Isabel. Tháng 8 năm 2017.
Carla Kogelman


Nguồn:nytimes.com
36 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

rất thời sự.
ảnh ấn tượng thật
Hôm nay ko biết có phải vì T6, ngày 13 ko, mà bao nhiêu vc dở hơi.
Ae nào có gặp trường hợp tương tự ko ạ 😕😕
GhostRiley
TÍCH CỰC
6 năm
@adagioleonard Hôm nay mình quên điện thoại, mất ví, đi giữa đường xe bị đứt xích 😆 Ngày xưa cũng có thứ 6 ngày 13 mà sao ko đen như ngày này vậy 😔
@adagioleonard Tôi cũng quên 1 số việc. Việc làm rồi thì lại nhầm.
tmn123
CAO CẤP
6 năm
@adagioleonard Bình thường chả khác vẹo gì những chủ nhật khác. Mà nói chung tất cả thứ 6 ngày 13 méo hiểu sao nhiều người sợ nó quá vậy?
sao không tạt nước cho người ta mà lại chụp hình
@nguyenminh56547 Vì họ là nhà báo bạn ạ .công việc chính của họ là ghi lại những khoảnh khắc, và khi diễn ra dự việc (vụ cháy) thì thứ gần nhất với họ là chiếc máy ảnh.mình chắc khi bấm chụp xong họ cũng sẽ chữa cháy 😁
@QuaChanThat
Gunny_NQT
ĐẠI BÀNG
6 năm
@QuaChanThat Bác mô tả #quá_chân_thật
micheal90
TÍCH CỰC
6 năm
@nguyenminh56547 Thấy ảnh gần, nhưng chưa chắc ông phóng viên đó đã đứng gần đâu bạn. Mấy phóng viên ảnh này dùng máy ảnh với ống kính xịn lắm. Đứng xa cả km vẫn chụp tốt ấy.
Quả là những bức ảnh đẹp và mang đầy tính nhân văn.

Tuy vậy, trên thế giới vẫn còn những nơi có ảnh như ở dưới đây.. :oops::oops:

upload_2018-4-13_16-25-0.png
micheal90
TÍCH CỰC
6 năm
@adagioleonard Bác này tìm phim cấp 4 nên GAds nó hiển thị ra vậy đó 😆
Khúc đầu nghĩ ngay tới Ngọn đuốc của VN ngay
kazihaha
TÍCH CỰC
6 năm
Ai chạy trốn?
upload_2018-4-13_16-44-44.png
@kazihaha Đồng ý. Mấy ng kia bình chân như vại Đặt cái tên cho hấp dẫn chứ bức ảnh thì ko diễn tả đc nội dung
@kazihaha Khả năng bố kia đang úp mặt vào cặp bưởi thơm
prince8882
TÍCH CỰC
6 năm
@kazihaha Cái bà nằm kia còn có vẻ cười vì phê nữa 😁
Ảnh đẹp quá. Chụp nhanh thật.
Bức ảnh bìa quá đẹp
anh em tinhte không giật được giải nào à 😁
Jaywalk
TÍCH CỰC
6 năm
[​IMG]

Ấn tượng ảnh này, rác nhà người ta được bao bọc kỹ bằng lọai bao nylon bố và trông như đa số là đồ hộp, có cả cái màn nữa...ở VN đống này ve chai mua tốt! mà sao họ lại tập trung để rác trên cầu trước khi được chuyển đi? cạnh các xe đạp, xe máy?
@Jaywalk Như chỗ mình chỉ có khoảng 2 tiếng để mang rác từ nhà ra chỗ tập kết. Sau đó họ dọn đi ngay. Hơn nữa rác đã được phân loại nên không bị chảy nước và bốc mùi hôi thối như ở VN.
zleo90
ĐẠI BÀNG
6 năm
thực sự mình vẫn chưa hiểu sao có thể đứng nhìn 1 người cháy nhỉ? bt là mang nhiều ý nghĩa nhưng cứ thấy sao sao?
@zleo90 Những nhà báo, nhiếp ảnh gia trong khoảnh khắc đó mang nhiệm vụ ghi lại bằng khả năng nghề nghiệp của mình. Cũng chỉ một thoáng chốc là họ chụp xong, sau đó có thể họ đã cứu giúp. Đừng vội trách người vậy chứ bạn
zleo90
ĐẠI BÀNG
6 năm
@phuongnam2207 mình không trách cứ gì nha! ý mình là có chút khó hiểu. nhưng có lẽ điều đó lại làm cho mình nghĩ đến nó nhiều hơn.
@zleo90 Mình xem bức ảnh, sẽ nghĩ đến ngay việc sao người ta không dập lửa, nhưng bác ạ cái khoảnh khắc đó nhanh lắm, người ta ù chạy qua, còn nhiếp ảnh gia thời sự, cũng giống anh lính ngoài chiến trường, việc bấm chụp nằm ở mặt phản xạ nhiều hơn là suy nghĩ. Ai biết được sau 15,20 shot(trong khoảng 2s) người ta cũng lao vào giúp người đó chữa cháy thì sao ạ. Có thể bác suy nghĩ sao ko chặn người ta lại, nhưng trong trường hợp đặc biệt như thế này, tinh thần hoảng loạn + quá khích thì việc chặn lại có thể gây nguy hiểm đến bản thân mình lẫn người đó nhiều hơn là chờ người ta lăn xuống đất (phản xạ tự nhiên của con người khi bắt lửa)
kazihaha
TÍCH CỰC
6 năm
@phuongnam2207 đúng rồi, họ chụp rất nhanh, xong rồi họ giúp
Quá bình thường. Chỉ là bạn chưa gặp thôi. Cuộc sống khác xa so với bạn xem phim hay bạn đọc 1 tờ báo. Khi bạn đang ngồi đây và tưởng tưởng 1 ng bị đuối nc, bạn sẽ nghĩ : mình sẽ tìm cách cứu ng đó. Nhưng nếu bạn đứng ở thực tế ,có thể bạn sẽ đứng nhìn cảnh đó, ko phải vì bạn ko cứu, mà ở góc khác bạn đang thấy có ng khác đang sắp sửa đến cứu ng đó, đó chỉ là 1/ hàng trăm lí do tại sao lại có những bức ảnh khiến cho ta suy nghĩ
Xem ra TT lên thành cty nên ko có dc freedom of speech rồi. Thôi ko sao, ko trách dc 😆
0F0A973D-C9AB-4D6C-84E7-DEFAC3F62A91.jpeg
Wave alpha
TÍCH CỰC
6 năm
Khoảnh khắc quyết định tất cả!

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019