Công nghệ bảo mật sinh trắc học hiện đại giờ không chỉ đơn thuần là mở khóa điện thoại hay máy tính bảng bằng các công nghệ như Face ID hay Touch ID nữa, mà các hãng chuyên về bảo mật đã chuyển sang công nghệ quét mạch máu dưới ngón tay dựa vào đèn LED hồng ngoại và cảm biến hình ảnh thay vì đọc vân tay như trước đây.
Những tưởng công nghệ này sẽ bảo mật hoàn toàn vì mạch máu được giấu dưới lớp da ngón tay và mỗi người đều có những đường mạch máu khác nhau, nhưng mới đây các hacker đã tìm ra cách để phá vỡ lớp bảo mật này. Tại sự kiện Chaos Communication Congress tổ chức ở Leipzig, Đức, các nhà nghiên cứu bảo mật đã đem tới đây một bàn tay giả bằng sáp, và trong sự bất ngờ của những người có mặt tại khán phòng, bàn tay sáp đó qua mặt được lớp bảo mật bằng camera và đèn hồng ngoại để đọc đường mạch máu dọc ngón tay.
Về cơ bản, bảo mật bằng mạch máu dưới ngón tay sử dụng máy tính để scan hình dạng, kích thước và vị trí của mạch máu của người sử dụng. Để đánh lừa hệ thống quét phức tạp này, các nhà nghiên cứu đã phải chụp 2.500 bức ảnh bàn tay người bằng một chiếc máy DSLR được tháo bộ lọc hồng ngoại để ảnh hiện rõ vị trí của các mạch máu dưới da tay. Sau đó những bức ảnh này được đem đi phân tích để tạo ra một phiên bản tay giả bằng sáp, và đường mạch máu được khắc trực tiếp lên bàn tay. Máy quét hồng ngoại từ đó bị đánh lừa.
Dĩ nhiên để tạo ra bàn tay giả đánh lừa hệ thống sinh trắc học quét mạch máu con người không dễ chút nào, không như việc ăn cắp vân tay của người khác từ những đồ dùng họ chạm vào hàng ngày. Tuy nhiên phép thử của các nhà nghiên cứu cho thấy, không công nghệ bảo mật nào an ninh 100% như lời quảng cáo của các hãng cả.
Những tưởng công nghệ này sẽ bảo mật hoàn toàn vì mạch máu được giấu dưới lớp da ngón tay và mỗi người đều có những đường mạch máu khác nhau, nhưng mới đây các hacker đã tìm ra cách để phá vỡ lớp bảo mật này. Tại sự kiện Chaos Communication Congress tổ chức ở Leipzig, Đức, các nhà nghiên cứu bảo mật đã đem tới đây một bàn tay giả bằng sáp, và trong sự bất ngờ của những người có mặt tại khán phòng, bàn tay sáp đó qua mặt được lớp bảo mật bằng camera và đèn hồng ngoại để đọc đường mạch máu dọc ngón tay.

Về cơ bản, bảo mật bằng mạch máu dưới ngón tay sử dụng máy tính để scan hình dạng, kích thước và vị trí của mạch máu của người sử dụng. Để đánh lừa hệ thống quét phức tạp này, các nhà nghiên cứu đã phải chụp 2.500 bức ảnh bàn tay người bằng một chiếc máy DSLR được tháo bộ lọc hồng ngoại để ảnh hiện rõ vị trí của các mạch máu dưới da tay. Sau đó những bức ảnh này được đem đi phân tích để tạo ra một phiên bản tay giả bằng sáp, và đường mạch máu được khắc trực tiếp lên bàn tay. Máy quét hồng ngoại từ đó bị đánh lừa.

Dĩ nhiên để tạo ra bàn tay giả đánh lừa hệ thống sinh trắc học quét mạch máu con người không dễ chút nào, không như việc ăn cắp vân tay của người khác từ những đồ dùng họ chạm vào hàng ngày. Tuy nhiên phép thử của các nhà nghiên cứu cho thấy, không công nghệ bảo mật nào an ninh 100% như lời quảng cáo của các hãng cả.
Tham khảo Engadget