Công nghệ và thể thao có mối liên kết chặt chẽ với nhau nhưng tranh cãi nổ ra khi công nghệ được sử dụng để nâng cao thành tích thể thao. Được gọi là “doping công nghệ”, hiện tượng này chỉ đến việc sử dụng quần áo hoặc thiết bị để đạt được lợi thế cạnh tranh không công bằng. Ví dụ, thế vận hội Paris năm nay sẽ là nơi thử nghiệm “siêu giày đinh” (super spikes shoes), một phiên bản của loại siêu giày (super shoe) đã được điều chỉnh cho môn chạy nước rút. Nhiều ý kiến cho rằng những đôi giày này là một dạng doping công nghệ.
Không giống như doping dược phẩm, vốn được giám sát bởi một cơ quan chống doping quốc tế, trang phục và thiết bị hợp lệ cho một môn thể thao nhất định được quyết định bởi cơ quan quản lý của chính môn thể thao đó. Doping thông thường và doping công nghệ là những vấn đề độc lập. Các cơ quan quản lý thể thao đưa ra các yêu cầu kỹ thuật cho việc sử dụng thiết bị trong môn thể thao của họ và thực thi các yêu cầu này. Nhưng không có tiêu chí đánh giá tiêu chuẩn nào cho các môn thể thao để cấm một trang bị hay dụng cụ dựa trên mức độ cải thiện thành tích, chi phí hoặc tính độc quyền của nó. Do đó, các quyết định cấm một trang bị thường được đưa ra sau khi mọi chuyện đã xong xuôi.
Ví dụ, tại Thế vận hội Bắc Kinh 2008, 94% huy chương vàng bơi lội thuộc về các vận động viên mặc đồ bơi Speedo LZR Racer. Mọi thứ về bộ đồ bơi toàn thân này, từ lựa chọn loại vải cho đến vị trí đường may, đều được thiết kế cẩn thận để giảm lực cản sinh ra khi nước tiếp xúc với cơ thể. Trong vật lý, sức mạnh mà một người cần để vượt qua lực cản bằng lập phương tốc độ của họ, nghĩa là người bơi sẽ phải tiêu tốn thêm 33% năng lượng chỉ để nhanh hơn 10%. Mặc dù bộ đồ bơi này được cho là có vai trò lớn trong việc giảm lực cản, nghiên cứu sau đó cho thấy điều này không đúng. Thay vào đó, có vẻ như khả năng bao phủ toàn bộ cơ thể của bộ đồ sẽ làm giảm lực cản và giúp tiêu hao năng lượng hiệu quả hơn bằng cách giảm thiểu rung cơ và làm mượt kết cấu phủ bên ngoài cơ thể.
Không giống như doping dược phẩm, vốn được giám sát bởi một cơ quan chống doping quốc tế, trang phục và thiết bị hợp lệ cho một môn thể thao nhất định được quyết định bởi cơ quan quản lý của chính môn thể thao đó. Doping thông thường và doping công nghệ là những vấn đề độc lập. Các cơ quan quản lý thể thao đưa ra các yêu cầu kỹ thuật cho việc sử dụng thiết bị trong môn thể thao của họ và thực thi các yêu cầu này. Nhưng không có tiêu chí đánh giá tiêu chuẩn nào cho các môn thể thao để cấm một trang bị hay dụng cụ dựa trên mức độ cải thiện thành tích, chi phí hoặc tính độc quyền của nó. Do đó, các quyết định cấm một trang bị thường được đưa ra sau khi mọi chuyện đã xong xuôi.
Ví dụ, tại Thế vận hội Bắc Kinh 2008, 94% huy chương vàng bơi lội thuộc về các vận động viên mặc đồ bơi Speedo LZR Racer. Mọi thứ về bộ đồ bơi toàn thân này, từ lựa chọn loại vải cho đến vị trí đường may, đều được thiết kế cẩn thận để giảm lực cản sinh ra khi nước tiếp xúc với cơ thể. Trong vật lý, sức mạnh mà một người cần để vượt qua lực cản bằng lập phương tốc độ của họ, nghĩa là người bơi sẽ phải tiêu tốn thêm 33% năng lượng chỉ để nhanh hơn 10%. Mặc dù bộ đồ bơi này được cho là có vai trò lớn trong việc giảm lực cản, nghiên cứu sau đó cho thấy điều này không đúng. Thay vào đó, có vẻ như khả năng bao phủ toàn bộ cơ thể của bộ đồ sẽ làm giảm lực cản và giúp tiêu hao năng lượng hiệu quả hơn bằng cách giảm thiểu rung cơ và làm mượt kết cấu phủ bên ngoài cơ thể.
LZR Racer được mặc bởi những vận động viên đã lập 23 kỷ lục bơi lội thế giới mới tại Thế vận hội 2008, con số này đã tăng lên 93 vào tháng 8 năm 2009. Nhiều người cho rằng nó là một dạng doping công nghệ, và World Aquatics, cơ quan quản lý các môn thể thao dưới nước, cuối cùng đã cấm thi đấu với đồ bơi toàn thân. Hiện nay đồ bơi nam chỉ có thể dài từ thắt lưng đến đầu gối.
Trong môn chạy bộ, một đôi giày được làm riêng cho Eliud Kipchoge đã gây sự chú ý vào năm 2019 khi đôi giày này đã cùng anh đạt được kỷ lục, mặc dù không chính thức, chạy marathon dưới hai giờ. Giống như LZR Racer, phiên bản thương mại của siêu giày này, Nike Alphafly và Vaporfly, đã đặt nền tảng của hàng loạt kỷ lục thế giới trên đường chạy.
Những chiếc siêu giày có công nghệ tiên tiến có ba đặc điểm chính: đế giữa nhẹ làm từ xốp hồi năng lượng, một tấm cong cứng trải dài ở đế và đôi giày có hình dạng tổng thể cong giúp người chạy hướng về phía trước một cách tự nhiên nếu họ có đủ động lượng. Các yếu tố thiết kế này phối hợp với nhau để cải thiện hiệu quả chạy bộ của vận động viên hoặc lượng oxy cần thiết để di chuyển một quãng đường nhất định hoặc chạy ở tốc độ nhất định. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng dòng giày Nike Vaporfly cải thiện hiệu suất chạy bộ trung bình 4%.
Super spikes là một dạng siêu giày được thiết kế phù hợp cho những cuộc thi chạy ngắn. Các nhà nghiên cứu cho rằng những đôi giày này cải thiện hiệu quả chạy khoảng 1,5%, nhưng vì khó xác định chính xác năng lượng trao đổi chất cần thiết cho việc chạy nước rút nên lợi thế chính xác của những đôi giày này hiện vẫn chưa rõ.
Để quản lý những siêu giày này, World Athletics, cơ quan quản lý các sự kiện điền kinh, đã đưa ra hướng dẫn mới về giày chạy bộ được chấp nhận trước Thế vận hội 2020. Các quy tắc nêu rõ rằng siêu giày phải có chiều cao gót tối đa từ 20 đến 40 mm (tùy theo sự kiện), không có nhiều hơn một tấm cứng và được bán trên thị trường ít nhất bốn tháng. Sở dĩ chiều cao gót là 40 mm là để giới hạn không gian mà các nhà sản xuất giày tích hợp công nghệ, chẳng hạn như xốp hoàn trả năng lượng. Nhưng con số 40 mm này cũng được đưa ra một cách ngẫu hứng khi không có cải thiện hiệu năng nào đột phá khi chiều cao gót giày là 41 mm.
Quảng cáo
Thật trùng hợp là mẫu Nike Vaporfly có chiều cao gót chính xác là 40 mm, vừa đạt các thông số kỹ thuật và một mẫu Alphafly đáp ứng đầy đủ các quy định cũng đã được ra mắt ngay sau đó. Điều này mang lại cho Nike một lợi thế so với các thương hiệu quần áo thể thao khác, cả về bằng sáng chế giày chạy bộ và ở Thế vận hội Olympic năm nay.
Các thương hiệu khác cũng tung ra siêu giày của riêng mình trước Thế vận hội năm nay, nhưng một số nghiên cứu cho thấy những đôi giày này vẫn không cải thiện hiệu suất nhiều như Nike Vaporfly. Nói một cách khác, một vận động viên được Nike tài trợ có thể đánh bại một vận động viên không phải của Nike nếu xét trên lựa chọn giày.
Cuộc chạy đua về công nghệ này diễn ra trong lĩnh vực thể thao đỉnh cao khi ai cũng muốn đứng trên bục vinh quang. Công nghệ giúp cho các vận động viên tạo ra thành tích tốt nhất của họ, và các đội thể thao có chiến lược tốt sẽ lựa chọn những thương hiệu giày mang lại cho vận động viên của họ lợi thế cạnh tranh. Đối với những vận động viên không được tài trợ, tập luyện với những siêu giày tốn kém chi phí hơn vì chúng nhanh hư hơn những đôi giày chạy bình thường. Các chuyên gia khuyến cáo rằng những đôi giày cần được thay thế sau 450 km, và với giá từ 250 USD trở lên, chi phí tập luyện với những đôi giày này là không rẻ tí nào. Nhưng đối với một số vận động viên, giấc mơ huy chương vàng có một sức hút mãnh liệt. Một số vận động viên đã bỏ tài trợ của hãng khác để chạy với những đôi giày của Nike.
Sự chênh lệch trong khả năng tiếp cận các thiết bị, huấn luyện viên và cơ sở vật chất tốt nhất xưa giờ là một trong những nguyên nhân gây bất bình đẳng lớn nhất trong thể thao đỉnh cao. Doping công nghệ tạo ra sự bất bình đẳng này vì tính độc quyền của thương hiệu và chi phí cao hạn chế khả năng tiếp cận trang thiết bị tập luyện và thi đấu cao cấp.
Quảng cáo
Nhưng cách tiếp cận hiện nay để giải quyết vấn đề doping công nghệ có thể khiến ranh giới giữa thể thao “sạch” và “bẩn” trở nên mờ đi. Chiều dài tất được quy định chặt chẽ trong môn xe đạp, nhưng không được quy định trong môn chạy. Sợi carbon đàn hồi được quản lý chặt chẽ trong môn chạy nhưng được chào đón trong môn nhảy sào. Giày bị cấm và giày hợp lệ khác nhau đến từng milimet xốp. Những ví dụ này làm cho các quy định do cơ quan quản lý đưa ra có vẻ tùy tiện và không thực sự đại diện cho khía cạnh của thể thao công bằng.
Có vẻ như việc chống lại sự tích hợp công nghệ vào các môn thể thao đỉnh cao là chuyện dã tràng xe cát. Các màn trình diễn thể thao đỉnh cao luôn là sự kết hợp giữa khả năng sinh học và việc rèn luyện khả năng đó thông qua các phương tiện công nghệ. Không có cái gọi là vận động viên bẩm sinh vì trên thực tế, trở thành vận động viên đỉnh cao là một lối sống vốn đã không tự nhiên.
Theo SA.