COVID-19 được chẩn đoán bằng xét nghiệm ELISA như thế nào

_vphlinh_
28/7/2020 9:38Phản hồi: 59
COVID-19 được chẩn đoán bằng xét nghiệm ELISA như thế nào
Anh em đã từng nghe đến xét nghiệm ELISA bao giờ chưa? Tại sao lại có những trường hợp cần phải thực hiện xét nghiệm ELISA? Kết quả của phương pháp xét nghiệm này có ý nghĩa là gì? Mời anh em cùng tham khảo một số thông tin về phương pháp xét nghiệm này nhé.

cover_elisa.jpg

Xét nghiệm ELISA là gì?


Kháng thể là những protein mà cơ thể tạo ra để chống lại các kháng nguyên có hại xâm nhập vào cơ thể. Xét nghiệm ELISA (gọi đầy đủ là enzyme-linked immunosorbent assay) hay còn được gọi là xét nghiệm EIA, là một kỹ thuật phân tích sinh hóa thường được sử dụng trong miễn dịch học, dùng để phát hiện và đo lường lượng kháng thể trong máu.

Phương pháp xét nghiệm ELISA thường được sử dụng trong các trường hợp để xác định:
  • HIV - nguyên nhân gây ra AIDS
  • Bệnh Lyme: thường bị nhiễm virus truyền từ bọ chét sang người
  • Bệnh Thiếu máu ác tính
  • Sốt phát ban Rocky Mountain (Rocky Mountain spotted fever, RMSF): thường bị nhiễm virus truyền từ bọ ve sang người
  • Bệnh tiêu chảy cấp (thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ): do virus rota gây ra
  • Ung thư tế bào vẩy (SCC)
  • Giang mai
  • Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma
  • Thủy đậu và Zona (giời leo): do Virus varicella zoster virus hay virus varicella-zoster gây ra
  • Sốt Zika
  • Hoặc các bệnh lý khác có liên quan đến virus
Xét nghiệm ELISA thường được sử dụng như một biện pháp xét nghiệm lâm sàng trước khi thực hiện các xét nghiệm chuyên môn khác (nếu được yêu cầu). Các y bác sĩ sẽ gợi ý cho bệnh nhân thực hiện loại xét nghiệm này nếu nhận thấy họ có biểu hiện hay triệu chứng của những bệnh lý trên, hoặc nếu họ muốn xác định liệu rằng bệnh nhân có mắc các bệnh lý trên hay không.

Xét nghiệm ELISA được thực hiện như thế nào?


Quá trình cũng khá đơn giản. Bạn sẽ cần phải ký vào đơn đồng ý thực hiện xét nghiệm, đồng thời bác sĩ cũng sẽ giải thích lý do mà bạn cần phải thực hiện ELISA. Hãy nhớ rằng không ai có thể ép bạn thực hiện xét nghiệm nếu bạn không muốn.
  • Đầu tiên, bạn sẽ được lấy máu để nhân viên y tế mang mẫu máu ấy đi xét nghiệm
  • Trong phòng lab, kỹ thuật viên sẽ để mẫu máu của bạn lên đĩa petri có chứa mẫu kháng nguyên thích hợp để tiến hành thực hiện xét nghiệm. Nếu máu của bạn có chứa kháng thể đúng với loại kháng nguyên đó, thì 2 mẫu sẽ liên kết lại với nhau. Kỹ thuật viên sẽ kiểm tra bằng cách thêm vào đĩa petri chứa mẫu thử đó một loại enzym và quan sát cách mà máu của bạn và kháng nguyên phản ứng với nhau.
→ Nếu mẫu thử đổi màu, bạn có thể đã bị nhiễm bệnh. Mức độ thay đổi màu sắc của enzym sẽ cho phép kỹ thuật viên xác định sự tồn tại và số lượng kháng thể trong máu.

elisa.jpg

Một số phương pháp ELISA

Vậy chúng ta cần chuẩn bị gì trước khi thực hiện ELISA?


Thực ra thì cũng không cần chuẩn bị gì quá nhiều, chỉ cần lưu ý một chút là nếu bạn có triệu chứng sợ tiêm hoặc nếu sau tiêm sẽ xuất hiện triệu chứng đau đầu, choáng váng hay có thể bị ngất, hãy báo trước cho nhân viên y tế.

Có hay không những rủi ro khi thực hiện xét nghiệm này?


Tất nhiên, vẫn sẽ có một số rủi ro có thể xảy ra, bao gồm:
  • Nhiễm trùng
  • Choáng váng
  • Ngất
  • Bầm tím (ở vị trí tiêm)
  • Chảy máu nhiều hơn bình thường
Hãy nhớ báo trước cho nhân viên y tế nếu bạn có các triệu chứng trên ở các lần tiêm trước.

Kết quả của việc xét nghiệm ELISA có ý nghĩa gì?

Quảng cáo


Dựa trên những phân tích có được từ quá trình thực hiện xét nghiệm, kết quả sẽ được báo cáo phù hợp với từng trường hợp. Nó cũng còn phụ thuộc vào những điều kiện mà bạn muốn kiểm tra, và bác sĩ sẽ giải thích cặn kẽ cho bạn. Đôi lúc, kết quả dương tính cũng chính là biểu hiện rằng bạn không bị nhiễm bệnh.

Vẫn có những trường hợp cho ra kết quả sai. Ví dụ, trong máu của bạn có chứa mầm bệnh nhưng kết quả cho ra lại là không có mầm bệnh, và ngược lại, trong máu bạn không có mầm bệnh nhưng kết quả cho ra lại là có mầm bệnh. Đó chính là lý do tại sao bạn nên thực hiện xét nghiệm lại sau một vài tuần, hoặc chính bác sĩ sẽ đề nghị những xét nghiệm chi tiết hơn để đưa ra kết luận chính xác rằng bạn có bị nhiễm bệnh hay không.

Xét nghiệm ELISA trong chẩn đoán COVID-19

Xét nghiệm kháng thể (huyết thanh học) có thể được sử dụng cả cho chẩn đoán và giám sát cộng đồng dân cư. Một phần của phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với nhiễm virus là sự tổng hợp các kháng thể IgM và IgG. Các kháng thể IgM đối với SARS-CoV-2 thường có thể phát hiện được trong máu vài ngày sau khi bị nhiễm lần đầu. Kháng thể IgG đối với SARS-CoV-2 có thể được phát hiện muộn hơn sau nhiễm virus. Xét nghiệm kháng thể cho biết có bao nhiêu người đã mắc bệnh, bao gồm cả những người có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng.

Xét nghiệm phát hiện kháng nguyên mới của SARS-CoV-2 dựa trên nguyên tắc miễn dịch gắn enzym kháng thể kép. Khay đọc vi giếng (microplate reader) được phủ trước một kháng thể kháng protein SARS-CoV-2. Khi huyết tương có chứa kháng nguyên protein N của SARS-CoV-2, nó sẽ gắn kháng thể đặc hiệu được phủ trên tấm vi giếng. Sau khi enzym horseradish peroxidase (HRP) dán nhãn gắn với kháng thể kháng protein N của SARS-CoV-2, một phức hợp "kháng thể gắn nhãn kháng nguyên-kháng thể-enzyme" (“antibody-antigen-enzyme labeled antibody" complex) được hình thành. Sau khi thêm chất nền 3,3' 5,5'-tetramethylbenzidine (TMB), enzym HRP sẽ xúc tác cho sự tạo màu. Các khay đọc vi giếng sẽ được đo giá trị hấp thụ để xác định sự có hay không kháng nguyên SARS-CoV-2 trong mỗi mẫu thử.

Những bộ kit và phương pháp xét nghiệm nhanh COVID-19 chính là áp dụng theo nguyên lý hoạt động của ELISA, qua đó đưa ra kết quả sàng lọc ban đầu để xác định liệu rằng người tiến hành xét nghiệm có nhiễm COVID-19 hay không.

Quảng cáo


Mời anh em tham khảo thêm: Phương pháp PCR Realtime

Theo Healthline, hoanghakiem, medlatec
59 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

1st January
ĐẠI BÀNG
4 năm
đọc đi đọc lại chả được tí thông tin nào cả
1st January
ĐẠI BÀNG
4 năm
@finely em làm ở VSDT mà bác, quan trọng là bài viết quá sơ sài thôi
Van Thu
ĐẠI BÀNG
4 năm
@1st January Viết cho ae tinhte thì như vậy là được rồi, bác làm chuyên môn thì đọc tài liệu chuyên ngành đi hoặc bác viết bài khác theo ý kiến của mình xem ae hiểu rõ hơn được không là đc.
1st January
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Van Thu tất nhiên là với làm chuyên môn như em thì sẽ cần tài liệu chuyên sâu hơn rồi bác. em đang góp ý là bài viết này quá sơ sài kể cả với ae tinhte thôi.
ufdb
CAO CẤP
4 năm
@1st January Chung quy cũng chỉ là lấy máu
Thế cái này đang áp dụng ở Việt Nam mình hả bác chủ thớt?
1st January
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Hassler bác làm đơn vị nào thế =)) em ở bên Viện VSDT đây 😆))
@1st January Bạn chia sẻ cách lấy mẫu xét nghiệm COVID được không?
1st January
ĐẠI BÀNG
4 năm
@dongoctuanvt lấy mẫu bằng tăm bông, lấy dịch tị hầu bác nhé
finely
TÍCH CỰC
4 năm
@dongoctuanvt ELISA thì lấy máu sẽ cho kết quả chính xác hơn.
Còn mẫu cho PCR thì lấy dịch sâu trong mũi.
Mấy phòng lab bên mình vẫn dùng theo phương pháp ELISA truyền thống này, nồng độ kháng nguyên của bệnh phẩm cao mới phát hiện được, nếu nồng độ thấp vẫn không cho ra kết quả chính xác. Lab bên các nước phát triển dùng tới digital ELISA phát hiện được kháng nguyên ở nồng độ thấp hơn microgram một ngàn lần lận, siêu nhạy luôn!
@ninty_5 Nhạy quá có thì dễ bắt lầm kháng nguyên và kháng thể bệnh khác.
@nguyenly2016 nhạy nhưng độ đặc hiệu cao! kháng thể được gắn lên các hạt bead làm tăng cơ hội tiếp xúc với khác nguyên, từ đó làm tăng độ nhạy chứ không dùng kháng thể bắt được nhiều loại kháng nguyên nên sẽ giảm hiện tượng.
Đọc xong bài thực sự không hiểu tại sao lại làm ELISA cho bệnh này được, mà sao không làm cho bệnh khác được?. Cũng không hiểu ELISA cho các bệnh khác nhau thì khác nhau thế nào?
@2761311 Làm cho bệnh nào cũng được 😁 miển là...
@2761311 Nhiều mà bạn. Ví dụ viêm gan B, C, sốt xuất huyết, sốt rét,...
@2761311 Phương pháp ELISA có quy trình xét nghiệm giống nhau. Nhưng Sinh phẩm xét nghiệm khác nhau. Máy ELISA thường phát hiện quang phổ khi mẫu thử phản ứng với sinh phẩm.
toolkit
CAO CẤP
4 năm
xét nghiệm RT-PCR cho kết quả chính xác hơn
Van Thu
ĐẠI BÀNG
4 năm
@toolkit Potay.com
Masterok
ĐẠI BÀNG
4 năm
Title đâu liên quan đến Covid 19 ?
ELISA là phương pháp có giá tiền chấp nhận được so với các phương pháp sinh học phân tử khác. Điểm mạnh là test nhanh, tầm soát và khoanh vùng tốt, điểm yếu là độ nhạy kém nên phát hiện ở giai đoạn khá trễ chứ không phải như RT-PCR ngay từ giai đoạn chưa có dấu hiệu triệu chứng bệnh là có thể cho kết quả nhưng quy trình dài và đòi hỏi nhiều kỹ thuật khác.
@Hạt mè bé xíu Mình có nghe thường họ làm 2 test, một test ELISA với thêm test nữa để kq được chính xác hơn.
@Hoàng Ngu Sy Đúng rồi bạn nhưng đó là những nơi thiếu điều kiện ELISA chưa bao giờ là lựa chọn cuối cùng của các chuyên gia/bác sĩ. Thông thường họ lấy mẫu người nghi nhiễm đó 3 lần 1 ngày, mỗi lần 3 mẫu, mỗi mẫu họ gửi đi 3 nơi xét nghiệm khác nhau dùng rt-PCR để có thể đánh giá chéo kết quả. Quy trình trong suốt 14 ngày cách ly.

P.s: Tình hình dịch đang rất phức tạp đề nghị ai ở đâu thì giữ nguyên vị trí, ko tụ tập.
P.h.Quan
ĐẠI BÀNG
4 năm
Lâu lắm mới thấy dùng từ chẩn này đúng này.
Minhdiep01
ĐẠI BÀNG
4 năm
Bài viết này dùng hơi nhiều từ CHUYÊN NGÀNH viết như thế này thì người đọc bình thường khó mà hiểu hết được, hiểu đơn giản nó là như thế này:
- Khi CON VIRUS vào người thì người "sau 1 thời gian" cơ thể sẽ sinh ra KHÁNG THỂ (dễ hiểu là các chất chống lại CON VIRUS đó)
+ PCR: là xét nghiệm để tìm ra thẳng chính là CON VIRUS đó luôn --> vì để tìm TRỰC TIẾP được CON VIRUS đó nên sẽ tốn nhiều tiền, máy móc hơn nhưng phát hiện sớm hơn...
+ ELISA: là xét nghiệm GIÁN TIẾP tìm ra KHÁNG THỂ chứ ko TRỰC TIẾP tìm ra CON VIRUS đó --> tìm GIÁN TIẾP nên sẽ phát hiện muộn hơn (vì cần thời gian sinh kháng thể), nhưng rẻ hơn...
- Tóm lại: 1 cái là thấy trực tiếp con đó, 1 cái là nhờ 1 thằng trung gian để biết có con đó trong người. Hiểu đơn giản là thế còn đi sâu thì nó lằng nhằng lắm ạ =)))
1st January
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Hassler Xquang và Xpert mà đủ thì cấy AFB, PCR và ELISA vứt xó à bác. tùy vào triệu chứng và bệnh nhân để đưa ra cận ls phù hợp thôi. Xquang thì 100% lao là đi chụp rồi.
@1st January Đi tầm soát chung ở cộng đồng có 2X à ngon rồi bạn ơi, bọn em đi cộng đồng có 2 cái đó là yêu rồi 😁. Ngon hơn thì tiêm TST trước đó xem có lao tiềm ẩn ko cũng là 1 cách tốt để bớt phải 2X
1st January
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Hassler à tưởng vào viện chứ tầm soát cộng đồng thì quá ngon rồi
@1st January đi cộng đồng mới vui chứ :p, bác nhìn cái avatar của em là biết à 😁
tientun
ĐẠI BÀNG
4 năm
"Thực ra thì cũng không cần chuẩn bị gì quá nhiều, chỉ cần lưu ý một chút là nếu bạn có triệu chứng sợ tiêm hoặc nếu sau tiêm sẽ xuất hiện triệu chứng đau đầu, choáng váng hay có thể bị ngất, hãy báo trước cho nhân viên y tế."

Đọc ở trên thì nghĩ là chỉ cần lấy máu để xét nghiệm, đọc đoạn sau thấy có tiêm gì đó nữa khó hiểu thật?
@tientun Ừhm, mình cũng thấy chỗ này viết kì kì. Rõ là lấy máu một lần xong đem đi lab hết, mà sao làm như bê cả bệnh nhân vào lab nữa :/
viettan28
TÍCH CỰC
4 năm
@tientun Lúc lấy máu thì họ phải sd kim tiêm để rút máu từ trong mạch của bạn ra.
niceshot03
ĐẠI BÀNG
4 năm
Thêm 1 số thông tin nho nhỏ:
- Thời gian chạy 1 test cho 1 mẫu rơi vào khoảng tầm 2-3h đôi khi là lâu hơn do quá trình ủ và rửa mất rất nhiều thời gian. Chưa kể là số lượng mẫu rất lớn do vậy nên nhiều khi mọi ng đi xét nghiệm có thể thấy là lấy mẫu buổi sáng nhưng chiều mới lấy được kết quả, dù cho máy chạy hết công suất rồi.
- Cũng do số lượng chạy mẫu nhiều nên các máy này rất hay xảy ra tình trạng lỗi. Mỗi lần như vậy thì phải chờ hãng xuống kiểm tra, bảo trì bảo dưỡng cũng mất kha khá thời gian. Trong thời gian đó nếu yêu cầu lượng mẫu quá lớn thì sẽ liên hệ bệnh viện/nơi khác khác để chạy ké mẫu.
- Các hãng lớn có máy xét nghiệm như thế này có thể kể đến Roche, Siemens, Abbott, Sysmex,... Có mặt tại hầu hết các bệnh viện lớn trên cả nước
Cơ bản vẫn là lấy máu 😔
Rev
CAO CẤP
4 năm
chả mong gì đc xét nghiệm đâu 😁
Tech-lover
ĐẠI BÀNG
4 năm
Bạn Mod chịu khó dịch từ chuyên môn, tuy nhiên chưa nêu được điểm mạnh, yếu của phương pháp ELISA so với Realtime PCR tại Việt Nam.
1. ELISA: điểm mạnh nhất là hệ thống máy sẵn có từ hệ y tế dự phòng và bệnh viện do đã được trang bị trước đây để xét nghiệm HIV (đa số do nước ngoài tài trợ). Máy không đắt, chỉ cần hiệu chỉnh lại là có thể chạy được. Điểm mạnh nhất làm ELISA là 1 lần có thể xét nghiệm được 90-96 test, thậm chí 192 test/ 1 phiến / 1 lần nên có thể làm số lượng lớn, xét nghiệm sàng lọc đại trà, rất cần khi có dịch (VD Đà Nẵng cần xét nghiệm hàng chục ngàn người trong vài ngày). Hiện VN đã sản xuất được test ELISA cho COVID -19, hy vọng có chất lượng tốt và chính xác.
2. Reatime PCR: Giá thành sinh phẩm đắt,, máy thì khá đắt (vụ CDC Hà Nội và 1 số tỉnh khác là Realtime PCR), máy không có nhiều tại VN, giờ thì các bác không dám mua nữa 😃. Mà RT PCR cũng có rất nhiều loại. Cái của VN khoe là được CE chứng nhận, nhưng thực tế châu Âu chưa chấp nhận do thằng cấp là nước Anh, cấp CE trong thời kỳ Brexit. Test này không làm đại trà được, chỉ để khẳng định lại nếu khi xét nghiệm lần 1 (sàng lọc) có kết quả dương tính
3. Test nhanh: làm thủ công, độ chính xác thì tuỳ nhà sản xuất, hiện thế giới cũng đang khan hàng nên chưa có kiểm định nhiều. test Hàn quốc nhập về hay bị dương tính giả, không xét nghiệm lại bằng Realtime PCR đã hô dương tính làm náo loạn nhiều nơi thời tháng 3-4/2020.
@Tech-lover Đang định làm bài so sánh 3 cái này thì bác nói hết rồi :p
Thanks bác 😁
@Tech-lover Đúng vậy. ELISA là kỹ thuật Xét nghiệm tự động, đây là kĩ thuật quang phổ để phát hiện phản ứng của mẩu thử và sinh phẩm. PRC nói cho dễ hiểu là nuôi cấy virus, vi trùng để soi ra virus, vi trùng đó. Nên cần thời gian đủ lâu để đạt mật số để máy phát hiện. Còn mấy cái test nhanh chỉ để sàn lọc thôi, nguyên tắc sử dụng của test nhanh là Âm tính thật, dương tính có thể giả. Vì vậy nếu test nhanh AT thì kết luận AT, còn DT thì xét nghiệm lại bằng kỹ thuật cao hơn.
Bên Philippines họ đang dùng bộ kit này để test nhanh. Có một dụng cụ bấm một cái vào đầu ngón tay để lấy máu, sau đó nhỏ máu vào cái ô ở giữa, thế là xong.
Mr Seen
CAO CẤP
4 năm
đáng sợ quá đi haizzz

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019