Công nghệ chip mới của IBM với mô-đun quang và điện tử trên một tấm Si

bk9sw
5/12/2010 17:27Phản hồi: 23
Công nghệ chip mới của IBM với mô-đun quang và điện tử trên một tấm Si
IBM đã đặt một dấu ấn quan trọng trong mục tiêu nghiên cứu dài hạn nhằm giảm bớt mức tiêu thụ năng lượng và tăng tốc độ xử lý chip bằng quang điện toán. Tiếp theo thiết bị tách sóng quang thác gecmani (Germanium Avalanche Photodetector) - một thiết bị có thể nhận các tín hiệu quang học với tốc độ 40Gb/s, nhân lên gấp 10 lần và hoạt động với nguồn điện chỉ 1,5 V đã được IBM phát triển và công bố hồi tháng 3, IBM hôm nay đã giới thiệu một công nghệ chip mới cho phép tích hợp các mô-đun điện tử và quang học trên cùng một phiến silicon mà theo dự đoán, tốc độ xử lý sẽ chạm mốc 1 triệu ngàn tỉ phép tính trên giây - gấp 1000 lần tốc độ xử lý của các siêu máy tính hiện nay.

[​IMG]

Theo công ty cho biết, công nghệ mới với tên gọi CMOS (Complementary Metal-Oxide Semiconductor) Intergrated Silicon Nanophotonics (CMOS ISN) - tạm dịch là bán dẫn oxit kim loại bổ sung tích hợp photon quang silicon sẽ cách mạng hóa cách thức giao tiếp của chip và cải tiến mật độ tích hợp lến gấp 10 lần so với các kỹ thuật sản xuất chip hiện nay bằng cách gọp chung các mô-đun quang học và chức năng của chúng lên một chip silicon duy nhất. Điều này là hoàn toàn có thể bởi công nghệ mới của IBM cho thấy một kênh thu phát đơn với tất cả các mạch quang và điện tử chỉ gói gọn trên một kích thước 0,5mm2. Điều này có nghĩa, công nghệ sẽ cho phép các nhà sản xuất chế tạo những con chip thu phát đơn với kích cỡ 4x4m2 nhưng tốc độ thu và phát có thể lên đến 1 ngàn tỉ bit (Terabit)/giây.

Sản xuất trên dây chuyền CMOS tiêu chuẩn:


Bên cạnh việc kết hợp các mô-đun quang và điện tử trên một chip đơn, IBM cho biết công nghệ CMOS ISN có thể được sản xuất ở bước đầu của dây chuyền sản xuất CMOS tiêu chuẩn hiện nay mà không cần đến các công cụ đặc biệt. Qua đó, các điện trở silicon sẽ có kết cấu lớp silicon tương đương với các mô-đun photon quang silicon và để thực hiện điều này, các nhà nghiên cứu của IBM đã phát triển một gói tích hợp các mô-đun photon quang silicon chủ động và bị động siêu gọn nhẹ để giảm kích thước xuống giới hạn nhiễu xạ - kích cỡ nhỏ nhất mà quang điện môi có thể đạt được.

IBM cho biết chip thu phát giao tiếp quang học hiện đã có thể được sản xuất theo một khuôn CMOS tiêu chuẩn thay vì lắp ráp từ nhiều phần khác nhau được chế tạo dưới công nghệ đa hợp bán dẫn đắt tiền. Qua đó, nó cho phép bổ sung các mô-đun xử lý vào quy trình chế tạo CMOS và tương thích với nhiều cấu thành khác nhau của photon quang silicon, chẳng hạn như các bộ điều biến, các bộ tách sóng quang gecmani và các bộ ghép kênh bước sóng dài siêu gọn nhẹ để tích hợp với mạch CMOS analog và mạch CMOS kỹ thuật số hiệu suất cao.

Hướng đến tốc độ xử lý exaflop:


[​IMG]

Bằng cách tăng đột ngột tốc độ và hiệu năng giữa các chip, IBM hy vọng công nghệ mới sẽ đóng vai trò quan trọng trong chương trình điện toán tốc độ exaflop mà mục tiêu hướng tới là việc phát triển các siêu máy tính có thể thực hiện hàng nghìn triệu tỉ phép tính trên một giây.

Phó giám đốc viện khoa học và công nghệ của IBM, tiến sĩ T.C. Chen cho biết: "Sự phát triển của công nghệ photon quang silicon đã mang lại tầm nhìn về những mối liên kết quang học trên chip. Với các giao tiếp quang học được nhúng vào chip xử lý, viễn cảnh về một hệ thống máy tính tiết kiệm năng lượng với hiệu năng ở cấp độ exaflop sẽ sớm hiện ra trước mắt chúng ta."

Nguồn: Gizmag
23 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Công nghệ Mỹ bao giờ cũng tiên phong.
kinh khung thật phải nói là quá tuyệt vời
Tương lai là đây!

Các chú robot tương lai mà được gắn các con chip có tốc độ xử lý nhanh gấp 100,000 lần tốc độ của siêu máy tính hiện nay thì sẽ ra sao nhỉ? 😁
Thì nó sẽ tìm cách tiêu diệt con người chứ sao nữa :balanced:
wave30z2
TÍCH CỰC
13 năm
Công nghệ mới của IBM hay quá các bạn nhỉ, mỏng như chip thẻ nhớ.
Biết đâu sau này con cháu chúng ta dùng máy tính mạnh hơn siêu máy tính bây giờ chơi dò mìn nhỉ
huy6106230
ĐẠI BÀNG
13 năm
tương lai sẽ như thế nào chúng ta ko tưởng tượng nổi.Nhưng ko biết có còn con người để mà thấy nữa hay ko năm 2019 sẽ có thiên thạch va vào trai đất.
hieu_oz
ĐẠI BÀNG
13 năm
Thông tin ở đâu hay thế bác :-....
BÙM một cái là trở về cát bụi hết...💀

Công nghệ ngày càng tiến bộ chóng mặt quá :unsure:
lamtung20
ĐẠI BÀNG
13 năm
thông tin này ơ đâu vậy bác ? nếu thật thì còn gì đời xuân của em nữa 😔
IBM tuy ko có nhiều sản phẩm cho người dùng cuối nhưng vẫn là ông trùm của các ông trùm trong công nghiệp bán dẫn. Thằng bạn mình làm trong cty Renesas của Nhật bảo rằng các dây chuyền SX chip bán dẫn của công ty nó và các tập đoàn khác toàn bộ từ hardware đến software thiết kế, vận hành các robot làm chip bán dẫn đều của IBM hết mà ko có hãng thứ 2
eo bác nói sao chíp gì mà to thế "nhà sản xuất chế tạo những con chip thu phát đơn với kích cỡ 4x4m2 nhưng tốc độ thu và phát có thể lên đến 1 ngàn tỉ bit (Terabit)/giây." 4*4 m2 ....?
vô tình mình nhớ lại bài báo này.
http://gamek.vn/c184n20101009105818966/toan-canh-lang-may-tinh-vao-40-nam-truoc.chn
và bạn sẽ tự nghĩ về thế hệ con cháu của chúng ta.nó sẽ nhìn vào máy con macbook.netbook.iphone bây h mà cười to
Còn cái định luật.moore nữa.nó gần đúng rồi đấy
Cảm ơn bác thông tin thật lý thú, e chỉ xin góp ý nho nhỏ, k biết "1 triệu ngàn tỉ" có phải bác dịch từ chữ "1 million trillion" hay k? Nếu thế thì e nghĩ dịch sang tiếng Việt là "1 tỉ tỉ" (1E18) nghe phù hợp hơn 😁
one23
ĐẠI BÀNG
13 năm
trillion = 1 tỷ tỷ các bác ah....................................................
híc, trong tương lai sẽ có chip tốc độ trăm ngàn GHZ . chằng mấy mà chip i5, i7 trở nên lạc hậu 😁
zonzonvn
TÍCH CỰC
13 năm
Hum nọ Intel vừa chê công nghệ này của IBM xong... nhưng nói chung là công nghệ của cả 2 ông lớn này đều khủng, vấn đề khó khăn chỉ là làm thế nào để thương mại thôi
, thiết bị có thể nhận các tín hiệu quang học với tốc độ lên đến 40Gb/s và khuếch đại gấp 10 lần trong khi nguồn điện yêu cầu chỉ 1,5V - tương đương một viên pin AA. Với sự cải tiến vượt bậc này, nền công nghệ chế tạo chip sẽ bước vào thời kì quá độ từ điện tử sang quang tử. Trong khi truyền dẫn điện tử khó có thể vượt qua giới hạn tần số 100GHz chưa kể đến các yếu tố như phát sinh nhiệt và giảm độ ổn định thì công nghệ truyền dẫn quang tử có thể chịu được tần số cao hơn rất nhiều lần.


thật là kinh khủng.nếu mà tích hợp trên laptop thì còn gì bằng.chẳng bao giờ ngại một game khủng nào kả (trong vòng 100 năm)
ghê quá, công nghệ quá kinh khủng, cái giá chắc cũng nằm trên vũ trụ luôn ==
Bài báo nhiều nghi vấn quá! Công nghệ quang không phải là mới! Hoàn toàn không mới. Phải nói là vậy! Nhưng vì sao không phổ biến? vì giá thành, vì phức tạp. Hiện nay nếu mà cho ra đời 1 con cpu quang mạnh gấp rưỡi con cpu thường thì cũng là tốt lắm rồi! Nhanh hơn 1000 lần SIÊU MÁY TÍNH, tức là so với pc thường thì còn kinh khủng hơn nữa! Vì vậy tui nghĩ chắc vài chục năm nữa, dân VN mới có cơ hội xài.
có thể nhận các tín hiệu quang học đúng là quá đỉnh

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019