Cột thu lôi và những tia sét

Cột thu lôi và những tia sét
Bản chất của sét là một dòng điện cực lớn có thể phóng tới bất kỳ đâu và đây cũng là một hiện tượng vừa thú vị vừa phức tạp của tự nhiên.

Mỗi một tia sét chính là một tia điện tích chớp nhoáng cực kỳ mạnh mẽ xé toạc bầu trời, chúng xuất hiện giống như một con dao găm chém bừa mọi thứ nơi nó đi qua, nhìn chung sét chính là sự phân phối điện tích. Nếu một tòa nhà không may bị sét đánh thì nguy cơ gây ra hỏa hoạn là rất cao và dòng điện hàng triệu vôn có thể đánh sập toàn bộ hệ thống điện tại nơi đó.
thunder_tinhte.png
Một mối đe dọa khác từ sấm sét đối với các tòa nhà cao tầng chính là tác động của sóng xung kích. Sấm sét xảy ra và đột ngột làm tăng áp suất cùng nhiệt độ của không khí, không khí bị giãn nở ngay tức thì gây ra “sóng xung kích" xuất hiện dọc theo đường đi của tia sét.

Để bảo vệ chúng ta khỏi ảnh hưởng nguy hiểm từ sấm sét, cột thu lôi hay còn gọi là cột chống sét ra đời giúp kiểm soát đường đi của các tia sét. Chúng là những thanh kim loại cao chót vót trên đỉnh những tòa nhà, với nhiệm vụ dẫn những tia sét đi thẳng xuống lòng đất bên dưới.

thunder_tinhte_img.jpg

Con đường dẫn sét này được làm từ vật liệu dẫn điện tốt nhằm đảm bảo tối ưu hóa khả năng thu hút tia sét và tránh để nó tiếp xúc với phần còn lại của tòa nhà. Mặc dù hiện tại, chúng ta không có khả năng hoặc bất kỳ công nghệ nào để biết chính xác thời điểm hay địa điểm sét đánh, nhưng với các cột thu lôi, chúng ta có thể “dẫn sét” đi theo con đường ít gây thiệt hại nhất có thể.


thunder_tinhte_bcb.png

thunder_INFO.jpg
tinhte_thunder_deeptalk_tittle.png

tinhte_thunder_info.jpg

1. Vị trí cao nhất
Đỉnh của cột thu lôi cần cao hơn so với mái nhà để nó gần tia sét nhất và đóng vai trò là điểm mục tiêu thu hút sấm sét.

2. Chất liệu dẫn điện
Cột thu lôi thường được làm bằng đồng hoặc nhôm, giúp đưa sét xuống tòa nhà theo cách an toàn nhất.

3. Lưới dẫn điện
Điện do sét tạo ra được hướng xuống lòng đất qua thanh chất liệu dẫn điện. Thay vì đánh và ảnh hưởng vào tòa nhà, điện sẽ được tụ lại và tiêu tán trong lòng đất.

4. Từ các đám mây
Trong một cơn bão, mây tích điện âm ở tầng dưới và mây tích điện dương ở tầng cao sẽ tiến lại gần nhau.

5. Tích điện trái dấu
Các đám mây tích điện trái dấu hút lấy nhau và gây ra tia phóng điện. Bầu trời luôn xuất hiện mây tích điện nhưng thường sẽ luôn ở hai tầng tách biệt nhau, khi mưa bão chúng sẽ gặp nhau và tạo ra sấm sét.

6. Sự cân bằng
Khi sét đánh, để loại bỏ sự mất cân bằng điện tích thì điện tích âm sẽ lao về phía mặt đất. Kim loại dẫn điện từ cột thu lôi sẽ được nhắm mục tiêu vì nó là con đường dẫn điện tới mặt đất nhanh nhất.


thunder_tinhte_bcb_1.png
thunder_tinhte_5fact.png
thunder_tinhte_5fact_1.jpg
thunder_tinhte_5fact_2.jpg
thunder_tinhte_5fact_3.jpg
thunder_fact4.jpg
thunder_fact5.jpg

Theo How It Works số 169

Deeptalk là dạng bài phân tích sâu, nội dung chất lượng với đồ họa đẹp, coi sướng con mắt. Hình ảnh trong bài Deeptalk được mở rộng ra tối đa để bạn có thể chiêm ngưỡng và đón nhận thông tin theo cách hoàn toàn mới. Hãy pha một ly cà phê thật ngon, vừa nhâm nhi vừa đọc bài Deeptalk nhé, sẽ phê lắm đó!

92 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Cũng ko bằng tiếng sét ái tình 🤣
@Zen_87 Nếu bạn xấu, sét đánh mỗi bạn
@annaphuong
Cười vô mặt
Rev
CAO CẤP
một năm
@Zen_87 hợp lý quá 😁
@honka Đạo hữu đây rồi.
Cảm ơn bạn đã lược dịch và tổng hợp từ nhiều nguồn để có 1 bài tương đối là đầy đủ.
.
Tuy nhiên, có lẽ bạn không phải dân điện nên có một số thứ bạn tổng hợp lại từ đâu đó là không đúng mà bạn không biết, mình ví dụ:
- "dòng điện hàng triệu vôn có thể đánh sập toàn bộ hệ thống điện tại nơi đó": câu này mình nhớ là 1 tờ báo nào đó đã đăng cách đây vài năm và mình cũng đã phản biện ở đó, dòng điện phải là Ampe, hiệu điện thế mới là Volt
- "Bản chất của sét là một dòng điện cực lớn có thể phóng tới bất kỳ đâu": Cái này hoàn toàn sai bạn nhé, tia sét chỉ đi từ nơi có mật độ điện tích cao đến nơi có mật độ điện tích trái dấu cao nhất và đi theo đường thuận lợi nhất (đây chính là nguyên lý của cột thu lôi hay còn gọi là lighting arester)
- "Cột thu lôi thường được làm bằng đồng hoặc nhôm, giúp đưa sét xuống tòa nhà theo cách an toàn nhất.": Hệ thu lôi thường gồm 3 phần kim thu sét, dây hoặc thanh dẫn sét và tiếp địa tản sét; trong đó kim thu sét ngày xưa mới bằng đồng hoặc sắt, bây giờ đa phần là thép mạ đồng hoặc mạ bạc hoặc mạ niken; Dây dẫn sét và tiếp địa tản sét thì chắc chắn phải là đồng.
.
Việc các đám mây mang điện tích thế nào thì mình không nhớ chính xác nên sẽ không nói, nhưng theo cảm giác của mình thì có vẻ chưa đúng lắm, bạn có thể check lại thông tin này nhé
@Black Mamba Có cái gì đó gian gian díu díu mập mờ ở đây, chứ số 170 với số 169 cũng không thấy topic này
@chiencs Có hệ thống giải tỏa điện tích - DAS nhá bác
@lightingbolt Sóng xung kích chắc ý bạn ấy nói là do giãn nở nhiệt. Ngoài ra còn có điện từ trường lan truyền trên tia sét gây hỏng hóc thiết bị điện
@chiencs Theo mình nó là cái đàu thu lôi thôi. Bản chất điện tích nó tích tụ và tập trung ở những đầu nhọn nên cái đầu thu sét nó làm rất nhọn để điện tích tập trung ở đó. K cần ngồn nuôi
Đọc cứ thấy sai sai. Chắc là do người dịch chưa hiểu bản chất của Sấm Sét
gnutirt
ĐẠI BÀNG
một năm
Đề nghị chủ topic đăng ký đi học đại học - khoa kỹ thuật điện để học được môn An Toàn Điện. Chứ đừng có goôgle dịch rồi không hiểu gì cả.
Học luôn lightning - grounding system nhé
@gnutirt tinhte càng ngày càng nát bác nhỉ,hic
@Tomorrowland1 toàn dịch sai bét bác nhỉ,hic
@Tomorrowland1 Dùng văn để viết kỹ thuật à
@gnutirt Thứ nhất bài trên chỉ là đọc tham khảo. Thứ 2 bài không viết cụ thể chi tiết nên không thể nào đọc bài này rồi làm theo. Còn người nào làm theo thì thuận theo tự nhiên.
Thứ 3 biết kêu người ta bỏ thời gian tiền bạc công sức ra học để chia sẻ trên mxh. Cuộc đời này đâu dễ đến vậy ? Mục đích bạn học 12 năm 6 năm đại học để làm gì vậy ?<= Trả lời câu này nhé.
Thứ 4 bạn biết cụ thể và chi tiết tại sao không phản hồi chia sẻ lại bài. Mà phản biện lại cục xúc như vậy.
Trả lời câu trên đi rồi nói gọi t là nhóc t cũng okay.
Tựu chung cũng tại Thor mà ra
Cười vô mặt
@phinguyen8899 Thor trong God of War nó mập ghê
image.jpg
kemmet
ĐẠI BÀNG
một năm
Nhớ không nhầm cột thu lôi được phát minh từ thời nhà Đường đầu tiên chứ nhỉ
@kemmet Có thông tin thì chia sẻ thêm đi bạn
Thế sét hòn thì sao
@light_dark_91 Chưa có thông tin chứ sao
@Lợi BP chưa lí giải đc
thực tế thì nó xảy ra rồi ,trên toàn thế giới 😁
@kixx Chưa lý giải được thì vẫn có rất nhiều thứ trên thế giới này mà bạn
rookie
TÍCH CỰC
một năm
Mình thử tìm đọc bài gốc, nhưng trong tạp chí "How it works" số 170 có bài này đâu nhỉ.
image_2023-01-02_222538361.png
@rookie cảm ơn bạn, 169 ạ :3 mình bị nhầm
rookie
TÍCH CỰC
một năm
@Majaaa Số 169 ấy à, thế ở trang nào nhỉ?
image_2023-01-03_092459762.png
@rookie Hỏi khó thế 😆
Mỗi lần trời mưa có dông, ngồi nhà nhìn ra tòa Landmark 81, sét đánh rầm rầm. Sau này mới biết thì ra ở tòa LandMark có cột thu lôi chủ động gì đó. Nó có cơ chế khác với cột thu lôi thụ động.
@Ken Bùi 93 nó bắn điện tich ra xung quanh để mồi dẫn tia set
chủ động bị thọt để bảo vệ công trình ,con người xung quanh : )
bài này sao gọi là bài deep talk được
@mrkun&blackberry shalow talk hoặc là sharing, phổ biến kiến thức thôi
Cũng ko phức tạp lắm đâu anh em. Mình đi lắp chỉ ngại leo nóc nhà. Nhà đang hoàn thiện leo 6 tầng ko có lan can là cái ghê thứ 2 ^^
20211028_102215.jpg
@AllLove bán kính cấp 1 của nó được bao nhiêu bạn ơi? mình toàn lắp cho mấy tòa nhà cái bự chảng chứ không nhỏ thế này
@lightingbolt Gia đình lắp thế này thôi bạn. LIVA LAP CX040 RP
@AllLove Hãng này xài cũng khá ổn, bên mình có lắp cho khách hàng 1 lần rồi
@lightingbolt Giá quá rẻ. Chứ nhiều ông thợ xây cắm cho chủ nhà cái cây sắt vui vui bay nửa cái mái nhà kaka
vì điện tich thường tập trung ở nơi có tiêt diện nhỏ
nên đầu cột thu lôi có hình dạng nhọn ,giup nó hâp dẫn với tia set hơn : )
và để tránh điện truyền ngược vô nhà
thì hệ thống điện thường có thêm van 1 chìu
@kixx bạn ơi, cái từ van 1 chiều là dành cho bên nước hoặc khí nhé, bên điện người ta gọi đó là bộ chống sét lan truyền
@lightingbolt Hình như nó gọi là diode thì phải?
tìm dc giải pháp thu và sử dụng anh thầm sấm này thì kiếm khá năng lượng đấy
@thanhlonghp hiện giờ vẫn chưa khả thi
Đọc xong nhớ tới Ngụy Anh Lạc trong Diên Hy... 😃
Không biết sét của Thor có mạnh hơn sét tự nhiên ko nữa
Công ty tôi có gắn 1 cây thu lôi chuẩn công nghiệp đợt đánh vô ngay chát thấy rỏ ràng, dị mà cũng hư hết mấy cái máy tính với 2 bình điện , có lẻ để cho an toàn k đánh trúng người thôi chứ thiết bị gần gần vẫn lên đường hết
Cười vô mặt
@nefertem Cái đó là cái mình có nhắc đến ở phía trên, gọi là dòng điện cảm ứng, cái đó nó làm cháy các thiết bị điện tử rất nhanh. Bảo vệ chống sét chỉ làm giảm thiệt hại đến mức thấp nhất có thể thôi chứ không hoàn toàn, đặc biệt là với các thiết bị ở quá gần kim thu sét và hệ dẫn sét, nhưng thế cũng đã quá mừng rồi
@nefertem 10 năm trước mình cũng bị trường hợp điện cảm ứng gây thiệt hại. khi sét đánh cây cột điện, chip âm thanh của con laptop đứt luôn, phải mua riêng con chip âm thanh cắm ngoài qua cổng usb, lỗ tai bị ù 1 tuần, thính lực giảm 60%. Hên là sau 1 tuần thì tai bình thường trở lại và con laptop vẫn còn xài được
@nefertem Do ảnh hưởng của xung sét đến các thiết bị xung quanh đó bác. Vậy nên quy phạm nó quy định loại dây thoát sét như thế nào, khoảng cách gần nhất từ dây thoát sét đến thiết bị, rồi các phòng thiết bị phải có lồng Faraday, cắt lọc sét như thế nào...vân vân và mây mây
Tùm lum loại vậy chứ ăn cú sét mạnh quá cũng ảnh hưởng như thường 😆)

  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019