Cuộc cách mạng khoa học công nghệ sẽ thay đổi cách các bác sĩ làm việc trong tương lai?

ND Minh Đức
29/9/2014 15:21Phản hồi: 56
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ sẽ thay đổi cách các bác sĩ làm việc trong tương lai?
K3_07734.jpg

Trong quá khứ, chiếc ống nghe đã tạo nên một cuộc cách mạng trong việc bác sĩ tương tác với bệnh nhân giúp công tác chẩn đoán tình hình sức khỏe trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn. Vậy còn trong tương lai thì sao? Một điều tất yếu rằng sự phát triển của khoa học kỹ thuật sẽ thay đổi hoàn toàn cách bác sĩ tương tác với bệnh nhân, không chỉ là điều trị từ xa hay các cỗ máy hiện đại trong bệnh viện mà cả những công cụ túi bác sĩ cũng đã được "tiến hóa" ngay từ hôm nay.

Có thể nói, khi nhắc đến các thầy thuốc thì ngoài hình ảnh một người mặc áo blouse trắng, chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến chiếc ống nghe, công cụ gắn liền với mỗi người thầy thuốc. Một người bạn của mình đang công tác trong ngành y cho biết: "Mỗi sinh viên trường y đều ghi nhớ khoảng khắc lần đầu tiên được chạm vào chiếc ống nghe của riêng họ. Họ nhớ tên gọi, nhãn hiệu, xuất xứ, màu sắc và cả kích thước của chiếc ống nghe đầu tiên. Đơn giản vì đây sẽ là vật dụng sẽ gắn với họ suốt đời." Vậy nếu như trong tương lai hình thức khám chữa bệnh mà không cần chạm vào được áp dụng rộng rãi thì suy nghĩ về tầm quan trọng của chiếc ống nghe - vật gắn liền với các bác sĩ - liệu có còn tồn tại?

Câu chuyện của chiếc ống nghe


Nihoyannopoulos, bác sĩ khoa tim mạch thuộc bệnh viện Hammersmith, nước Anh cho biết rằng sự hiện diện của chiếc ống nghe truyền thống đang bị đe dọa bởi "một chiếc hộp nhỏ màu trắng". Đó là chiếc máy quét siêu âm cầm tay, được kết nối bằng dây với một chiếc que thăm dò và đặt trên ngực bệnh nhân. Khi mở màn hình của máy quét lên, hình ảnh đen trắng về hoạt động tim của bệnh nhân sẽ được hiển thị một cách sinh động và đầy đủ. Bằng các thao tác sử dụng đơn giản với các nút bấm, bác sĩ có thể dễ dàng biết được thông tin vè huyết áp, lưu lượng máu qua tim. Màn hình sẽ hiển thị vòng tuần hoàn máu qua tim với 2 màu xanh, đỏ và các dấu hiệu bất thờng sẽ được biểu thị bằng màu xanh lá hay màu vàng tùy mức độ.

Vscan2-e1408376144322-699x527.jpg
Thiết bị quét siêu âm cầm tay, một ứng cử viên sáng giá thay thế cho ống nghe?​

Bác sĩ Nihoyannopoulos cho biết: "Đây là thiết bị đã trở nên thông thuộc trong công tác khám chữa bệnh của tất cả các bác sĩ tại bệnh viện Hammersmith. Khi chiếc máy này bị hư hoặc thất lạc sẽ là một thảm họa trong công việc tại bệnh viện. Nó giống như việc một sinh viên y làm mất đi chiếc ống nghe của họ vậy." Trên thực tế, bệnh viện Hammersmith là nơi đầu tiên tại Anh trang bị cho các bác sĩ thiết bị nói trên. Tuy nhiên, nhiều bệnh viện khác tại Anh và trên thế giới đã áp dụng nó cùng với nhiều trang thiết bị hiện đại khác.

Dù vậy, vị bác sĩ này cho biết thêm rằng vẫn còn phải sử dụng ống nghe trong một số trường hợp đặc biệt, như nghe tiếng phổi. Đồng thuận với ý kiến trên, một bác sĩ gia đình tai London, Graham Easton cho biết: "Tôi vẫn luôn dùng ống nghe để khám cho các đứa trẻ bị hen suyễn. Bạn không thể nào dùng máy quét siêu âm để nghe được tiếng khò khè bên trong lồng ngực hay dùng nó để chẩn đoán dấu hiệu của nhiễm trùng phổi. Chiếc ống nghe vẫn còn hữu dụng để nghe âm thanh của ruột và chẩn đoán bệnh có liên quan đến vị tràng."

_77854336_child_check_getty624.jpg

Do đó, những chiếc ống nghe vẫn còn hiện diện và các bác sĩ vẫn còn sử dụng nó trong công việc hiện tại của họ. Tuy nhiên, sự phát triển của khoa học không chỉ tạo ra máy quét siêu âm mà còn có nhiều thiết bị khác đã và đang được sử dụng hiện nay. Mark Hochberg, một bác sĩ ngoại khoa tại Bệnh viện Đại học New York cho biết rằng họ đang bắt đầu sử dụng kính soi mắt, một công cụ phát ra ánh sáng để quan sát mắt bệnh nhân. Ông cho biết rằng một số bác sĩ đã sở hữu riêng thiết bị này cho công việc của họ, một số khác vẫn còn dùng chung tại phòng khám của bệnh viện nhưng rõ ràng nó sẽ dần phổ biến hơn trong tương lai.

Dù vậy, ống nghe dường như đã gắn liền với các bác sĩ và việc khám bệnh trong thời gian quá dài. Bác sĩ Graham Easton cho biết: "Chúng tôi đã gắn chặt với hình tượng bác sĩ cùng với chiếc ống nghe. Bệnh nhân nhìn vào vật dụng này như một biểu tượng của y học và của sự chữa bệnh. Suy nghĩ này như một mối dây liên kết hình thành giữa bác sĩ và bệnh nhân. Sự xuất hiện của ống nghe dường như tượng trưng cho sự chuyên nghiệp của bác sĩ. Thường thì các bác sĩ chỉ đặt tay trực tiếp lên bệnh nhân trong các kỳ thi, nhằm cho họ thấy sự ân cần của bạn và dĩ nhiên, điều này cũng rất có ích cho việc chữa bệnh."

Thời kỳ sơ khai của y học


Cho đến khi những chiếc ống nghe đầu tiên xuất hiện, vào nửa đầu thế kỷ 19, các bác sĩ vẫn rất ít khi chạm trực tiếp vào người bệnh nhân bằng tay và họ sử dụng một công cụ rất khác, một chiếc gậy. Nhà sử học Berwyn Kinsey cho biết: "Các bác sĩ bấy giờ thường mang theo một chiếc gậy với lý do đây được cho là một biện pháp tâm lý y học quan trọng tương tự như ống nghe hiện nay. Tuy nhiên đây không phải là một chiếc gậy bình thường. Một đầu gậy thường có chứa dầu thơm. Mùi hương thoát ra từ đó được cho là sẽ giúp bệnh nhân khỏi bệnh. Một số quan niệm cũ thời bấy giờ còn cho rằng các bác sĩ thường có một cây gậy chứa mùi thơm giúp họ tránh lây bệnh hoặc "mùi xấu" từ bệnh nhân."

_77854335_physicians_canes464.jpg

Quảng cáo


Cây gậy mà các bác sĩ thời xưa hay dùng, một đầu có chứa nước hoa và được cho là có thể bảo vệ khỏi lây bệnh từ bệnh nhân​

Các bác sĩ đầu tiên tại châu Âu thường cũng là cử nhân thần học và thường mặc áo dòng đen như những linh mục, giáo sĩ. Bấy giờ, họ ngửi thậm chí là nếm các mẫu bệnh phẩm để chẩn đoán bệnh nhưng không bao giờ chạm trực tiếp vào bệnh nhân. Y học vẫn còn chìm vào trong bóng tối thiếu hiểu biết với các giả thuyết cổ xưa về 4 thể dịch được cho là tồn tại bên trong cơ thể mỗi cá nhân nhằm tạo sự cân bằng sống như mật, máu và đờm. Chính vì thế, sự hiểu biết về tiền sử, hoàn cảnh của bệnh nhân quan trong hơn là trực tiếp quan sát cơ thể họ. Khi đó, việc chẩn đoán bệnh từ xa đối với các bác sĩ đương thời là việc hoàn toàn khả thi. Mặc dù một số người có điều kiện vẫn mời bác sĩ đến tận nơi để chữa bệnh nhưng họ vẫn chủ yếu dựa vào lời kể của bệnh nhân hơn là những biểu hiện tận mắt chứng kiến.

Sự hiểu biết của con người cũng dần tiến bộ, từ thế kỷ 17 trở đi, khi có những bệnh nhân tử vong do các vấn đề liên quan tới nội tạng trong cơ thể, các bác sĩ bắt đầu khám nghiệm tử thi để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến cái chết. Cho tới thời điểm này, các bác sĩ đã bắt đầu có nhận thức khác về nội quan của con người. Bác sĩ người Áo, Leopold Auenbrugger (1722-1809) đã bắt đầu phát triển các kỹ thuật gõ lên ngực và nghe tiếng vang để chẩn đoán bệnh tình.

Đối với các bác sĩ thật sự quan tâm đến kỹ thuật khoa học y khoa mới, việc chạm trực tiếp vào cơ thể bệnh nhân là điều cần thiết. Tuy nhiên, trong một thời gian dài xã hội vẫn chưa thể chấp nhận được nhu cầu này. Constance Classen, tác giả của quyển sách y học The Deepest Sense: A Cultural History of Touch đã viết: "Ý thức về của việc trực tiếp chạm vào bệnh nhân đã vấp phải 2 luồng ý kiến phản đối. Thứ nhất, ý kiến cho rằng đây là một loại hình lao động chân tay, mang ý nghĩa thấp theo truyền thống. Đó cũng là lý do vì sao có quãng thời gian trong quá khứ, các bác sĩ ngoại khoa bị đánh giá thấp hơn so với những thầy thuốc nội khoa mặc dù rõ ràng là họ được thực hành nhiều hơn. Ý kiến phản đối thứ 2 có phần quan trọng hơn, cho rằng việc chạm vào người khác có liên quan tới các suy nghĩ không lành mạnh, là đồi trụy. Đây chính là rào cản lớn nhất trong quá khứ khiến việc chạm vào bệnh nhân trở nên khó được chấp nhận."

_77854334_diagnostic-doll624.jpg
Mô hình búp bê sứ giúp các thầy thuốc có thể chẩn bệnh mà không chạm vào người bệnh nhân​

Vào thời điểm bấy giờ, để khảm bệnh cho nữ giới, các bác sĩ phải thao tác trên một con búp bê bằng gốm mô tả cơ thể người, bệnh nhân sẽ chỉ ra những chỗ mà họ cảm thấy đau và khó chịu bằng con búp bê này.

Mọi chuyện cứ thế cho đến năm 1816, một thầy thuốc người pháp là Rene Laennec (1781-1826) đã cuộn một tờ giấy để có thể nghe được nhịp tim của bệnh nhân nữ khi đặt một đầu cuộn giấy lên ngực họ. Lịch sử đã công nhận ông chính là người đầu tiên đã sáng chế ra ống nghe, một phát minh vĩ đại góp phần thay đổi cách mà các bác sĩ chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân. Theo lời kể từ một người bạn của Laennec là Lejumeau de Kergaradec, ông đã lấy cảm hứng từ một trò chơi của trẻ em, áp sát tai vào 2 đầu của 1 ống gỗ để truyền âm thanh.

Quảng cáo



_77854333_wooden-monaural_464.jpg
Nguyên mẫu chiếc ống nghe bằng gỗ của Laennec​

Rất nhanh chóng sau đó, Laennec đã chuyển sang thử nghiệm sử dụng ống gỗ thay cho ống giấy ban đầu. Sau nhiều tinh chỉnh từ nguyên mẫu ban đầu, ông cho ra mắt một chiếc ống nghe có hình dạng thẳng đứng. Ông đặt tên cho thiết bị này là stethoscope (ống nghe), bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp của nghĩa là "khám phá ngực". Ống nghe hoàn thiện đầu tiên là một ống gỗ dài 45cm, rộng 4cm và ở hai đầu có gắn thêm 2 chiếc trống nhỏ, một chiếc để nghe được nhịp đập từ tim bệnh nhân, 1 chiếc còn lại để khuyếch đại âm thanh khi người thầy thuốc áp tai vào.

Theo các nhà sử học, trong suốt 10 năm tiếp theo, Laennec đã tặng các thầy thuốc khác chiếc ống nghe do chính tay ông chế tạo kèm với một quyển sách hướng dẫn kỹ thuật lắng nghe cơ thể người gọi là chẩn thính. Chiếc ống nghe này đã nhanh chóng được các thầy thuốc khác chấp nhận do nó có thể phục vụ đắc lực cho công việc, đồng thời ít họ bị điều tiếng vì phải chạm vào người bệnh nhân.

_77854773_binaural_1870.jpg

Đến những năm 1830, chiếc ống nghe đã trở nên linh hoạt hơn so với phiên bản ban đầu chỉ bằng 1 chiếc ống gỗ. Các bác sĩ cũng bắt đầu sử dụng chiếc ống nghe và nhiều công cụ hỗ trợ khác nhằm có thể hiểu rõ hơn về cơ thể con người. Khi y học ngày càng phát triển cho tới ngày nay, hình ảnh chúng ta thường thấy nhất chính là các bác sĩ, mặc áo blouse trắng và mỗi người sở hữu riêng một chiếc ống nghe cùng với nhiều công cụ khác như kim tiêm, ống chích, búa gõ, dao, kéo, chỉ khâu, dụng cụ đo huyết áp,... Đó là tất cả những gì đang hiện diện trong chiếc túi của các bác sĩ.

Tương lai của những công cụ hỗ trợ


Ống nghe và các công trụ chẩn đoán khác đã trở thành tiêu chuẩn trong việc chẩn đoán bệnh của các bác sĩ trong nhiều năm qua. Các bác sĩ gọi đây là một "kiểu tiếp xúc đặc biệt", một chiếc cầu nối giữa bàn tay của người thầy thuốc và cơ thể bệnh nhân. Sau một thế kỷ rưỡi phát triển, giờ đây bệnh nhân đã được sự trợ giúp của các công cụ tưởng chừng bình thường như đèn soi mắt, tai,... để thầy thuốc có thể dễ dàng chẩn bệnh hơn.

_77854329_bag_sciencemuseum624.jpg
Một chiếc túi bác sĩ vớ nhiều công cụ khám chữa bệnh bên trong (ảnh chụp tại Anh vào những năm 1890-1930)​

Bjorn Hofmann, nhà triết học y khoa tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe và phổ cập khoa học Dartmouth cho biết: "Laenec đã giải quyết vấn đề đạo đức y học bằng giải pháp công nghệ. Nhưng điều đó chưa dừng lại và sẽ vẫn còn tiếp diễn trong tương lai. Trước khi có ống nghe, cách tiếp cận duy nhất tới bệnh tình là thông qua câu chuyện của bệnh nhân, nhưng sau đó bác sĩ đã tin tưởng nhiều hơn vào các công cụ và trang thiết bị tối tân."

Trớ trêu thay, trong khi ống nghe giúp đỡ các bác sĩ trở nên hiểu về bệnh nhân hơn, chiếc ống nghe đã dần gắn kết mật thiết với hình ảnh của người bác sĩ. Có nhiều chứng bệnh mà chỉ cần bác sĩ nghe âm thanh của cơ thể hoặc cơ quan đó là có thể dự đoán được. Đó có thể là điều đơn giản đối với các bác sĩ lành nghề nhưng lại là một điều kỳ diệu đối với bệnh nhân, những người không hề có kiến thức chuyên môn y khoa. Nhưng điều đó có thể được giải quyết bằng công nghệ hiện đại? Không giống như ống nghe, màn hình siêu âm cầm tay có một màn hình hết sức trực quan cho phép người bệnh thấy được cơ thể của chính họ bằng những hình ảnh, thông tin dễ hiểu.

_77854773_binaural_1870.jpg

Shiv Gaglani, một sinh viên y khoa và là biên tập viên của tạp chí y học MedGadget chia sẻ: "Tôi nghĩ rằng các thiết bị và cách tương tác truyền thống mà bác sĩ đang sử dụng là một điều gì đó bí ẩn đối với phần lớn bệnh nhân. Họ không thể thật sự hiểu được bác sĩ đang nghe âm thanh gì với chiếc ống nghe hay những thông số trên màn hình." Rõ ràng, nếu dưới góc độ là bệnh nhân thuần túy, chúng ta sẽ không thể nào hiểu được những thông số in trên tờ kết quả xét nghiệm đang nói lên điều gì về chính chúng ta.

Gaglani là một trong những người sáng lập ra Quantified Care, công ty phát triển máy dò siêu âm kết nối với điện thoại thông minh, biến smartphone trở thành một chiếc ống nghe, hiển thị tình hình huyết áp và mô phỏng lại chức năng các công cụ khác của bác sĩ. Trong tương lai, hãng này còn có kế hoạch phát triển một đầu búa gõ thông minh và hiển thị kết quả một cách dễ hiểu lên màn hình điện thoại. Gaglani chia sẻ: "Một trong những mục tiêu của chúng tôi là giúp mọi người có thể hiểu được, thực chất dụng cụ mà các bác sĩ vẫn thường đeo trên cổ hoàn toàn không thần bí. Nhưng nếu tất cả mọi người đều sử dụng thiết bị siêu âm này thì làm sao có thể phân biệt được đâu là bác sĩ?"

Không chỉ Gaglani mà còn có nhiều hãng công nghệ khác đang phát triển và bán ra thị trường những công cụ theo dõi sức khỏe thông minh, cho phép hiển thị được những thông tin mà trước đây, chỉ các bác sĩ mới có thể thu thập được. Không những vậy, những thông tin về tình hình sức khỏe của người bệnh còn được lưu trữ, phân tích cho các mục đích khác nhau. Giờ đây, không chỉ có bệnh viện mới là nơi lưu trữ thông tin của bệnh nhân mà điện thoại, đồng hồ thông minh, bàn chải thông minh và nhiều thiết bị khác vẫn đang ngày ngày thực hiện công việc thu thập và lưu trữ thông tin sức khỏe con người.

Đây được xem như cuộc cách mạng mà Leannec đã từng thực hiện với chiếc ống nghe. Tuy nhiên, cuộc cách mạng y học hiện nay đang một lần nữa thay đổi cách mà bác sĩ tương tác với bệnh nhân: sẽ không còn va chạm vật lý nào diễn ra? Giờ đây, các cảm biến đã làm rất tốt nhiệm vụ của nó, các bác sĩ không cần quan sát nhiều những vẫn có một khối lượng thông tin khổng lồ xoay quanh tình hình sức khỏe của bệnh nhân. Thậm chí là đêm qua họ ăn gì, họ ngủ có đủ giấc không,...

2599155_Moto360-13.jpg
Liệu các thiết bị thông minh có thể thay thế được vai trò chẩn đoán của bác sĩ​

Một số dự đoán còn cho rằng trong tương lai bệnh nhân sẽ hoàn toàn hiểu được tình hình sức khỏe của chính họ mà không cần nhờ tới các bác sĩ. Một bác sĩ cho biết: "Y học đang quay ngược trở lại thời điểm xuất phát, nơi mà bệnh tình được chẩn đoán bằng câu chuyện của bệnh nhân. Nhưng "câu chuyện" ở đây đang được ghi nhận và theo dõi một cách chính xác bởi hàng loạt thiết bị công nghệ cao. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là nếu như hệ thống thiết bị công nghệ cao ngày càng trở nên chuyên nghiệp, lúc đó bác sĩ sẽ có vai trò gì?"

Mark Hochberg, giáo sư tại Đại học y New York cho biết: "Vai trò của bác sĩ là hỏi đáp, lắng nghe bệnh nhân để điều trị chứ không phải xem họ như các đối tượng vô tri. Vai trò của bác sĩ, trớ trêu thay, phải là đứng nơi đầu giường bệnh. Bác sĩ phải là một thông dịch viên, đọc ngôn ngữ các triệu chứng và dịch cho người bệnh hiểu." Nhưng sẽ ra sao nếu người bệnh có thể nhập các triệu chứng, cảm giác của họ vào ứng dụng trên iPad, thiết bị sẽ kết hợp thông tin đó với dữ liệu từ cảm biến và sự hỗ trợ của siêu máy tính để liệt kê tất cả các chẩn đoán tiềm năng thậm chí là dự đoán được chính xác căn bệnh? Đó sẽ là một câu hỏi lớn trong tương lai.

56 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Lên trang nhất tinh tế mà trang phục không tinh tế xíu nào :p
2601639__77854334_diagnostic-doll624.jpg
@bjnhduongboy ko co trang phục thì đúng hơn 😁
@bjnhduongboy Nhật ngày nay vẫn dùng mô hình búp bê này để "chữa bệnh" đấy 😁

Gõ bằng hệ thống Bàn phím Siêu anh hùng do VN sản xuất...
nokishock
TÍCH CỰC
10 năm
Mai ra Châu Văn Liêm mua 1 con búp bê về tập làm bác sĩ mới được :eek:
Ố ồ mod nào đc làm người mẫu cho bài này thế 😁 hình như là anh trong bài đập hộp moto 360 mà e k biết tên 😆)
Công nghệ có thể thay đổi cách tiếp cận, cách xử trí ... Nhưng không bao giờ thay đổi được cảm xúc của con người. Nếu là người thầy thuốc thực sự, bạn sẽ hiểu được cái ống nghe quan trọng đến thế nào. Hơn hết, hếu bạn là bệnh nhân, bạn sẽ cảm nhận rất rõ ràng sự khác nhau giữa vị thầy thuốc áp ống nghe lên ngực bạn và vị bác sĩ chẩn đoán bệnh cho bạn bằng những chuỗi số 010...
Cần gì tương lai ? 😃
VN chúng ta đã đi trước thế giới bằng tuyệt chiêu : cách âm bắt nhịp ( tim ) :p
Thánh cỡ Hoa Đà cũng phải nể bác sĩ và y tá của VN ta đôi phần 😁
image.jpg

Gõ xong và gửi đi tức thì từ vỉa hè Tinh Tế !
@Mi Xì Trét Bà Tám Y đức kém thì quan đức cũng không hơn. Trong một xã hội cái gì cũng có tiêu cực thì ngành y không phải là thánh để tự tin "toả sáng". Bác đi làm gì với chính quyền cũng phải có tí bôi trơn,cá vàng ngoài đường thì chực chờ xin tí cháo,nông dân thì bỏ tí hoá chất cho thực phẩm ngon hơn v.v... Chỉ vì ngành y liên quan nhiều đến tính mạng con người nên bị ném đá nhiều nhất,em là sv y đây,có lần bị người nhà đút túi 500,vì họ tưởng đấy là bùa như các ngành khác thôi,ôi yêu Bác Hồ thế đấy. Nhưng mình lỡ sống ở nước này rồi,một là im lặng chấp nhận,hai là xin quyền trợ giúp đổi bài hát,ba là cái gì mà em hổng dám nói ra sợ bị kiu phản động. Đôi lời như thế mong bác thông cảm với ngành y.
lamdenso
ĐẠI BÀNG
10 năm
@dr.sonbk Nếu ngành y Việt Nam mà ai cũng được như anh thì có phải tốt không !
Em đã có gia đình , có bố mẹ già , có con nhỏ nên việc đến bệnh viện " Nhờ - vả " đến bác sỹ là không ít , nên quá hiểu " thảm cảnh " khi phải vào bện viện !
Nói tóm lại là : Ko tiền thì chết =)
@ttgdr chỉ là quên thôi mà thử làm đi rồi bit, au gì ko biết mà phán gúm
zelis
ĐẠI BÀNG
10 năm
@lamdenso Ở VN là còn nhân đạo đó, mấy bạn cứ thích so sánh với Mẽo sao không so sánh ngành y bên đó đi, bên Mẽo không có tiền không mua được bảo hiểm thì vào BV chỉ có chết nhá không thì cũng tan tác vì chi phí y tế quá cao. Bởi vậy ngành y VN đòi công nghệ như nước ngoài với chi phí như hiện giờ thì giống mấy người đòi mua IP6 với giá 1280 đó =))
Về sau công nghệ tiến bộ bác sĩ sẽ chỉ cần 1 cái que có đèn. Chọc vào thằng nào đèn xanh thì sống, đèn đỏ đem đi chôn 😁
cuong.pm
TÍCH CỰC
10 năm
Vâng, VN đã đi trc bằng cách nhân bản xét nghiệm...😕
công nghệ hiện đại thì giúp ích nhiều cho y tế,nhưng lại xuất hiện các bệnh mà các công nghệ hiện đại ko phát hiện ra đc,nói chung bệnh luôn đi trc việc chữa,nên lúc biết bị bệnh thì toi rồi,chờ 20 năm sau công nghệ sẽ đưa bài báo "đã tìm ra cách chữa bệnh X bệnh Y" 😁 lúc đấy đang duyệt tinhte dưới "- phụ"
bsphucthanh
ĐẠI BÀNG
10 năm
Nói tới ống nghe lại buồn, cái ống nghe và huyết áp gắn bó với mình 6 năm mới bị mất ở bv đà nẵng, không phải chỉ là kĩ niệm với nó mà quan trọng là ....tiền,@@
hacgiay134
ĐẠI BÀNG
10 năm
ngành y lúc nào mà chẳng phải đổi mới. người dân thì ngày càng hiểu biết. họ nhanh phát hiện đc bệnh thì giảm đc nguy cơ biến chứng. Nhưng tương lai thế nào cũng không thay đổi đc vai trò của người bác sĩ.
bệnh nhân không thể tự mổ, tự kê toa đc
Có 1 điều chắc chắn đã thành sự thật ! Tinhte.vn đã biến bác sĩ Thanh thành 1 ông thợ ảnh !;)
Đây mới là các nghiên cứu trên thế giới. Chắc khi VN áp dụng thì mình đã tiêu rồi.
bitback
TÍCH CỰC
10 năm
Rồi! Nói đến công nghệ y tế lại lôi bs vn vào đây, còn bảo là dốt nát nữa! K biết dốt thế nào nhưng điểm các trường y vẫn cứ luôn cao chót vót. Rất nhiều ng VN cứ cho mình là nhất và luôn đòi hỏi bs phải chăm sóc, phục vụ mình mà quên đi bs cũng là người, cũng có gia đình và những hóa đơn cần phải trả! Công bằng là 1 điều rất xa xỉ với các bs, vì cho dù lương thế nào, bệnh nhân chửi mình ra sao thì vẫn phải chữa cho họ, nhiệt huyết tất nhiên cũng sẽ hao mòn theo năm tháng thôi!
nozz12345
ĐẠI BÀNG
10 năm
Hồi sn được tặng con Littman Cardio master, mặc dù chuyên khoa sau này định theo không cần ông nghe lắm... :p
@nozz12345
Những bệnh nhân hay những người như bạn nói cũng như đứa trẻ vậy. Nếu mỗi ngày bạn cho nó ăn kẹo thì mỗi ngày nó đều cười đùa nói chuyện với bạn, nhưng rồi một ngày bạn không cho nó ăn kẹo nữa hoặc những cho chúng những viên kẹo đã quá hạn, mùi vị không ra gì chúng sẽ khóc lóc, mè nheo thậm chí không còn tôn trọng bạn nữa.
Vấn đề của bạn ở chỗ ngay từ đầu bạn đã xác định làm người lớn chăm sóc những đứa trẻ rồi thì cũng phải chấp nhận mọi tính xấu từ trẻ con. Thương yêu chúng như con mình vậy. Cái này gọi là y đức, bạn yêu thương cứu giúp bệnh nhân như yêu thương giúp đỡ con cái vậy. Nếu bạn không yêu thương con cái mình thì bạn có quyền đòi hỏi chúng trả ơn vật chất chứ khó lòng đòi chúng báo hiếu chân tình.
Tôi thật lòng chúc bạn thành công trong sự nghiệp và giữ được y đức của mình đến mãi về sau.
Bạn nói cũng có phần đúng nhưng nên tự hỏi tại sao ngành y giờ lại bị ác cảm đến vậy. Có một thực tế dù lương ngành y thấp đến thế nào cũng chẳng có người chết đói vì không đủ lương nhưng quá nhiều người bị làm khó dễ chỉ vì không có tiền đút lót y bác sĩ (tôi biết không ít trường hợp bệnh nhân đã chết vì thiếu phong bì, địa phương tôi có mà google thì còn nhiều trường hợp hơn). Điểm các trường y cao chót vót nhưng khi ra trường liệu tay nghề có tương xứng. Tôi nói thẳng ở Việt Nam đếm ra được có vài bệnh viện trung ương là chất lượng cao ( chưa bàn y đức) chứ những bệnh nhân vùng sâu vùng xa có mà cầm chắc cái chết trong tay, muốn chuyển lên tuyến trên thì bị làm khó dễ. Tôi ở Móng Cái nếu người dân bị vấn đề gì nặng đều phải qua bên Trung Quốc cho yên tâm. Không ưa gì Trung Quốc nhưng phải nói thẳng cả mấy cái bệnh viện trung ương Việt Nam có nhiều mặt chưa chắc bằng cái bệnh viện thành phố hạng 4 Đông Hưng Trung Quốc từ tay nghề đến y đức. Ở Việt Nam những người xỉ vả y bác sĩ nhiều nhất thường không phải là những người có phong bì dày mà phần lớn là dân lao động ít tiền biếu bác sĩ bị làm khó dễ khinh khi ra mặt.
Tôi đã từng trải qua cái cảm giác 12 giờ đêm máu me đầy người đi bộ đến phòng bác sĩ trực đêm hỏi cứu giúp thì vị bác sĩ đó 2 chân để lên bàn, tay cầm báo lườm tôi bảo đợi tí nữa (đợi đến 5 10 phút cho hắn đọc xong bài báo) rồi khi tôi thúc nhiều quá hắn hỏi có vấn đề gì, lôi thôi đủ kiểu cho đến khi bố mẹ tôi từ xa mang phong bì đến hắn lèm bèm chê ít. May sao nhờ người nhà gọi trực tiếp giám đốc bệnh viện thì hắn mới niềm nở con con cháu cháu như thế người thân và bắt đầu khâu chỉ cho tôi.
Nói để bạn tự đặt mình vào phía bệnh nhân. Ai trong đời cũng phải một lần vào viện cho mình hay người thân không biết nhưng truyện bị y bác sĩ làm càn không phải là hiếm nữa. Bạn đừng nói con sau làm dầu nồi canh bởi giờ sâu nhiều hơn canh rồi. Nếu bạn là một người trong nghề bạn nên tự hào với chính mình bạn vẫn là ngọn đèn sáng chưa bị mực vậy bẩn.
Khi bị chửi rủa nhiều quá y bác sĩ dù hết nhiệt huyết với bệnh nhân cũng phải giữ lấy trách nhiệm với nghề. Lương thấp quá thì chuyển nghề chứ đừng viện cớ môi trường xung quanh mà moi móc phong bì bệnh nhân.
Thân
fengyi
ĐẠI BÀNG
10 năm
@ros12810.9 "Ở bệnh viện A, có bác sĩ B. điều dưỡng C. hộ lý D quan liêu, đòi phong bì mới điều trị đàng hoàng, đúng trách nhiệm."
=> không thể đánh đồng tất cả được, đâu phải nơi nào, người nào cũng thế. Đành rằng nó nhiều, nhưng không thể đại diện cho toàn bộ nhân viên y tế được. Bạn công tác ở ngành nào, google cái xem ngành mình có bê bối gì không, bạn có cảm thấy cả ngành của bạn đều có cái sự bê bối đó không.
Nói rộng hơn, tại sao có những con sâu đó, tại sao vậy? Tại trường Y dạy họ những điều đó à? Điểm thi đầu vào cao chót vót mà đạo đức lại như thế à? Tại sao vậy, bạn thử nghĩ xem??? Học giỏi thế, muốn làm giàu thì học kinh tế cho rồi, khổ chi đi học ngành y!!!

"Bệnh viện A thiếu thốn thuốc men, máy móc, bác sĩ điều trị kém, không hết bệnh.
=> bệnh viện thiếu cơ sở hạ tầng là tội của bác sĩ à? Xin thưa với bạn bác sĩ nói riêng và nhân viên y tế nói chung không có quyền hạn gì trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng cả, nếu muốn than vãn, hãy nói với cấp quản lý, sở y tế, bộ y tế ấy.

"Bệnh viện A, bác sĩ B, điều dưỡng C làm việc lề mề, làm tờ giấy ra viện, nhập viện, chụp CT mà đợi hoài hổng có."
=> xin nhắc lại, nhân viên y tế thực hiện việc chăm sóc bệnh nhân, còn việc quản lý hành chính, giấy tờ của việc khám chữa bệnh hổng thuộc quyền hạn của họ, bạn có ý kiến ư, hãy nói với ban giám đốc cơ sở y tế, hay đề nghị lên bộ y tế.

Đề tài tranh luận khó có hồi kết, mà chỉ làm mâu thuẫn gay gắt, gây mất đoàn kết.

Bên thì "hổng chịu hiểu", bên thì "nói không lại".
squall1411
ĐẠI BÀNG
10 năm
@ros12810.9 Những chỗ khác bạn nói đúng nhưng đoạn này mình không tin. Cùng 1 vấn đề nhưng có lẽ cách nhìn nhận của bạn hoặc là thiếu khách quan hoặc đang muốn dẫn dắt theo ý mình, dẫn đến câu chuyện của bạn kể lại làm cho người khác hiểu nhầm.
Tuy nhiên, chính vì những điều khác bạn nói đúng nên mình cho rằng bạn cũng chỉ là nạn nhân của cái xã hội dở hơi này thôi. Xã hội mà người ta sẵn sàng tham ô hàng nghìn tỉ tiền mồ hôi xương máu của người khác, người ta sẵn sàng cởi quần áo cho người khác tung hô, người ta cho cả trẻ con, người già ăn thuốc trừ sâu, thuốc tăng trọng,... Trong cái xã hội này, người ta cần phải có 1 cái gì đó làm đối trọng, làm cái thu hút sự chú ý để quên đi việc tham ô, việc bán nước, việc hủy hoại tài sản dân tộc,... và ngành y đã làm rất tốt việc ấy. Cái ngành y nhỏ bé chẳng liên quan đến chính trị, chẳng làm ra tiền, chỉ biết suốt ngày đòi thêm tiền xây bệnh viện, mua máy móc, chỉ liên quan đến tính mạng của mấy ông bà nông dân, công nhân nghèo khó thì làm gì ảnh hưởng đến ai, muốn ra sao thì ra.
Bạn và những người như bạn, cũng đang làm rất tốt việc mà người ta muốn bạn làm. Cứ chửi ngành y đi, cứ chửi bác sĩ đi, chỉ cần bạn quên đi những cái khác là được rồi
ken177
ĐẠI BÀNG
10 năm
Làm sao thay thế được vai trò của con người.
Tất cả các trang thiết bị cũng chỉ phục vụ cho công việc chẩn đoán của bác sĩ mà thôi. Làm sao mà chiếc máy có thể chẩn đoán được bệnh cho người bệnh. Rồi còn kê đơn cho từng người khác nhau thì thuốc sẽ khác nhau nữa.
ken177
ĐẠI BÀNG
10 năm
Các bạn à. Mình một bác sĩ mới ra trường xin được nói đôi điều.
1. Không nói đến lương, áp lực công việc, chế độ đãi ngộ vì đã chọn thì phải chịu thôi. Kêu ca thì bỏ đi, đừng làm nữa.
2. Cái y đức đó mà. Mình xin gọi nó là lương tâm nghề nghiệp đi. Nghề nào cũng phải có. Ông nông dân thì phun thuốc quá độ, ông công nhân thì thải nước ra ngoài môi trường không được xử lý, quan chức tham ô v.v...Chứ không riêng gì cái ngành này cả.
3. Mình đã đứng cả ở cương vị bệnh nhân và bác sĩ và hiểu rằng ai đi khám bệnh hay có người nhà nằm viện cũng thế thôi. Sốt ruột, lo lắng đủ điều. Ai cũng muốn mình sớm, mình được ưu tiên -> cái cảnh đút tiền cho y tá để được khám trước, đưa tiền để cho bác sĩ được quan tâm hơn ....Tôi chỉ xin hỏi cái đó là do ai sai? Ngành y chúng tôi có người sai, các bạn chả lẽ không sai? Các bạn muốn bố mẹ bạn nằm giường VIP thế bố mẹ người khác thì không đáng lo sao ?
4. Thầy thuốc là người cứu chữa cho các bạn và người thân. Đạo lý ngày xưa còn được coi là cứu 1 mạng người. Ông nội tôi vớt 1 chú ngã xuống giếng và chú nhận ông tôi làm bố nuôi, vẫn đến thăm ông, đối trọn ân nghĩa.
Còn các bạn ?
5. Chuyện đút lót 😆 Tôi thật cay đắng thừa nhận điều đó. 1 ca mổ bs chính 1 phong bì, kíp gây mê 1 phong bì, y tá 1 phong bì. Ai đã đưa người nhà đi mổ rồi thì biết. Nhưng tôi buồn cười ở chỗ : các bạn năn nỉ người ta nhận xong rồi đi chửi người ta. Tất nhiên là có những người vòi tiền bệnh nhân, cái loại ăn tất, ăn cả đất xung quanh đó thì khỏi nói.
Nó cũng như bạn vượt đèn đỏ bị phạt 300k. Bạn đưa tiền cho ông CA 150k bảo là anh tạo điều kiện. Xong rồi bạn chửi nó ăn tiền 😃) Nực cười. Người phải chịu cái sai là bạn chứ ? Đi sai luật rồi còn hối lộ.
6. Chuyện người nhà hay bệnh nhân cảm ơn thầy thuốc thì đã có từ xưa rồi. Bệnh khỏi đến biếu thầy con gà, thúng thóc coi như cám ơn. Vậy ở đây khác gì ?
Cá nhân tôi cho rằng chuyện bạn biết ơn 1 người và cảm ơn người đó là không sai. Nếu muốn cảm ơn hay để họ cảm ơn hãy để họ chữa bệnh xong, ra viện. Lúc đó bệnh nhân cảm ơn bác sĩ ra sao thì tùy.
Mà nói thật : 1 bác sĩ cứu cả nhà bạn khỏi chết. bạn có sẵn sàng chia đôi tài sản cho ông ta ko ?
7. Đa số những người đi học y chúng tôi không mơ kiếm giàu từ nghề. Câu này thì thực tâm. Tôi biết thầy tôi. Sau mỗi giờ làm ở viện đều lăn ra phòng khám làm thêm, cuối tuần đi mổ v.v...đến giờ thầy bảo : tao chả biết tao kiếm tiền làm gì khi chả có thời gian để tiêu tiền ?
8. Bạn có bao giờ nổi nóng với bố mẹ bạn, anh em bạn, vợ bạn, con bạn không ? Ai chưa từng thì em xin lạy 1 cái thật sâu. Bác sĩ cũng là con người. Một ngày họ có ít nhất 10 bệnh nhân cần khám và điều trị. Tôi hồi còn sinh viên đã từng chịu cảnh : cháu phải tiêm thế này, cháu phải tiêm thế kia ? Em ơi, khâu cho nó cái ko nó chảy máu chết mất( dù đã đc băng bó rồi, ko có nguy hiểm lắm). Anh ơi em đi gọi thầy, tụi em mới sang chưa làm được ? Bị xách cổ áo và nói : mày có khâu không ? không ông giết cả lũ chúng mày giờ ?
Ở viện Bạch Mai : con nhà chị này đang khò khè chút. Mình đã khám và theo dõi lâu, Sp02 cháu vẫn 97%( chấp nhận được) trong khi đó 1 cháu sơ sinh đang cấp cứu, sẩy cái là đi. Vậy mà bà kia lao thẳng vào la hét om sòm lên.
Viết dài quá mà quên mất đây là tinhte. Xin lỗi mọi người.
Tôi : bác sĩ, bệnh nhân. Mong mọi người đối xử với nhau có tình người hơn. Hiểu được nỗi khổ, cái khó của người khác.
Túm lại cái quần, thấy có ý chung của nhiều bạn (phản đối và ko phản đối) cụ thể bạn ros12810.9, ken177 như sau:

Bác sĩ nào thấy bị nói quá thì nghỉ hoặc chọn ngành nghề khác. Tương tự, bệnh nhân nào chịu dc thì chữa, ko thì ở nhà mà tự chữa...

Cuộc sống vốn là thế, lương y như từ mẫu cũng chỉ dăm đầu ngón tay... vì ai cũng phải ăn, uống, vui chơi, giải trí.. nên phải hành ra tiền mới nở nụ cười dc...

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019