Miles Dewey Davis, sinh ngày 26/05/1926 tại Alton, Illinois, Mỹ. Đại thụ của làng nhạc Jazz thế giới, gần như nhánh Jazz nào cũng kinh qua, từ động Bebop của Charlie Parker, khai sinh ra Cool Jazz, đặt nền mống cho Fusion/Avant-garde/Free Jazz sau này, vậy nên giới sùng đạo mới tôn ông này như Võ Lâm Minh Chủ. Mình nhận thấy là nhạc của ông nếu nghe theo thứ tự từ debut đổ về thì có khi là không dễ nghe với nhiều anh em. Vậy nên hôm nay mình sẽ giới thiệu từ từ các album của Miles Davis để mọi người thưởng thức. Đầu tiên là Kind Of Blue, đây là một bản thu thịnh hành nhất của nhạc Jazz nói chung và của Miles Davis nói riêng.
1959, Tay trống Philly Cones Joe Jones trong đội hình chính của Mile Davis trước khi thu âm luôn gặp các trục trặc cá nhân về ma túy, bỏ tổng duyệt cho Kind Of Blue. Mile Davis quyết định sa thải Philly. Sau đó, Mile Davis đã thực hiện một cuộc gọi lịch sử, mời tay trống Jimmy Cobb vào team, kết quả là ta đã có một album đậm tính ballad theo phong cách modal jazz bồng bềnh, qua cách ứng tấu dựa trên thứ tự thay đổi của hợp âm, ngay ở track “So What” và “Freddie Freeloader” dẫn đề. Kind of Blue được đánh giá là album đưa jazz ra khỏi ranh giới của dòng nhạc này, mà còn gây ảnh hưởng, góp phần kiến tạo cho những chương tiếp theo của lịch sử âm nhạc nói chung. Đóng góp vào sự thành công này còn có sự tham gia của 3 nhân vật chủ chốt trong Miles Davis Quintet gồm “Bass on top” Paul Chambers, ngôi sao alto sax Cannonball Adderley, cao nhân tenor sax John Coltrane. Lần này pianist là Wynton Kelly, và hảo thủ piano của trường phải Modal Jazz Bill Evans.
Album có chất lượng thu âm rất chi tiết, giàu độ động, không gian tối đặc và tĩnh lặng, sau câu bass mở đề của Paul Chambers, các nhạc cụ khác lại vang lên sáng trong, rõ ràng với độ hài hòa về âm lượng tốt Tiếng kèn của Miles Davis được thu âm rất sống động về độ to, rõ, chi tiết cao. Đây là album mà chúng ta có thể nghe đi nghe lại cả đêm, nghe lúc thức lúc ngủ, lúc làm lúc chơi.
Album này vừa thể hiện trình độ soạn nhạc tài tính của Miles, vừa thể hiện được khả năng chơi ballad tuyệt đỉnh của ông cũng như tài nghệ ứng tác tuyệt vời, tiếng kèn êm mượt như lướt đi trên sóng. Đây có thể là album dễ làm anh em hứng thú với Jazz nói chung và Mile Davis nói riêng.
Bài tuần sau sẽ là về Bitches Brew (1970) của Miles Davis, mong anh em theo dõi.
Xem thêm các nội dung audio khác tại: Audio.Tinhte.VN

1959, Tay trống Philly Cones Joe Jones trong đội hình chính của Mile Davis trước khi thu âm luôn gặp các trục trặc cá nhân về ma túy, bỏ tổng duyệt cho Kind Of Blue. Mile Davis quyết định sa thải Philly. Sau đó, Mile Davis đã thực hiện một cuộc gọi lịch sử, mời tay trống Jimmy Cobb vào team, kết quả là ta đã có một album đậm tính ballad theo phong cách modal jazz bồng bềnh, qua cách ứng tấu dựa trên thứ tự thay đổi của hợp âm, ngay ở track “So What” và “Freddie Freeloader” dẫn đề. Kind of Blue được đánh giá là album đưa jazz ra khỏi ranh giới của dòng nhạc này, mà còn gây ảnh hưởng, góp phần kiến tạo cho những chương tiếp theo của lịch sử âm nhạc nói chung. Đóng góp vào sự thành công này còn có sự tham gia của 3 nhân vật chủ chốt trong Miles Davis Quintet gồm “Bass on top” Paul Chambers, ngôi sao alto sax Cannonball Adderley, cao nhân tenor sax John Coltrane. Lần này pianist là Wynton Kelly, và hảo thủ piano của trường phải Modal Jazz Bill Evans.
Album có chất lượng thu âm rất chi tiết, giàu độ động, không gian tối đặc và tĩnh lặng, sau câu bass mở đề của Paul Chambers, các nhạc cụ khác lại vang lên sáng trong, rõ ràng với độ hài hòa về âm lượng tốt Tiếng kèn của Miles Davis được thu âm rất sống động về độ to, rõ, chi tiết cao. Đây là album mà chúng ta có thể nghe đi nghe lại cả đêm, nghe lúc thức lúc ngủ, lúc làm lúc chơi.
Album này vừa thể hiện trình độ soạn nhạc tài tính của Miles, vừa thể hiện được khả năng chơi ballad tuyệt đỉnh của ông cũng như tài nghệ ứng tác tuyệt vời, tiếng kèn êm mượt như lướt đi trên sóng. Đây có thể là album dễ làm anh em hứng thú với Jazz nói chung và Mile Davis nói riêng.
Bài tuần sau sẽ là về Bitches Brew (1970) của Miles Davis, mong anh em theo dõi.
Xem thêm các nội dung audio khác tại: Audio.Tinhte.VN