CPU throttling (throttle, CPU bị "thọt") là gì? Nó ảnh hưởng đến hiệu năng của laptop ra sao?

Duy Luân
18/8/2020 22:40Phản hồi: 132
CPU throttling (throttle, CPU bị "thọt") là gì? Nó ảnh hưởng đến hiệu năng của laptop ra sao?
cover_home_cpu_throttling_throttle.jpg

Sau khi mình mua MacBook Pro 16" Core i9, một số anh em hỏi rằng máy mình có bị throttle hay không. Lúc đó mình khá ngạc nhiên vì không biết về khái niệm này, thế là quyết tâm Google. Đây là những cái mình tìm hiểu được, mời anh em đọc qua để biết CPU throttling (hay gian hồ còn gọi là CPU bị throttle, CPU bị thọt) có nghĩa là gì, nó ảnh hưởng đến trải nghiệm của bạn ra sao.

CPU throttling (throttle) là gì?


Mình coi trên “từ điển” của PCMag thì thấy rằng CPU throttling là quá trình điều chỉnh lại xung nhịp của CPU trong một chiếc máy tính. Máy tính ở đây có thể là một cái máy desktop, một chiếc laptop, smartphone, tablet, hay thậm chí là server đang chạy trong một data center. CPU throttling còn được gọi là Dynamic Frequency Scaling.

Thường thì khi người ta nói tới CPU throttling, người ta thường nói về việc CPU tự động giảm xung nhịp. Còn việc CPU tự tăng xung lên khi cần thiết (boosting) cũng là một dạng Dynamic Frequency Scaling nhưng người ta không hay nói về việc này nếu đang thảo luận về throttling.

Mục đích của CPU throttling có thể là để tiết kiệm điện. Lúc đó chắn chắn máy sẽ chậm đi nhưng khi bạn làm các việc nhẹ nhàng thì điều này không nghiêm trọng. Hoặc khi điện thoại, máy tính đang không chạy nặng, CPU cũng tự giảm xung để giảm mức độ tiêu thụ điện. Việc này có ý nghĩa với thiết bị di động hoặc server (giảm tiền điện khi vận hành).

Ngoài ra còn một khái niệm gọi là thermal throttling, tức là máy tính sẽ tự điều chỉnh lại xung nhịp CPU tùy theo lượng nhiệt đang tỏa ra. Khi CPU chạy quá nóng, nó có thể giảm xung nhịp để giảm nhiệt lượng toả ra từ con chip và mát cả cái máy. Khi máy quá nóng, nó sẽ ảnh hưởng không chỉ tới người dùng (sờ vào nóng quá thì thấy khó chịu), và ảnh hưởng đến tuổi thọ của các linh kiện khác, nhất là pin. Đây cũng là khái niệm mà chúng ta đang nói tới trong bài này.

Tùy theo nhà sản xuất mà mỗi chiếc máy tính sẽ có điểm throttling khác nhau. Ví dụ, đây là kết quả test của @bk9sw khi test hai chiếc Dell Precision 5750 và Precision 5550:

Như vậy tới khi thực hiện xong các bài test này thì mình kết luận hiện tượng throttle xảy ra trên cả 2 chiếc máy này với cùng một chế độ hiệu năng. Tuy nhiên, Precision 5750 cho hiệu năng tốt hơn đáng kể trên cùng CPU. Luôn có ít nhất là 1 nhân xấp xỉ ngưỡng 100 độ C nhưng các nhân còn lại ở mức chấp nhận được, 85 - 90 độ C trong khi trên Precision 5550, các nhân thường bị kéo lên mức nhiệt trên 90 độ C liên tục. Điều này cũng giải thích cho việc Core i7-10750H trên Precision 5750 giữ được xung cao hơn, nhân nào quá nóng tự cắt xung xuống nhưng các nhân mát hơn vẫn giữ được xung cao, trái với Core i7-10750H trên Precision 5550, nó nóng đều các nhân và khi cắt xung thì cắt đều luôn.

Còn với MacBook Pro 16" Core i9 của mình, theo test của Apple Insiders thì CPU có thể lên tầm 90 độ mà vẫn giữa được xung nhịp cao hơn hoặc bằng so với mức mà Apple hứa hẹn (khoảng 2,8GHz đến 3GHz). Mức này đang dùng để chạy nặng và render bằng công cụ Cinebench. Mình cũng Google thêm vài bài test thì có người bị giảm xung CPU xuống chỉ còn 1GHz cho một nhân khi nhiệt độ lên tầm 120 độ (các nhân khác thì không biết, vì không nói tới) lúc chạy Windows trên MacBook Pro 16" thông qua Bootcamp (từ đó đến nay chạy Win trên Mac luôn nóng hơn so với bình thường).

Ngoài CPU ra thì GPU cũng có thể bị throttle nhé.

CPU throttling ảnh hưởng tới hiệu năng như thế nào?


Việc giảm xung nhịp có nghĩa là CPU sẽ xử lý được ít lệnh hơn trong mỗi giây, nên hiệu năng sẽ giả xuống.

Ngày nay, CPU throttling không có nhiều ý nghĩa trong việc giảm điện năng tiêu thụ của laptop vì CPU hiện đại đã được tối ưu rất tốt khi chúng không phải làm việc nặng (idle state), lúc đó chip tiêu thụ rất ít năng lượng. Một lý do khác nữa là vì các CPU thường sẽ cố gắng hoàn thành công việc trong thời gian ngắn nhất có thể bằng cách đẩy xung lên cao, sau khi xong việc thì giảm xung trở lại bình thường (phương pháp này gọi là computational sprinting hay race to idle). Cách này hiệu quả hơn so với việc chạy làn nhàn ở xung nhịp thấp trong thời gian dài.

Quảng cáo



Còn trong trường hợp CPU throttling diễn ra vì vấn đề nhiệt độ, nó sẽ làm cho máy của bạn chậm đi mỗi khi máy bị quá nóng. Ví dụ, khi bạn đang chơi game mà tự nhiên thấy số khung hình tuột xuống, game giật đi thấy rõ, phải thoát game đợi một lát mới chơi lại được bình thường thì đó chính là ảnh hưởng của CPU throttling. Trong các công việc như encode video, xử lý các tác vụ tính toán rất nặng trong thời gian dài liên tục khiến nhiệt độ tăng cao, công việc của bạn cũng sẽ bị chậm đi vì CPU giảm xung lại.

Như hồi 2018 khi MacBook Pro 15" mới ra mắt, phiên bản chạy CPU Core i9 gặp vấn đề về tản nhiệt nghiêm trọng khiến máy quá nóng, hiện tượng CPU throttling có diễn ra khiến chip Core i9 mà hiệu năng cũng chỉ ngang với bản Core i7, hóa ra là người dùng đang phí tiền nâng cấp! Sau đó Apple cập nhật phần mềm để khắc phục một phần, và tới MacBook Pro 16" thì họ điều chỉnh cả thiết kế của máy để tản nhiệt tốt hơn, giảm tình trạng CPU throttling.

CPU throttling phụ thuộc vào thiết kế hệ thống tản nhiệt của laptop


Tùy vào thiết kế của máy tính và khả năng tản nhiệt của nó mà điểm throttle của mỗi chiếc máy sẽ khác nhau. Có khi cùng CPU nhưng máy này tốt máy kia kém (kém là khi mới chỉ chạy nặng được một tí mà CPU đã quá nóng và bị tuột xung).

Có một điều thường thấy đó là các máy mỏng nhẹ quá không có hệ thống tản nhiệt ngon mà cố nhét CPU mạnh vào thì sẽ dễ bị throttle hơn so với các máy dày hơn, có hệ thống tản nhiệt hiệu quả (như trường hợp của MacBook Pro 15" 2018). Tuy nhiên đây không phải là điều luôn đúng, phải xét từng con máy, từng model, từng thế hệ thì mới nói được.

Ví dụ, bên dưới là hệ thống tản nhiệt của Dell Precision 5750 so với 5550. Phiên bản Precision 5550 vẫn dùng tản nhiệt ống đồng thông thường với 2 quạt. 2 ống đồng đi cắt giữa CPU và GPU, nó sẽ không tản nhiệt tập trung cho 1 linh kiện riêng lẻ. Trong khi đó, chiếc Precision 5750 dùng hệ thống tản nhiệt buồng hơi (vapor chamber) cho CPU và nó cho thấy hiệu quả tản nhiệt tốt hơn đáng kể so với giải pháp ống đồng thông thường.

Quảng cáo


5104387_Precision_5550_heatsink.jpg
Còn đây là hệ thống tản nhiệt của MacBook Pro 16". Apple nói kiến trúc tản nhiệt này được thiết kế lại so với MacBook Pro 15": quạt lớn hơn, cánh quạt được thiết kế để tối ưu hóa luồng không khí khi di chuyển trong quá trình làm mát, và các bổ sung các khe tản nhiệt để tăng hiệu quả. Các cải tiến này hứa hẹn đem lại hiệu năng cao trong thời gian dài. Hay nói cách khác, khi bạn chạy nặng, MacBook Pro 16" sẽ có khả năng duy trì nhiệt độ ở mức không làm cho throttle mà vẫn đạt được hiệu năng cao.

MacBook_Pro_16_inch.jpg

Mình thường xuyên xuất video 4K trên con MacBook Pro 16" của mình, mỗi lần xuất khoảng 10-20 phút thì chưa thấy ảnh hưởng. Một cái nặng hơn mình từng làm đó chạy model machine learning để nhận diện sản phẩm với luồng video thời gian thực từ nhiều camera.

Mình có thể chạy cái này liên tục khoảng 30-45 phút thì máy vẫn không thấy bị chậm đi. Nếu chạy tác vụ này trong thời gian dài hơn thì máy nóng lên nếu để trong phòng không bật quạt, lúc đó sờ vào cạnh trái của máy sẽ thấy nóng. Nếu bật quạt lên hoặc bật máy lạnh để phòng mát mẻ thì cạnh trái sẽ chỉ hơi ấm, không bị nóng nữa.

Mình có nghiên cứu vài trang và kênh YouTube thì thấy một cách mà người ta thường dùng để giảm nhiệt độ (và giảm tình trạng throttling với các máy gặp tình trạng này) đó là trét lại keo tản nhiệt lại cho CPU, GPU. Mình chưa từng làm điều này bao giờ, và mình không chắc rằng việc tự dán lại keo tản nhiệt cho laptop có làm mất bảo hành hay không (mình đoán là có). Phần này thì nhờ anh em comment chia sẻ thêm nhé.
132 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

boyhk_206
TÍCH CỰC
4 năm
Người bỏ tiền mua máy thì ít ai Chê.
Người không mua. Không có nhu cầu thì hay chê nóng này nọ.

Mua máy làm việc miễn sao nó xử lý công việc tốt, kiếm tiền được là được rồi.

Nóng nếu có hỏng có Apple bảo hành thay mới. Lo gì.
nhqdat
TÍCH CỰC
4 năm
@boyhk_206 Mua con lap core i7 về để render video. Thấy xung max lên được 4GHz, chắc mẩm con này ngon cơm đây.
Mịa, render video CPU lên 100%, xung thọt xuống còn 2.2 GHz thế mua con i7 về làm đếch gì. Làm các kiểu thì mới kéo lên được 2.7GHz ở CPU 100% mà vẫn duy trì được nhiệt độ CPU ở 80 độ C.
Cú lừa thế kỷ của Intel + nhà sản xuất laptop.
Mợ, già đầu mà còn ngu. Thôi ráng chịu vậy, bệnh chung rồi.
boyhk_206
TÍCH CỰC
4 năm
@zerolove77 mình bán fpt mà giá tốt hơn nhiều nè kkkk
boyhk_206
TÍCH CỰC
4 năm
@Duy Luân Cực an tâm Luân nhé. Được Apple gửi xác nhận trực tiếp về luôn.
Nếu thích đăng ký của fpt cũng có. Và nhận chứng nhận của fpt

Giá chiết khấu cực tốt. Tiết kiệm được gần cả triệu.
anfang
TÍCH CỰC
4 năm
Mac 16" này ko bị giảm xung khi chạy hơn 30 phút với load 100% là ngon rồi. Mua máy phải quan tâm nó duy trì hiệu năng cao trong bao lâu, chạy vài phút tụt xuống dù nó đẹp như mấy con precision mới cũng ko ham. Cách tốt nhất là để cái quạt máy kế bên thổi là mát lạnh 😃
canon30
TÍCH CỰC
4 năm
@anfang Yeah chừng đó rồi tụt, sau đó lại tăng thì ok chứ tụt cả 1/2 tiếng rồi mới tăng thì không chơi được
huybm
TÍCH CỰC
4 năm
@anfang Chạy sơ sơ mấy cái objects detection thì CPU không max đâu mà bảo load full. Cơ bản là test chưa hết mức của con i9 nên chưa đánh giá được hết việc apple cải thiện được hệ thống giải nhiệt chưa.
@huybm 30 khung mỗi giây liên tục, cũng phê đấy 😆 còn nặng hơn thì không biết, mình chưa thử
pokemega
ĐẠI BÀNG
4 năm
Bởi vậy mới cần chuyển qua amd , vừa mạnh vừa mát
MyNami
TÍCH CỰC
4 năm
@pokemega Nói mồm
Nghe nói có vụ ASUCK cố tình bịt khe tản nhiệt của máy xài chip AMD, để nó bị thọt. Lý do là sợ máy mát quá hiệu năng ăn đứt In Tèo =]]
Năm nào thì Apple bóp cho modem Quán Cơm thọt....ngang với modem In Tèo. Sao phốt nào cũng có anh Tèo ở trỏng vậy trời =]]
traitay95
TÍCH CỰC
4 năm
@Rich Leon Intel còn sợ bị lộ bí mật thiết kế chip khi nhờ tsmc, nói chuyện thấy mắc i~a
Mua macbook i9 là dở i9 gắn lên imac mới bung lụa sức mạnh dc
thailevi
TÍCH CỰC
4 năm
@Ngothien123 Tháo bo mạch vừa sài vừa ngâm tủ đá chắc max phê nhỉ.
@thailangtu26 Sao bằng đổ nitơ lỏng 😆
@Ngothien123 iMac gắn i7 còn thọt nữa là i9! 😁
Nói chung laptop mà muốn tản nhiệt tốt thì phải chịu khó dày, nặng,chống nước kém.
Còn đã đòi mỏng nhẹ mà còn tản nhiệt tốt, chống nước thì leo lên đầu người khác ngồi luôn đi
thailevi
TÍCH CỰC
4 năm
@thientuegamer Thì bởi vậy, tụi nó thích sang trọng mà còn đòi hỏi hiệu năng, giá rẻ nữa, nên mấy thằng thiết kế nó mới tạo ra những con CPU, mẫu máy throttling kiếm thêm phân khúc khách hàng chứ.
@thailangtu26 Đòi hỏi đó hợp lý mà 😁 nó phải làm tốt dần lên thôi. Chứ đòi hỏi quá có lý
Tự dán lại keo tản nhiệt thường ko mất bảo hành nhé. Đó là việc bảo trì máy, hao mòn trong quá trình sử dụng cần thay thế, lý do gì mất bảo hành đc. Macbook thì mình ko rõ chứ giờ các máy win, đa số đều bảo hành theo linh kiện chứ ko theo tem tổng thể của máy. Nghĩa là cái gì theo máy từ lúc xuất xưởng sẽ được bảo hành nếu nó lỗi, còn cái gì lắp thêm vào thì ko đc bảo hành
@Vmemory Tem đó bạn bóc đi thoải mái, mang ra trung tâm bh vẫn đc bh bình thường nhé
thailevi
TÍCH CỰC
4 năm
@trantuananh1996 Cái này thì đồng ý với bác nè, mình mua cho công ty cả chục con máy, mỗi lần bảo trì là thấy mắc mệt rồi, chứ đợi nó bảo hành xong, công ty đóng cửa khỏi làm việc luôn.
Vmemory
CAO CẤP
4 năm
@traind Gần đây cũng có mua vài món linh kiện, chỗ bán còn chẳng thèm dán tem gì cả, chỉ có tem hãng, cứ đem lại là nhận tuốt
Còn laptop thì cám ơn bạn đã cung cấp thông tin
nhqdat
TÍCH CỰC
4 năm
@Vmemory Cũng vẫn tem đè lên con ốc thôi. Bung máy thì tháo tem. Mua con máy mới về, tự bung ra lắp thêm RAM, SSD, bôi lại kem tản xịn luôn. Kệ mịa cái bảo hành 😃 Giờ hết bảo hành rồi nên cũng kệ mịa nó luôn.
Tra keo tản nhiệt ngoài chắc ăn mất bảo hành luôn rồi 😁.
Có vài bạn kiểu làm việc nặng trên Macbook tự chế tản nhiệt nước. Mua cái block tản nhiệt áp vào mặt sau của Macbook, lắp máy bơm cho bơm nước từ thùng xốp có chứa nước + đá gel tuần hoàn lên xuống, giảm được hơn 10 độ 😂
traind
CAO CẤP
4 năm
@Magicdarknight Bọn china nó còn độ thẳng tản nước kèm theo tản stock của laptop thấy cũng khá ngon. Ko thấy ảnh hưởng đến hình thức nhưng xđ mất bh
@traind Nên cách mà mấy ông kia áp cái block tản nhiệt lên mặt sau, không tác động gì đến bên trong máy sẽ vẫn còn bảo hành, nhược là chỉ máy mặt đáy của máy bằng kim loại và khe tản nhiệt không được nằm dưới mặt đáy mới sử dụng được 😁
traind
CAO CẤP
4 năm
@Magicdarknight Thấy bọn china nó độ ống tản nước cũng gọn gàng lắm. Tháo phần bơm ra dc khi cần đem đi nên ko ảnh hưởng đến hình thức vì ko phải đục đẽo gì.
Hiệu quả rõ ràng giảm dc 15-20 độ mà chưa thấy hãng laptop nào làm.
@traind Bạn có cái link không mình nghía thử, được thì chế cho vui 😁
cứ máy cao cấp mà dùng
solid0207
TÍCH CỰC
4 năm
Dell XPS là trùm bị vụ này
Nó k có tản nhiệt VRM
Em thấy cái từ throttle này về vn hình như đọc lái đi là thọt đấy ạ 😆
@assasin13890 Đúng rồi 😃) bị thọt 😃)
@Duy Luân Ngẫm lại thấy đúng khớp nghĩa luôn bác nhỉ 😃))
Để ý trong windows chỉnh power plan thì cũng ảnh hưởng đến xung nhịp cpu nữa. Nhiệt độ CPU vượt ngưỡng 80 độ C thì nó bắt đầu hạ xung nhịp.
"keo" tản nhiệt thì phải dùng từ "trét", miếng tản nhiệt (thermal pad) thì mới dùng từ "dán" 😆
Và để tăng khả năng tản nhiệt thì người ta "thay" keo tản nhiệt bằng loại tốt hơn, chứ nói như mod thiên hạ lại tưởng bình thường k có tí keo tản nào
Có con Asus gaming gì chạy Ryzen, mới ra, thọt quá thọt do tản nhiệt quá cùi. Mà đem ra nói thì Asus fan bu vô chửi 😆
Góp ý 1 tý về thermal throttling là việc giảm CPU xung nhịp không phải để "làm mát" mà là để GIẢM NHIỆT LƯỢNG tỏa ra từ CPU, khi đó hệ thống làm mát mới có thể kịp tỏa nhiệt. Mod nên tránh dùng từ sai ý nghĩa.

Thường thì ngưỡng "chung chung" khi nói về thermal throtling mà mấy Youtuber như Linus hay đề cập là khoảng 100 độ C. Nhưng để trình bày thêm thì chắc phải xem lại 1 tý vì mình không nhớ hết. Nên thôi tạm đến đây thôi.
@Không Ngán Gì Chỉ Ngán Bom Đã update
nhqdat
TÍCH CỰC
4 năm
@Không Ngán Gì Chỉ Ngán Bom Ngưỡng 100 độ C thì là ngưỡng giới hạn rồi. Chạy 80 độ là đã nóng như lửa rồi. Cỡ > 80 độ mà chạy lâu dài mạch in bong ra hết.
@nhqdat Không phải đâu bạn. Với con người thì 80 độ là nóng. Nhưng với máy tính thì 80 độ là bình thường. Hầu hết các máy hiện tại khi chơi game hay render nều xoay quanh mức này. Còn về bảng mạch thì bạn cứ tìm hiểu thêm, bình thường khi hàn nhiệt độ đã tầm 220 độ rồi, nên bảng mạch chắc chắn là chịu được hơn nhiều.
Về ngưỡng 100 độ theo mình nhớ không chính xác là để tránh cho việc hư hỏng cấu trúc silicon của vi xử lý khi chạy lâu dài. Còn cụ thể thế nào thì mình vẫn chưa tìm hiểu thêm nên chưa nói thêm được. Nhưng chắc chắn là ngưỡng 100 độ là khá phổ biến vì xem Linus test thấy toàn ép bi lên 9x độ không thôi. =)))
nhqdat
TÍCH CỰC
4 năm
@Không Ngán Gì Chỉ Ngán Bom chắc bạn thuộc thế hệ trẻ nên đã quen với việc CPU chạy 80 độ trên laptop, vì thời gian gần đây nhiệt độ này đã trở nên bình thường do hệ thống tản nhiệt của laptop không đủ sức tản nhiệt cho CPU ngày càng nhiều nhân với xung nhịp cao.
Trước đây các CPU có số lượng transitor ít, ít nhân hơn nên Intel công bố thông số của CPU là Tcase tức là nhiệt độ tối đa cho phép của CPU tại vỏ của nó. Ví dụ Pentium 4 là khoảng 70 độ, Core2 Duo và Core 2 Quad khoảng 72-74 độ. Chỉ có các chip cho máy xách tay không đảm bảo tản nhiệt thì họ công bố thông số T junction, ví dụ Pentium M hay Pentium Centrino đều có T junction là 100 độ C, giống như hiện tại thôi. Dạo này, các CPU để bàn cũng to nặng nên Intel không công bố Tcase nữa mà chỉ công bố T junction. Tcase thì vượt quá không sao, tuổi thọ CPU chỉ giảm thôi, nhưng Tjunction vượt quá thì đi con CPU. Tất nhiên Tcase cao là do Tjunction cao.
Do vậy, hầu hết các máy đời trước này phải làm sao duy trì nhiệt độ của CPU dưới 70 độ ở 100% tải CPU. Rất ít máy chạy mà CPU lên 80 độ.
Đến nay, vì CPU quá nóng nên Intel chỉ công bố T junction thôi, vì để duy trì Tcase dưới 70 độ như trước kia thì hệ thống tản nhiệt khá to và nặng tiền. Cộng với yêu cầu về độ bền của máy tính không được đặt nặng như trước đây do vậy mà người ta quen với nhiệt độ cao. Thực sự thì 80 độ C đã là rất cao rồi, nếu muốn máy bền thì phải làm sao giảm xuống còn 70 độ khi CPU full load.
Còn về mối hàn thì bo chỉ hàn có 1 lần và thời gian hàn rất nhanh nên ảnh hưởng không nhiều đến mạch in. Chứ nếu bạn tháo ra hàn lại linh kiện khoảng vài lần thì cái đường mạch in nó đi ngay. Tính ra vài lần hàn thì thời gian chịu nhiệt có khoảng vài phút chứ mấy.
@nhqdat Có thể mình chưa nói nên có sự hiểu sai ngữ cảnh ở đây:
1. Mình đang nói chung về CPU, chứ không nói riêng laptop và cũng không nói riêng gì Intel cả. Đúng là trên thực tế mỗi dòng CPU sẽ có khuyến cáo về nhiệt độ vận hành riêng chứ không có con số cố định. Việc bạn trình bày ở trên hoàn toàn không có gì phải nói thêm. Tuy nhiên hiện tại khác trước đây nhiều lắm, đem số liệu trước kia ra nói thì hơi khập khiễng, dù rất bổ ích.
2. Ngữ cảnh thứ 2 là đang nói về CPU throttling, rộng hơn thì có thể thêm luôn GPU throttling. Và muốn cho đạt ngưỡng thiết kế để xảy ra throttling thì không phải xài "bình thường" là được. Nên mình nhấn mạnh ngữ cảnh để không bị lạc đề.
3. Kiến thức về Tcase và Tjunction khá bổ ích đó. Nhưng nhờ bạn nói thêm hiện sensor đọc nhiệt độ mà các ứng dụng monitor đang dùng là áp dụng cho chỉ số nào. Ví dụ CPU-Z đọc 80 độ Tcase mà đi so vs Tjunction thì tạch là phải. Với lại có thể nói thêm về các dòng CPU gần đây của Intel hay AMD để anh em học hỏi. Chứ giờ còn ai xài Core2 hay Pen4 đâu.
4. Mình là dân PC và là team đỏ.
5. Việc chia sẻ ở đây mang tinh thần học hỏi là chính. Mong bạn kiềm chế các câu nói áp đặt cá nhân như mình là người trẻ hay chỉ xài laptop 80 độ này nọ. Mình vẫn còn con Pen2 chạy 98 phà phà ở nhà đây nhé.
Máy ultrabook mỏng nhẹ thì cứ i5 dòng U mà tán. Khỏi phải lăn tăn.
bupbechanh
TÍCH CỰC
4 năm
@from team b with love Laptop người ta dùng để làm việc tải nặng công suất cao, hiệu suất lớn, CPU I7-I9 chạy 100% suốt 1 tiếng, RAM ăn tới 32-64 GB, chưa kèm card màn hình xịn tích hợp, thì con I5 dòng U tuổi gì mà so ra đây, có chăng I5 dòng U chỉ dành mấy đứa lướt web, đọc báo, gõ vài văn bản vớ vẩn.
@from team b with love Các dòng nó khác nhau thế nào nhỉ?Em cũng ko để ý mấy cái này lắm
@bupbechanh đang nói ultrabook mỏng nhẹ mà bạn. Muốn làm việc hardcode, render vài tiếng hay cả ngày kèm card màn hình rời các thứ thì né mấy con ultrabook mỏng nhẹ ra cho an tâm.
OneNine4
ĐẠI BÀNG
4 năm
@bupbechanh bác có thấy chữ ultrabook không? Hay bác nghĩ ultrabook là những thứ tốt nhất gom chung vô cái laptop? Hay bác có vấn đề đọc hiểu?
minh sp c
TÍCH CỰC
4 năm
Macbook pro 13 2020 vẫn nóng kinh khủng, dùng chrome xoay xoay liên tục. 😔((. Không biết là do máy hay do OS nữa.
@minh sp c Hay do chrome?
traneupcqk
TÍCH CỰC
4 năm
@minh sp c có thể do web đểu, hoặc là do chrome.
Thằng chrome thì nhanh thật nhưng e cảm giác nó chạy không ổn định. Em dùng bản mobile trên note10+ mà cuộc 1 trang web nó cứ giật đùng đùng, chuyển sang samsung browser thì mượt vãi đạn
thailevi
TÍCH CỰC
4 năm
@minh sp c Dùng Safari xem nóng không là biết tại máy hay chrome ha.
nhqdat
TÍCH CỰC
4 năm
@traneupcqk Do cái cách mà người viết thực hiện thôi bác, load data trang web render tab hiện tại rồi lưu trên RAM thì lướt nó chạy mượt ào ào. Thằng samsung browser nó chơi kiểu đó, còn ông nội Chrome thì load data web lên RAM thôi, vuốt đến đâu render đến đấy nên cuộn nhanh thì nó giật vãi ra.
Chơi đểu hơn như Safari trên IOS thì render xong lưu trên RAM rồi giới hạn tốc độ cuộn nữa, tức là có vuốt nhanh tốc độ ánh sáng thì Safari vẫn chỉ cuộn tới tốc độ tốc độ max đã được giới hạn rồi. Bao mượt.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019