TTBC23

TTBC23


CS:GO tạm biệt sau 11 năm: Cuối cùng trò chơi "tiêu diệt Counter-Strike" lại chính là CS2

P.W
27/9/2023 13:4Phản hồi: 76
CS:GO tạm biệt sau 11 năm: Cuối cùng trò chơi "tiêu diệt Counter-Strike" lại chính là CS2
Ngày 21/8/2012, Counter-Strike: Global Offensive chính thức phát hành sau chừng một năm thử nghiệm. Dám khẳng định, hơn 1 thập kỷ trò chơi bắn súng trực tuyến này phát hành, nó đã song hành với tuổi thanh xuân của biết bao anh em Việt Nam, vì mình cũng là một trong số đó. Mấy ngày nay mình nhìn trên mạng xã hội, thấy nhiều người gen Y có, gen Z cũng có, đồng loạt chia sẻ những tấm hình kỷ niệm cả một khoảng thời gian dài nhiều năm trời gắn bó với cái trò mà bị gọi là “con ghẻ của Valve”.

Ừ thì cũng hơi đa sầu đa cảm. Chỉ là một cái trò chơi thôi mà, có gì mà phải bùi ngùi với chả kỷ niệm? Nói thế cũng không sai. Nhưng một khi đã đổ vào hai nghìn, ba nghìn, thậm chí có người 4, 5 nghìn giờ đồng hồ chỉ để chơi đi chơi lại ngần ấy bản đồ, vũ khí thì vẫn thế, cách chơi chẳng có gì thay đổi lớn, thiết nghĩ khoảng thời gian ấy cũng đủ để con người ta có cảm giác luyến tiếc.

tinhte-cs6.jpeg

Luyến tiếc khoảng thời gian hao phí vì cắm đầu chơi game thì chắc chắn không phải. Có chăng, những người gắn bó lâu với CS:GO luyến tiếc hơn cả chính là những kỷ niệm, những pha xử lý cả đời chắc chỉ làm được một hai lần, những tràng cười sảng khoái trong một trận đấu, hay những cảm xúc tột cùng khi xem những trận đấu trong những giải thể thao điện tử, cổ vũ cho những cái tên anh em hâm mộ, nơi những người giỏi nhất hành tinh làm những điều mà có khi bật hack lên, người bình thường cũng chẳng làm được.

Thực tế thì chúng ta có hai cái tên gắn liền với xu hướng bùng nổ cả về quy mô lẫn giải thưởng của thể thao điện tử. Một là Counter-Strike, và hai là Dota. Bước chuyển từ 1.6 sang Global Offensive, và bước chuyển từ Defense of the Ancient, từ chỗ chỉ là bản mod trên Warcraft 3 sang bản game riêng DOTA 2 diễn ra vào cùng một thời điểm, cách nhau có 1 năm.


Tháng 3/2012, giải major cuối cùng tổ chức dựa trên nền tảng bản game CS 1.6 được tổ chức, IEM Season VI World Championship, Hannover, Đức. Ở thời điểm này, tổng giá trị giải thưởng đã cán mốc 100.000 USD. Anh em có tin, hai trong số những tuyển thủ tham gia giải đấu ấy, giờ vẫn còn thi đấu chuyên nghiệp không? Một trong số đó chính là karrigan đấy.

tinhte-cs5.jpeg

Rồi tới tháng 8/2012, giải đấu đầu tiên thi đấu trên nền CS:GO được tổ chức, Copenhagen Games 2012, giải thưởng trị giá… 1000 EUR, nhất ăn tất. Mình nhớ như in cái thời đấy phỏng vấn Neo, Get_Right, rồi cả mấy gosu thời 1.6, hỏi có thích chuyển sang CS:GO hay không, ai cũng có vẻ phản đối, vì vốn đã quá quen với cách chơi và chiến thuật cũng như đồ hoạ dễ nhìn của 1.6. Nhưng có lẽ vật đổi sao dời là thứ không thể tránh khỏi. Các tổ chức cũng dần dần phải chuyển qua thành lập team CS:GO, những gamer chuyên nghiệp cũng phải tập lại những thứ mới trong game.

Chứ nếu so sánh với thời 1.6, làm gì có mấy quả ném smoke canh vết ném lên cao để nó rơi xuống đúng vị trí từ xa, không thể tiếp cận trực tiếp để ném khói che tầm mắt địch? Rồi thì cũng làm gì có bom lửa để chặn rush hoặc chống camp? Việc kết hợp giữa cách chơi quen thuộc của 1.6 với hiệu ứng vật lý của CS:Source cũng khiến những người chơi phải làm quen lại từ đầu nhiều khía cạnh của game.

Những người đến với CS:GO sau này có lẽ cũng không biết rằng, những ngày đầu game ra mắt, nó là một mớ hỗn độn đúng nghĩa đen.

tinhte-cs7.jpeg

Để game không quá khó khăn với những người chơi mới, toàn bộ những bản đồ được bao phủ một màn sương mờ mịt để giảm tầm nhìn, tránh việc những tay súng đã có kinh nghiệm hạ gục đối thủ từ xa. Rồi trong bản build beta đầu tiên mà Turtle Rock Studios phát triển, súng ống hoàn toàn không có spray pattern cố định như anh em nhớ.

Cái thời điểm game mới ra mắt, tất cả mọi phàn nàn từ cộng đồng người chơi CS:GO đều có thể quy về một mối: “Khi chơi nó không giống 1.6 chút nào”. Chơi CS:GO cảm giác rất giống Source, phiên bản ít người chơi và ít nổi tiếng hơn trong series Counter-Strike. Trong mắt nhiều người, game dù chơi vẫn thích, nhưng có cảm giác Valve “quảng cáo láo”, vì theo họ, CS:GO được định vị thay thế hoàn toàn cho 1.6, phiên bản đã có tuổi đời cũng ngót nghét gần 10 năm.

Quảng cáo



tinhte-cs8.jpg

Để bào chữa cho Valve, thì engine GoldSrc dùng để phát triển Half-Life, hay sau này là Counter-Strike cũng đã có tuổi. Tốc độ phát triển của công nghệ, cả phần cứng lẫn phần mềm khi ấy cho phép tạo ra một trò chơi với tốc độ khung hình vượt qua con số 100 mà CS 1.6 có thể hiển thị trên màn hình. Cùng lúc, thời điểm năm 2012, 2013, các nhà sản xuất màn hình cũng đã làm chủ được công nghệ, để những chiếc màn hình LCD không còn bị giới hạn ở tần số quét 60Hz, kém hơn những màn hình sử dụng bóng CRT, tần số quét 75Hz nhưng gần như không có bóng mờ ở thời kỳ 1.6 nữa.

Anh em lớn tuổi từng xem những giải đấu CS:GO đầu tiên chắc chắn sẽ nhớ những chiếc màn hình Eizo của Nhật Bản trên bàn máy tính thi đấu. Thời đó Eizo Foris FG2421 phải gọi là đỉnh cao của màn hình gaming, với cái tấm nền VA Full HD tần số quét thực 120Hz. Thời ấy, Eizo không bán chính hãng ở Việt Nam, nên đó cũng chỉ là ước mơ của bao nhiêu anh em.

[​IMG]

Dám khẳng định, CS:GO là một trong những trò chơi khiến các hãng sản xuất gaming gear và thiết bị ngoại vi PC chạy đua để tạo ra những sản phẩm tốt hơn phục vụ anh em gamer. Quãng 1 đến 2 năm kể từ khi CS:GO phát hành, liên tục có những chiếc màn hình 144Hz ra mắt thị trường: BenQ XL 2420TE, AOC G3460PQU… Giá của chúng, vì công nghệ 10 năm trước bị giới hạn, nên một cái màn hình độ phân giải Full HD, kích thước 24 inch đắt ngang một cái màn hình IPS 27 inch 4K 144Hz của năm 2023. Vậy mới thấy nhu cầu thị trường và cạnh tranh đã giúp các sản phẩm trở nên dễ tiếp cận đến mức nào.

Cũng phải khẳng định, đối với nhiều người, toàn bộ quá trình thưởng thức CS:GO trong hơn chục năm qua không chỉ là những trận đấu nghẹt thở giằng giật từng round một. Nó còn là cái cảm giác được xem những gamer chúng ta hâm mộ thi đấu trên sân khấu, xung quanh là hàng nghìn khán giả với đủ mọi cung bậc cảm xúc, chẳng thua bất kỳ bộ môn thể thao trong nhà nào, à đôi khi còn hơn thế.

Quảng cáo



tinhte-cs4.jpeg

Mỗi anh em mê CS:GO sẽ có một trận chung kết mà họ ghi nhớ nhất. Có thể đó là sự trỗi dậy của Luminosity Gaming, 5 anh em Brazil. Cũng có thể đó là thời điểm Astralis thống trị làng CS:GO toàn cầu với 4 cái cúp major liên tiếp. Cũng có anh em cảm thấy xúc động khi Na'Vi cuối cùng cũng giành được một chiến thắng. Nhưng với mình, chắc chắn mình sẽ nhớ mãi cái khoảnh khắc cuối cùng ở ESL One Cologne 2014:



11 năm tồn tại, nhất là với thể thao điện tử, nơi có tốc độ đào thải và khả năng những cái tên mới vượt lên đánh bại những cựu vương là rất nhanh, CS:GO cũng không phải ngoại lệ. Anh em có tin, Việt Nam từng có một đội hình CS:GO cực mạnh, đánh bại từ Hàn đến Trung Quốc, rồi thì Singapore với Indonesia hoàn toàn không phải đối thủ. Tiếc thay những rắc rối bên trong và bên ngoài cuộc chơi đã khiến chúng ta tụt hậu. Lỗi của ai? Ai cũng có một phần, nhưng có một cái rất dễ nhận ra chính là cái cách chơi “cảnh sát bắn kẻ trộm” quá chân thực và có phần bạo lực của CS:GO luôn khiến các nhà tài trợ dè dặt với việc ủng hộ cho một đội tuyển CS:GO.

Chuyện này thực tế cả thế giới cũng bị chứ chẳng riêng gì Việt Nam. Một thuyết âm mưu, ai cũng coi là sự thật nhưng vẫn phải coi là thuyết âm mưu vì không nhà tài trợ nào xác thực. Bên Mỹ, vì có quá nhiều những vụ xả súng, nên thể thao điện tử bên đó tập trung cho những trò chơi mang phong cách giả tưởng, LMHT và Dota 2 chẳng hạn. Bắn súng thì cũng có những cái tên khác nhẹ nhàng, màu sắc vui tươi hơn hẳn như Valorant ra mắt quãng 2020.

tinhte-cs9.jpeg

Nói như thế là để nhấn mạnh vào một yếu tố. CS:GO giống hệt như một ông già từ chối thay đổi, đơn giản vì có vẻ như trò chơi cảm thấy ổn với tập khách hàng và cộng đồng nó sở hữu. Vậy là thiết kế vũ khí, mức độ bạo lực, hay những bối cảnh rất chân thực vẫn là thứ lôi kéo bao thế hệ người chơi là nam giới. Còn trong khi đó, những tác phẩm khác thì đi theo hướng nhẹ nhàng đơn giản để thu hút đa dạng người chơi, với những nhân vật được thiết kế với phong cách riêng, kích thích cộng đồng fan hâm mộ cosplay. Nhìn cộng đồng gamer nữ ở khắp mọi nơi trên thế giới ham mê Valorant, âu cũng là điều dễ hiểu.

Từ năm 2012 đến giờ đã có biết bao nhiêu trò chơi được ra mắt với tham vọng trở thành “Counter-Strike killer”, hạ bệ ngôi vương của tác phẩm này trong làng game bắn súng trực tuyến. Nhưng hình như chẳng có tác phẩm nào thành công cả.

tinhte-cs10.jpeg

Cái mà CS:GO chẳng cần làm mà vẫn giúp trò chơi thành công, chính là việc trò chơi luôn luôn có một cộng đồng người chơi lâu năm và cực kỳ trung thành, đặc biệt ở châu Âu và châu Á. Nhìn đâu cũng dễ thấy, ngay cả những gamer chuyên nghiệp mười tám đôi mươi trả lời phỏng vấn hỏi tại sao chọn Counter-Strike, câu trả lời luôn là “em thấy anh trai chơi” hoặc “hồi nhỏ ra tiệm thấy các anh lớn chơi”.

Không thiếu một bộ phận người chơi từ bản 1.1 map Italy “đấu 46 cổng vòm” rồi sang 1.6 chỉ bắn Dust 2 đã chuyển sang CS:GO và gắn bó đến tận bây giờ. Rồi nhờ việc game thu hút nhiều người cũ, những người mới chưa từng chơi những bản Counter-Strike nào trước đó cũng tò mò đến với CS:GO và bị cuốn hút bởi cái cảm giác điều khiển vũ khí dù khó nhưng cực kỳ chính xác, xứng đáng bỏ thời gian rèn giũa kỹ năng, cả di chuyển, chiến thuật lẫn sử dụng vũ khí trong game.

tinhte-cs2.jpeg

Đương nhiên, nói thế không đồng nghĩa với việc CS:GO là một trò chơi hoàn hảo.

Từng có thời điểm game tưởng chừng chết yểu, khi đến cả những gamer chuyên nghiệp cũng bị khoá tài khoản vĩnh viễn hoặc bị đưa vào tầm ngắm vì sử dụng phần mềm gian lận. Giờ nhìn lại thấy cũng không phải quá khủng khiếp, nhưng ở cái thời điểm những giải đấu eSport bộ môn CS:GO manh nha phát triển cả về quy mô lẫn giải thưởng, việc nhiều gamer chuyên nghiệp bị bắt quả tang dùng cheat là vết nhơ rất lớn, đủ để giết chết toàn bộ trò chơi vì cộng đồng chẳng còn lòng tin nữa. May mắn là những giải pháp mạnh tay Valve đưa ra đã phát huy tác dụng.

Nhưng còn với chúng ta, ngay bây giờ đến vào CS2 vẫn còn gặp hack cheat, thì cũng chưa rõ Valve sẽ ứng dụng giải pháp chống gian lận như thế nào để tạo ra sân chơi công bằng cho tất cả mọi người, hay chúng ta lại phải nhờ tới Faceit và ESEA.

tinhte-cs11.jpeg

Một điều rất xấu nữa, chính là cách một vài cá nhân lợi dụng hệ thống kinh tế với những vật phẩm ảo đắt tiền của CS:GO để trục lợi. Hiện giờ những trang đánh bạc đúng nghĩa đen, cho phép nạp tiền để quay thưởng ra skin súng CS:GO mọc lên như nấm, chạy quảng cáo khắp mọi nơi. Những trang này đôi khi sẵn sàng đánh vào cách trẻ em chưa hiểu rõ giá trị đồng tiền, chỉ biết nó là một con số rút ra từ thẻ tín dụng của cha mẹ, để lôi kéo các em bỏ tiền làm giàu cho các trang web “quay thưởng”. Cái này thì không chỉ riêng Valve mà chính các nhà lập pháp các nước cũng cần có những chế tài để quản lý, còn Valve khoá bot trade cũng không giải quyết được nhiều vấn đề.

tinhte-cs12.jpeg

Nếu tạm thời bỏ qua những vấn đề còn tồn tại, thì cũng phải thừa nhận, dù 11 năm CS:GO hoạt động và phục vụ hàng trăm triệu người chơi trên toàn thế giới, đôi khi chúng ta cáu kỉnh, phẫn nộ, sẵn sàng tuyên bố bỏ game. Nhưng rồi cũng chẳng có tác phẩm game bắn súng nào đem lại được cái cảm giác đã tay như CS:GO mang lại.

Và rồi cuối cùng, cũng chỉ có Counter-Strike 2 mới “giết chết” được CS:GO, khi máy chủ của trò chơi 11 năm tuổi chuẩn bị đến thời điểm ngừng hoạt động.

Với ngần ấy thời gian, có lẽ viết bao nhiêu cũng là không đủ. Nhưng dù muốn hay không, thì thời điểm phải nói lời tạm biệt với CS:GO cũng đã tới.
76 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Counter-Strike 2 tải về trên Macbook như nào nhỉ?
@Cừu con Tải steam về search CSGO trên store steam. Em dùng win nên cũng chẳng biết steam trên mac như steam win không
Screenshot 2023-09-28 200655.png
@Cừu con Chưa support nha bạn. Nếu có sẵn csgo trên mac thì có cho phép down cs2 về nhưng chưa cho chơi. Ae trên reddit/steam đang chửi ầm lên đó.
erio0502
ĐẠI BÀNG
2 tháng
@Nguyễn Duy Hải Kyle trên mac có cs2 rồi nhé, mới update từ CSGo lên hqua xong
@erio0502 Mình cũng update được nhưng ko chơi được, báo lỗi thiếu file exe 😔
Đọc mấy bài “điếu văn” này mình cứ thấy hơi buồn cười. Nó vẫn là nó chỉ nâng cấp engine và đổi tên thôi, còn cái bản chất nó vẫn là game CS.
@dualshoсk toàn lùa gà hút máu bác nhỉ
march3090
ĐẠI BÀNG
2 tháng
@dualshoсk Bản chất game CS từ lúc 1.1 đã vậy r =))
Wangdang76
ĐẠI BÀNG
2 tháng
@haobcyqhdvb bot cùi k được dạy câu khác à
có mỗi 1 câu cmt khắp nơi thế
@dualshoсk Đọc riết thấy mệt quá. Chỉ là bản nâng cấp lớn và đổi tên chứ có phải game mới hoàn toàn hay Valve nó bán đi đâu mà khóc lóc vkl.
23 năm trước , Go go go , fire the hole , enemy down , counter terrios win
@hoangduong-lgc Vẫn đang chơi 1.6 đây, lâu lâu rảnh làm vài ván Dust offline thôi, giải trí vẫn vui.
@Nhân 1512 Vẫn đang chơi 1.6 đây, online steam đàng hoàng. Trưa hay vào chơi 1 tiếng với ae g3m
wenquan
TÍCH CỰC
2 tháng
Mấy bạn Việt Nam giờ vẫn đang live tiktok CS 1.1
anlamana
ĐẠI BÀNG
2 tháng
@Dr.Son tây 2 ta 1 kk
wenquan
TÍCH CỰC
2 tháng
@Dr.Son Nhất trí là thấy hay thì cứ chơi thôi, nhưng chơi đi chơi lại bản games hơn 20 năm tuổi, không có giải đấu quốc tế cho nó nữa thì chỉ còn mấy bạn già 8x, 9x xem thôi. Muốn phát triển thì nên chơi những phiên bản games mới nhất, thịnh hành.
jimbo89
TÍCH CỰC
2 tháng
nhớ ngày nào còn cúp học đi thả bọ, giờ đã 2 mặt con
Cười vô mặt
@jimbo89 Bác chơi dơ quá haha
VincentLai
ĐẠI BÀNG
2 tháng
@jimbo89 Thả bọ half-life hả bro 😆
@jimbo89 đồng cảnh ngộ
erio0502
ĐẠI BÀNG
2 tháng
@jimbo89 chuẩn nhỉ, ra nét mấy ae bắn 1.1 chán rồi thì Half life ma đi, chán vd 😆)
mình thì chủ yếu chơi 1.6 mạng lan, không ham hố chơi online lắm, vì hack cheat nhiều, mà không có ae ngồi cạnh cảm xúc nó nhạt. Hết đh thì cũng hiếm khi chơi cs nữa
Tuổi thơ trốn học
Thời điểm đó mọi người chơi CS thì mình đang 'bận' đánh hạng Liên Minh Huyền Thoại 😁
Trò này gắn liền với thời học sinh của mình, lên đại học thì có mấy trò onl khác, thì thoảng hội bạn bè gặp nhau vẫn hẹn ra quán làm vài ván CS 😆
Nhớ lại thời trai trẻ đi làm tới trưa là lính cũng như sếp bay vô chiến CS 1.6, vừa bắn vừa la "mày hả mày" 😆

Giờ già rồi tới lượt coi thằng con bắn CS:GO
Mình chơi trò này bị chóng mặt buồn nôn
@hipppo thần kinh thép là đây.
@hipppo máy tính màn hình cùi chuyển động không đúng tần số mắt người dễ chóng mặt nếu mới tập chơi. kiếm màn hình 144 trở lên khác liền
Đã trải nghiệm sáng nay, tụi nó bắn giờ kinh quá giống như hack vậy, mới đưa đầu ra là headshot 😁
@datsogutaidia ko quen đó, chơi lâu mới quen. Chứ trò này mới chơi lại khó enjoy vcll. cứ 1 2 viên chết :| ảo ma
@shininglife Đúng rồi bác, tầm hơi hơi pro người ta đã bắn đầu là chính, pre fire các kiểu. Thời gian đầu mình chơi csgo cũng vậy, không hiểu sao chết lẹ cũng một phần do chưa quen map. Sau này chơi đỡ hơn thì game nó đôi co, cuốn hơn
voe
TÍCH CỰC
2 tháng
mỗi tối đi làm về vẫn lên làm 1 round vô discord chém gió !! config csgo không sài đc mấy hôm đang điều chỉnh!! cpu 3700x 2070s chơi vẫn hơi lag chắc phải mua pc mới
Hỏi ngu tý. Gen y gen z là gì cái này bên bộ y tế cấp gen hả. Chưa hiểu lắm
@Bơm Lốp Tàu Hỏa Gen là viết tắt của Generation, là “thế hệ”, quốc tế họ vẫn dùng
Đang Update lâu quá 😔
ht12
ĐẠI BÀNG
2 tháng
Mình chỉ ko hiểu một cái là laptop cũ của mình chơi CS:GO rất giật hầu như ko chơi đc còn Valorant ra mắt sau lại playable. Có vẻ Valorant tối ưu cấu hình tốt hơn, sau này đổi máy rồi cũng ko chơi CS:GO nữa vì hình ko đẹp và màu mè hiện đại như Valorant
@ht12 Khỏi lo vì CS2 đái vào valorant
@ht12 Valorant kiểu anime bạn, so với csgo kiểu như so nước ngọt với rượu hay cà phê vậy. Mỗi thứ có một chất riêng bạn hợp với cái nào thì sẽ feel với cái đó
Tôi luôn nằm trong top game CS Go. Nay update lên CS 2 thì cũng chỉ nâng cấp đồ hoạ còn kĩ năng và kinh nghiệm ở mọi map của toii vẫn thế và toii vẫn nằm ở top 1 thôi
march3090
ĐẠI BÀNG
2 tháng
@anhlucky2 Tay to thì vẫn tay to thôi 😆
@anhlucky2 Bớt nhiều mấy trick smoke one way 😆, mấy cái này tui lại gà, đỡ quá hehe
Sắp tới game bạo lực sẽ khó sống, thay vì giải trí thì nó đang hướng người chơi vào xu hướng bạo lực
@Yuri Yamamoto Mortal Kombat ngày một đông người chơi và ngày 1 bạo lực hơn.
Game GTA mới ra đời bị cấm đoán đủ kiểu ở nhiều quốc gia. Giờ bản mới càng ngày càng ít quốc gia cấm đoán.
Nhắc Valorant lại bực mình...xàm xí vãi đạn, bị ban phần cứng vô lý, gửi support thì nó cho mình thằng support tại VN, hỏi lí do bị ban thì đ nói được, xong kêu mình chuyển máy khác chơi...cái abcxyz nhà nó chứ không lẽ mình mua cái case mới chỉ để chơi valorant...từ đó xóa game
@theon2709 Ủa, có vụ này luôn ah? Mình mới lần đầu nghe đến ban phần cứng luôn, trước giờ chỉ thấy phần cứng không đủ yêu cầu thì vào game không được hoặc lag thôi chứ?
@kekk nó ban phần cứng đấy, hardware ban luôn...làm mình không đổi acc được luôn, đổi nó ban nốt acc kế
TunaQuin (Hỗ trợ người chơi VNG Games)

Oct 23, 2021, 9:13 UTC

Hello Player,

TunaQuin would like to assist you.

After we checked on the system, we found that your device has been banned ( Hardware Ban ) and your account due to deliberately logging in to the device has been banned resulting in your account being locked.

Besides, your device will be banned from 3 to 4 months. During this time, please should not keep trying to log in from the banned device because if they circumvented the message and played from the banned device, their account will be permanently banned.

Unfortunately, we're unable to support you at this time. We're sorry for the unpleasant experience.

Best Regards!
Player Support Team.
@theon2709 Cám ơn thông tin của bạn.
@kekk support bọn này như hạch, cs2 support còn hỗ trợ nhanh và dễ giải quyết hơn là bọn riot...ban không lí do chính đáng, tự nhiên báo phần cứng ban xong mình đăng nhập trên đó nên bị ban nốt...mà máy là máy mình làm việc cá nhân chứ không phải tiệm net 😁

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2023 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019