Công nghệ đeo tay thông minh phát triển mạnh mẽ cho mảng sức khỏe thần kinh

techB
11/12/2017 17:15Phản hồi: 0
Monospace-Wearable-Mental-Health-1.jpg
Hơn 260 triệu người trên toàn cầu hiện đang mắc các rối loạn liên quan đến thần kinh, trong đó nhiều nhất là các chứng hoảng loạn hay lo âu về các vấn đề chấn thương hay xã hội. Tại Mỹ, phí tổn chẩn đoán cho các chứng rối loạn thần kinh đã lên đến 2.5 nghìn tỷ USD mỗi năm và được dự đoán sẽ tăng lên gấp 3 lần vào năm 2030. Các nhà phát triển công nghệ đeo tay thông minh cũng đang làm việc rất chăm chỉ nhằm phục vụ tốt hơn không chỉ cho sức khỏe y tế mà còn cho sức khỏe thần kinh của người dùng


Các sản phẩm đeo tay, mà nhất là các smartwatch mới sẽ sở hữu những tính năng đặc biệt để theo dõi sức khỏe thần kinh của người đeo từ đó cung cấp được các thông tin hữu ích cho bệnh viện, các bác sỹ và cả bệnh nhân về tình trạng sức khỏe tổng quát. Mới thháng trước, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ vừa thông qua Abilify MyCite, viên thuốc cho phép theo dõi hệ thống tiêu hóa của người bệnh để hiển thị thông tin uống thuốc của bệnh nhân tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng tính và trầm cảm. Viên thuốc này gởi các thông tin theo dõi đến app trên smartphone để bác sỹ và người chăm sóc theo dõi sức khỏe bệnh nhân tốt hơn. Nhiều bệnh nhân thường không uống thuốc đủ liều do chứng hay quên hoặc rối loạn trí nhớ cũng như do các hành vi về tâm thần, Abilify MyCite đang dần dần giải quyết vấn đề này.

Monospace-Wearable-Mental-Health-2.jpg

Tuy nhiên Abilify MyCite cũng vẫn còn nhận khá nhiều ý kiến trái chiều chủ yếu là do tính năng thu thập thông tin của chính nó. Các câu hỏi như “Nếu bệnh nhân có dữ liệu được theo dõi vẫn không tuân thủ quá trình uống thuốc và dẫn đến tình trạng sức khỏe xấu đi, ai sẽ là người hứng chịu trách nhiệm cho việc này?” rõ ràng đang là 1 ngõ cụt do chẳng ai muốn nhận trách nhiệm về mình hết.

Hiện tại trên thị trường đang có các sản phẩm đeo tay thông minh với khả năng theo dõi sức khỏe tâm thần như Mindstrong hay Reveal cho phép chẩn đoán các chứng tự kỷ hay trầm cảm bằng cách đối chiếu nhịp tim, thân nhiệt hay mức mồ hôi tiết ra của người đeo. Gần đây nhất phải nói đến AiCure, trí tuệ nhân tạo đầu tiên được ứng dụng trong y khoa để giúp các bác sỹ theo dõi chu kỳ uống thuốc và nhắc nhở tái khám cho bệnh nhân.

Monospace-Wearable-Mental-Health-3.jpg

Tuy vậy trách nhiệm thao dõi sức khỏe không chỉ đơn thuần nằm trong tay các bác sỹ hay bệnh viện mà còn ở chính người dùng. Theo Tiến sỹ Kathryn M. Salisbury (Viện Thần kinh học New York): “Hầu hết người dùng sản phẩm đeo tay thông minh theo dõi y tế vẫn chưa đánh giá đúng tầm quan trọng mà chúng mang lại. Họ thường có cảm giác các thông tin theo dõi và chẩn đoán thật nhàm chán và sau đó bắt đầu ngưng sử dụng chúng sau vài tháng, trong khi các thông tin này phải được theo dõi liên tục mới có thể điều trị chính xác. Hy vọng trong tương lai tư tưởng này sẽ không còn nữa, nếu không thì chúng ta vẫn sẽ phát triển với tốc độ rất chậm”.

Nguồn wareable
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019