Xin chào các bạn!
Cuối tháng 8/2017, mình khởi công xây dựng đài thiên văn nhỏ trên nóc nhà riêng tại quận Nam Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội. Toàn bộ kinh phí xây sửa, mua sắm trang thiết bị trong đài đều do mình tự trang trải từ vốn tích cóp được trong nhiều năm. Nói thêm một chút về công việc chính của mình là nhân viên văn phòng, thực ra chẳng được đào tạo hay nghiên cứu chuyên sâu về vật lý hay thiên văn học. Vì thế, mong muốn xây dựng đài thiên văn cá nhân đơn thuần xuất phát từ niềm đam mê của mình với bầu trời đêm. Thêm nữa, đam mê này cũng có một chút cơ sở do mình đã tự tìm tòi về thiên văn học trong thời gian dài, kết hợp trao đổi kĩ thuật với một số anh em cũng chơi ảnh thiên văn trong và ngoài nước. Cộng đồng người Việt Nam chơi thể loại này tương đối nhỏ (chỉ lèo tèo vài người), tuy nhiên các anh rất nhiệt tình và có kiến thức rất uyên thâm.
Cuối tháng 8/2017, mình khởi công xây dựng đài thiên văn nhỏ trên nóc nhà riêng tại quận Nam Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội. Toàn bộ kinh phí xây sửa, mua sắm trang thiết bị trong đài đều do mình tự trang trải từ vốn tích cóp được trong nhiều năm. Nói thêm một chút về công việc chính của mình là nhân viên văn phòng, thực ra chẳng được đào tạo hay nghiên cứu chuyên sâu về vật lý hay thiên văn học. Vì thế, mong muốn xây dựng đài thiên văn cá nhân đơn thuần xuất phát từ niềm đam mê của mình với bầu trời đêm. Thêm nữa, đam mê này cũng có một chút cơ sở do mình đã tự tìm tòi về thiên văn học trong thời gian dài, kết hợp trao đổi kĩ thuật với một số anh em cũng chơi ảnh thiên văn trong và ngoài nước. Cộng đồng người Việt Nam chơi thể loại này tương đối nhỏ (chỉ lèo tèo vài người), tuy nhiên các anh rất nhiệt tình và có kiến thức rất uyên thâm.

Đài thiên văn nghiệp dư Nam Hà Nội với hai kính thiên văn khúc xạ và hai camera thu hình chuyên dụng được đặt trên chân đế xích đạo. Toàn bộ hệ thống được điều khiển bằng máy tính.

Vị trí đặt đài trên nóc nhà mình tại một khu dân cư không quá đông đúc ở quận Nam Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội. Hình ảnh chụp từ flycam trước khi xây dựng đài.
Đài của mình được thiết kế theo dạng roll-off roof với đặc trưng là phần nóc phẳng có thể trượt ra-vào dễ dàng bằng tay hoặc bằng điều khiển điện. Kính thiên văn nằm ở dưới mái và chỉ có thể quan sát hay chụp hình được khi phần mái này mở ra. Tất nhiên, so với kiểu dome (mái vòm xoay) sử dụng trong các đài quan sát chuyên dụng như đài Nha Trang, Hòa Lạc thì roll-off roof của dân nghiệp dư trông xấu xí hơn và cũng có nhiều bất tiện trong quá trình sử dụng hơn. Bù lại, kiểu thiết kế này rất dễ chế tạo bằng nguyên vật liệu có sẵn trong nước, giá thành rẻ hơn nhiều và dễ dàng custom theo nhu cầu trong tương lai.
Đến nay, sau 16 tháng đi vào hoạt động với một vài lần cải tạo lớn nhỏ, đài thiên văn nghiệp dư của mình đã hoạt động tương đối trơn tru. "Trái tim" của đài là hệ thống ba kính thiên văn: một kính khúc xạ APO đường kính 80mm, một kính khúc xạ APO đường kính 107mm và một kính phản xạ kiểu Ritchey-Chretien đường kính 200mm. Tiêu cự của ba kính lần lượt là 480mm, 700mm và 1625mm, nói vui vui theo ngôn ngữ của dân chơi ảnh thì đây gọi là vừa đủ dải tiêu cự để chụp cả trường rộng và góc hẹp. Kính thiên văn và camera chuyên dụng được đặt trên chân đế xích đạo để bám theo nhật động, giúp cho những bức ảnh phơi lâu tới hàng chục phút mà các ngôi sao không bị kéo thành vệt. Toàn bộ hệ thống ghi hình được kết nối vào máy tính, mình có thể điều khiển trực tiếp trên đài hoặc remote từ xa cho đỡ phải ngồi hứng sương gió vào ban đêm.
Bạn nào đam mê thể loại nhiếp ảnh thiên văn, có thể kết bạn và trao đổi cùng mình tại địa chỉ facebook: https://www.facebook.com/tranha053
Trần Hạ
Trần Hạ đang ở trên Facebook. Tham gia Facebook để kết nối với Trần Hạ và những người khác mà có thể bạn biết. Facebook trao cho mọi người quyền chia sẻ và mở rộng và kết nối thế giới.
facebook.com
Blog của mình: https://havnblog.wordpress.com/
Đài quan sát Nam Hà Nội
“To infinity…and beyond!”
havnblog.wordpress.com
Khoe với các bạn một số hình ảnh đẹp nhất được mình chụp tại đài:

Bầu trời sao mùa đông phía trên nóc đài thiên văn của mình.
Tinh vân Lạp Hộ (còn gọi là tinh vân Orion) nằm trong chòm sao Lạp Hộ. Tinh vân này cách chúng ta 1.600 năm ánh sáng và là một trong những tinh vân sáng nhất có thể nhìn được bằng mắt thường. Bức ảnh đạt Top pick của diễn đàn ảnh thiên văn Astrobin. Link ảnh.
Tinh vân Chổi Phù Thủy (The Witch's Broom Nebula, mã hiệu NGC 6960) nằm trong chòm sao Thiên Nga. Tinh vân này cách chúng ta khoảng 1.470 năm ánh sáng. Bức ảnh đạt giải Ảnh thiên văn trong ngày của diễn đàn ảnh thiên văn Astrobin ngày 11/6/2018. Link ảnh
Tinh vân Xoắn Ốc hay còn gọi là tinh vân Helix nằm cách chúng ta khoảng 700 năm ánh sáng về phía chòm sao Bảo Bình. Bức ảnh đạt giải Ảnh thiên văn trong ngày của diễn đàn ảnh thiên văn Astrobin ngày 01/3/2019. Link bài viết
Thiên hà Mũ Vành Rộng (hay thiên hà Sombrero) nằm cách Trái Đất 30 triệu năm ánh sáng về phía chòm sao Xử Nữ. Bức ảnh được chụp bằng kính thiên văn Ritchey-Chretien 200mm.
Đĩa bụi khí khổng lồ của thiên hà Tiên Nữ, còn gọi là thiên hà Andromeda. Đây là thiên hà xoắn ốc nằm gần chúng ta nhất, "chỉ" cách khoảng 2.5 triệu năm ánh sáng. Ảnh được gộp từ 3 hình nhỏ hơn bằng kĩ thuật mosaic với tổng thời gian phơi sáng lên tới 54 giờ tương đương việc chụp trong 6 đêm bằng hai kính thiên văn và hai camera chuyên dụng.
Sao chổi 46P/Wirtanen được ghi hình trong lần tiếp cận gần Trái Đất nhất vào đêm Chủ Nhật, rạng sáng ngày 17/10/2018.
Tinh vân Vòi Voi (Elephant's Trunk nebula) nằm cách chúng ta khoảng 3 ngàn năm ánh sáng về phía chòm sao Tiên Vương.
Tinh vân Hoa Hồng (Rosette nebula) nằm cách chúng ta khoảng 5200 năm ánh sáng về phía chòm sao Kỳ Lân.
Tinh vân Đại Bàng (Eagle nebula) nằm cách Trái Đất khoảng 7.000 năm ánh sáng về phía chòm sao Cự Xà. Bức ảnh đạt Top pick của diễn đàn ảnh thiên văn Astrobin. Link ảnh
Mặt Trời với một nhóm vết đen mang mã hiệu AR2565, có kích thước tổng cộng lớn hơn cả Trái Đất. Bức ảnh được chụp nhanh bằng kính thiên văn thông qua một bộ lọc Mặt Trời đặc biệt. Nghiên cứu về Mặt Trời là một trong những lĩnh vực thiết thực của ngành thiên văn học.
Cảm biến thời tiết của hãng HitecAstro lắp đặt ngoài trời. Một cảm biến với kích thước chỉ nhỏ bằng lòng bàn tay nhưng có thể đo được rất yếu tố như: nhiệt độ không khí, nhiệt độ thượng quyển, điểm sương, tình trạng bầu trời, độ trong của khí quyển, lượng mưa, tuyết... và gửi thông tin cảnh báo về máy tính. Đây là thành phần quan trọng của các đài quan sát tự động.
Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm chuyên dụng cho ảnh thiên văn. Phần mềm PixInsight là một trong những công cụ mạnh nhất trên thế giới trong lĩnh vực này, được đông đảo giới nghiệp dư và các chuyên gia tin dùng.

Tinh vân Lạp Hộ (còn gọi là tinh vân Orion) nằm trong chòm sao Lạp Hộ. Tinh vân này cách chúng ta 1.600 năm ánh sáng và là một trong những tinh vân sáng nhất có thể nhìn được bằng mắt thường. Bức ảnh đạt Top pick của diễn đàn ảnh thiên văn Astrobin. Link ảnh.

Tinh vân Chổi Phù Thủy (The Witch's Broom Nebula, mã hiệu NGC 6960) nằm trong chòm sao Thiên Nga. Tinh vân này cách chúng ta khoảng 1.470 năm ánh sáng. Bức ảnh đạt giải Ảnh thiên văn trong ngày của diễn đàn ảnh thiên văn Astrobin ngày 11/6/2018. Link ảnh

Tinh vân Xoắn Ốc hay còn gọi là tinh vân Helix nằm cách chúng ta khoảng 700 năm ánh sáng về phía chòm sao Bảo Bình. Bức ảnh đạt giải Ảnh thiên văn trong ngày của diễn đàn ảnh thiên văn Astrobin ngày 01/3/2019. Link bài viết

Thiên hà Mũ Vành Rộng (hay thiên hà Sombrero) nằm cách Trái Đất 30 triệu năm ánh sáng về phía chòm sao Xử Nữ. Bức ảnh được chụp bằng kính thiên văn Ritchey-Chretien 200mm.

Đĩa bụi khí khổng lồ của thiên hà Tiên Nữ, còn gọi là thiên hà Andromeda. Đây là thiên hà xoắn ốc nằm gần chúng ta nhất, "chỉ" cách khoảng 2.5 triệu năm ánh sáng. Ảnh được gộp từ 3 hình nhỏ hơn bằng kĩ thuật mosaic với tổng thời gian phơi sáng lên tới 54 giờ tương đương việc chụp trong 6 đêm bằng hai kính thiên văn và hai camera chuyên dụng.

Sao chổi 46P/Wirtanen được ghi hình trong lần tiếp cận gần Trái Đất nhất vào đêm Chủ Nhật, rạng sáng ngày 17/10/2018.

Tinh vân Vòi Voi (Elephant's Trunk nebula) nằm cách chúng ta khoảng 3 ngàn năm ánh sáng về phía chòm sao Tiên Vương.

Tinh vân Hoa Hồng (Rosette nebula) nằm cách chúng ta khoảng 5200 năm ánh sáng về phía chòm sao Kỳ Lân.

Tinh vân Đại Bàng (Eagle nebula) nằm cách Trái Đất khoảng 7.000 năm ánh sáng về phía chòm sao Cự Xà. Bức ảnh đạt Top pick của diễn đàn ảnh thiên văn Astrobin. Link ảnh

Mặt Trời với một nhóm vết đen mang mã hiệu AR2565, có kích thước tổng cộng lớn hơn cả Trái Đất. Bức ảnh được chụp nhanh bằng kính thiên văn thông qua một bộ lọc Mặt Trời đặc biệt. Nghiên cứu về Mặt Trời là một trong những lĩnh vực thiết thực của ngành thiên văn học.

Cảm biến thời tiết của hãng HitecAstro lắp đặt ngoài trời. Một cảm biến với kích thước chỉ nhỏ bằng lòng bàn tay nhưng có thể đo được rất yếu tố như: nhiệt độ không khí, nhiệt độ thượng quyển, điểm sương, tình trạng bầu trời, độ trong của khí quyển, lượng mưa, tuyết... và gửi thông tin cảnh báo về máy tính. Đây là thành phần quan trọng của các đài quan sát tự động.

Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm chuyên dụng cho ảnh thiên văn. Phần mềm PixInsight là một trong những công cụ mạnh nhất trên thế giới trong lĩnh vực này, được đông đảo giới nghiệp dư và các chuyên gia tin dùng.