Công nghệ làm lạnh giúp giảm chi phí trong việc thu thập và lưu trữ carbon

bk9sw
25/4/2014 20:11Phản hồi: 20
Công nghệ làm lạnh giúp giảm chi phí trong việc thu thập và lưu trữ carbon
Sintef.jpg

Trong nhiều năm qua, việc thu thập và lưu trữ carbon (CCS) đã được xem là một bước tiến mặc dù tốn kém nhưng rất cần thiết để giảm thiểu khí thải và bảo vệ môi trường. Mới đây, một nghiên cứu được thực hiện bởi tổ chức SINTEF (Na Uy) đã cho thấy công nghệ làm lạnh CO2 có thể giảm chi phí đến 30% và có thể áp dụng nhanh hơn vào các nhà máy sản xuất công nghiệp.

Vậy công nghệ này hoạt động như thế nào? Làm lạnh khí thải từ ống khói của các nhà máy điện lớn và khu công nghiệp sẽ khiến hợp chất CO2 cô đọng thành dạng lỏng. Chất lỏng này sau đó có thể được vận chuyển qua đường ống, trong thùng chứa hoặc trên tàu biển. Nghiên cứu gợi ý rằng công nghệ có thể sử dụng ít năng lượng hơn so với phương pháp xử lý bằng hóa học hoặc các vật liệu tiên tiến để chiết xuất CO2 và tiềm năng sẽ làm giảm chi phí vận chuyển carbon.

Kristin Jordal - nhà khoa học tại SINTEF cho biết: "CO2 dạng lỏng có thể được đưa lên khoang chứa của một con tàu biển và vẩn chuyển đến các khu vực lưu trữ ngoài khơi trước khi đường ống được lắp đặt. Nếu những phát hiện của chúng tôi mở ra tiềm năng thu thập CO2 lạnh, những khu lưu trữ CO2 bên dưới biển Bắc có thể được xây dựng."

Sintef_02.jpg
Các nhà nghiên cứu tham gia dự án Cold CO2 Capture - từ trái sang là giám đốc khoa học Petter Nekså, Kristin Jordal và David Berstad, tất cả đều thuộc SINTE Energy Research.

Bên dưới biển Bắc có một khu vực được gọi tên là Sleipner. Đây là một khu vực chứa 11 triệu tấn CO2 kể từ khi loại chất thải này được thu thập vào năm 1996 và rất có tiềm năng lưu trữ một lượng CO2 cực lớn. Cơ quan thăm dò địa chất Anh (BGS) ước lượng dung tích chứa tại Sleipner có thể lên đến 6 x 1011 m3 và mỗi 1% không gian có thể chứa lượng khí thải tương đương 50 năm hoạt động của 20 nhà máy dùng nhiên liệu than đá.

Tuy nhiên, giới chuyên môn vẫn e ngại rằng điều gì sẽ xảy ra nếu CO2 bị rò rỉ? Nếu CO2 bị hấp thụ vào nước, nó sẽ tăng tính axit và tiềm năng ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Trước mối nguy hại này, đã có 6 cuộc thăm dò địa chất 3 chiều được thực hiện và lần thăm dò gần đây nhất là vào năm 2008. Tất cả kết quả thăm dò đều cho thấy CO2 vẫn đang được lưu trữ an toàn trong lớp đá phiền sét bên dưới đại dương.

Các nhà khởi xướng cho rằng công tác thu thập và lưu trữ carbon có thể giảm thiểu lượng khí thải carbon và hiệu ứng nhà kính. Trong một báo cáo được công bố ngày 13 tháng 4 vừa qua, Ủy ban liên chính phủ về thay đổi khí hậu (IPCC) đã nhấn mạnh rằng việc triển khai thu thập và lưu trữ carbon ở quy mô toàn cầu là một bước tiến toàn diện nhằm bảo vệ bầu khí quyển của chúng ta. IPCC khẳng định rằng nhằm tạo ra một kịch bản vào năm 2100 khi chúng ta có thể giữ mức biến đổi nhiệt độ dưới 2 độ C, việc thu thập và lưu trữ carbon sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu khí thải toàn cầu từ 25 đến 55% so với mức khí thải năm 2010.

Tuy nhiên, ngay ở những điều kiện lý tưởng nhất, việc thu thập và lưu trữ carbon không thể giải quyết những thách thức về khí hậu dài hạn. Là một phần của công nghệ giảm khí thải, CCS đã thành công khi kịp thời loại bỏ lượng carbon đủ để trung hòa các hoạt động gây ô nhiễm của chúng ta. Nhưng cuối cùng, carbon thu được sẽ không còn nơi để chứa. Nếu chúng ta không khai thác các nguồn năng lượng tái tạo theo quy mô lớn, chúng ta sẽ trở lại tình trạng ban đầu.

Thêm nữa, công nghệ CCS cần được triển khai đúng thời điểm. Theo viện Global CCS, sẽ mất từ 5 đến 10 năm để chuẩn bị cho một khu vực lưu trữ carbon như đã nêu. Điều này có nghĩa nếu một dự án thương mại được khởi động ngay từ hôm nay, nó sẽ cần được xúc tiến mạnh mẽ để sẵn sàng lưu trữ carbon trước năm 2020. Nhà nghiên cứu Kyle Sherer cũng từng đặt ra câu hỏi về công nghệ CCS vào năm 2008 rằng nếu như chúng ta có đủ thời gian để áp dụng một cách hiệu quả công nghệ này cách đây 6 năm, và hôm nay chúng ta có 12 hệ thống CCS vận hành theo quy mô công nghiệp thì con số này vẫn quá nhỏ so với 2300 nhà máy điện dùng than đá theo thống kê của IEA Clean Coal Centre.

Tiềm năng của công nghệ làm lạnh trong việc thu thập và lưu trữ carbon là một bước tiến quan trọng để khắc phục vấn đề về chi phí và năng lượng theo khía cạnh áp dụng và triển khai nhưng nó chỉ hữu ích nếu các công ty và chính phủ cùng liên kết với nhau để nhanh chóng xây dựng các hạ tầng cần thiết. Qua đó, các nhà nghiên cứu mới có thể bước thêm một bước nữa để đi đến các giải pháp dài hạn hơn.

Xem thêm:

Nguồn: SINTEF
20 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Nambk@
ĐẠI BÀNG
10 năm
Lưu trữ CO2 dưới biển. Công nghệ bây h quá đỉnh 😃
Giảm ô nhiễm bầu không khí, nếu Lưu giữ Carbon dưới biển liệu có ảnh hưởng tới môi trường nước biển và các hệ thái biển ko ?
@Bocuadancon Nếu cái đống CO2 đó nằm yên dưới đó, ko có địa chấn hay j đó làm rò rỉ CO2 thì ko ảnh hưởng j cả.
@Bocuadancon Bác có đọc không? Chắc không. Em gợi ý là liên quan đến axit nhé
@congzing
Quá đỉnh....lưu trử trước rồi sẽ nghỉ cách dùng sau sao cho thật hiệu quả...
Bảo vệ sinh thái làm gì? Để cho bọn nhà giầu làm thôi. Nghèo như bọn tao khai thác rừng vàng biển bạc ăn chơi đã.
Ợ, sao phải lên tận biển bắc lắm rì nhậy. Mấy cái mỏ dầu khí dùng hết rồi thì bơm co2 xuống lại đó là xong, có rì đâu mà phức tạp nhậy. Giàn khoang thì cũng có sẳn, chỉ thêm bộ máy bơm xuống thoi mà.
TuongNhi
ĐẠI BÀNG
10 năm
@baotuan Động đất, thẩm thấu theo thời gian,... sẽ là hiểm họa khôn lườn.
trikhahoa
ĐẠI BÀNG
10 năm
@baotuan tại vì biển bắc nhiệt độ thấp, đủ cho CO2 giữ đc trạng thái lỏng bạn ạ, các vùng khác nhiệt độ cao, bơm xuống chẳng khác nào tạo bom vậy, bạn mua lấy một ít nước đá khô bỏ vô chai nước rồi đặt ngoài nắng xem nó nổ sẽ thấy
@TuongNhi Vẫn rất an toàn bác ợ. Đầu tiên mà nói thì để khoan tìm mỏ dầu ng ta cũng đã khảo sát động đất nát cả ra rồi, an toàn mới hút dầu, cho nên bơm xuống cũng an toàn ròi. Thẩm thấu thì chắc là rất khó vì túi dầu nó nằm rất sâu dưới đất nên dầu hay khí k thấm qua dc thì co2 cũng vậy thôi 😁
Vào 1 lúc nào đó của tương lai, con ng lại lay hoay vì " rò rỉ c02 ở khu vực lưu trữ ". Sao ko tống khỏi quỹ đạo nhỉ 😁
TuongNhi
ĐẠI BÀNG
10 năm
@mr_zero1188 Nhốt vô mấy cái lỗ đen-Black Holes là xong nhỉ.
TuongNhi
ĐẠI BÀNG
10 năm
Mình có hai thắc mắc:
1) CO2 này có giống với CO2 dùng trong chữa cháy không nhỉ?
2) CO2 này có thể dùng vào mục đích gì khác không nhỉ?
Sao không ném lên mặt trăng nhỉ

Sent from my K00E using Tinhte.vn mobile app
nếu được thì cho co2 ra ngoài không gian có tốt hơn không.😃
Quá trình quang hợp của cây giúp chuyển hoá Co2 sang O2. Nhờ đấy mà chúng ta có thể tồn tại đến bây giờ. Nếu đem 1 lượng lớn khí Co2 này ra ngoài không gian sẽ ảnh hưởng cực lớn đến hệ sinh thái của trái đất
phòng hơn chữa
mình có thắc mắc là Co2 đâu có dạng lỏng được nhỉ nó khi làm lạnh tạo ra đá khô lun mà, hay là đây là hỗn hợp gì đó.
à qua tìm hiểu lại mình thấy có thể hóa lỏng tại 73 at và 31.2 độ c.
C+O2=CO2 ---->thíu O2 😁

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019