Cuộc chiến giữa nhân viên và sếp về nơi làm việc sau đại dịch

Lê Q Khánh
30/11/2021 7:21Phản hồi: 52
Cuộc chiến giữa nhân viên và sếp về nơi làm việc sau đại dịch
Câu hỏi trước khi vào bài: Anh em vẫn còn làm việc ở nhà hay đã đi làm toàn thời gian ở văn phòng hay nửa làm ở nhà, nửa ở văn phòng?

Những đợt phong tỏa trong năm 2020 mang đến một cú sốc chưa từng có đối với cuộc sống văn phòng. Chỉ qua một đêm, các công ty trên toàn thế giới đã buộc phải “nhắm mắt đưa chân” vào một cuộc thử nghiệm khổng lồ về việc làm việc tại nhà (working from home - wfh) mà rất ít công ty trước kia từng dám thử nghiệm. Vào mùa xuân năm 2020, khoảng 60% tổng số giờ làm việc ở Mỹ được thực hiện từ phòng khách, nhà bếp. Kết quả của cuộc thử nghiệm này đã rõ, và những kết quả này gợi ý rằng cách làm việc mới lạ này sẽ còn tồn tại lâu dài.

Đối với người lao động, thử nghiệm làm việc tại nhà đã diễn ra khá suôn sẻ. Điều chỉnh với cách làm việc mới không phải là dễ dàng đối với tất cả mọi người - đặc biệt là những người sống trong các căn hộ nhỏ, hoặc có trẻ em học online tại nhà. Tuy nhiên, người lao động cho biết họ có mức độ hài lòng và hạnh phúc cao hơn. Những người trả lời các cuộc khảo sát cho thấy rằng họ muốn làm việc ở nhà gần 50% thời gian, tăng từ 5% so với trước đại dịch, với phần thời gian còn lại ở văn phòng. Nhưng những hành vi trên thực tế của mọi người cho thấy rằng sở thích thực sự của họ là dành nhiều thời gian hơn ở nhà với trang phục và môi trường thoải mái. Có cách nào khác để giải thích tại sao, ngay cả ở những nơi mà mối đe dọa từ covid-19 là thấp, các văn phòng chỉ có một phần ba nhân viên làm việc?
[​IMG]
Rất ít nhà quản lý có vẻ thích cách làm việc từ xa như vậy. Kết quả một cuộc khảo sát cho thấy rằng các công ty kỳ vọng khoảng 1/4 giờ làm việc sẽ được thực hiện tại nhà trong giai đoạn hậu covid - bằng khoảng một nửa thời gian người lao động muốn. Điều này phản ánh suy nghĩ rằng thời gian ở ngoài văn phòng quá nhiều là không tốt cho năng suất và văn hóa công ty. Chắc chắn rồi, một số bằng chứng cho thấy làm việc toàn thời gian tại nhà có thể khiến mọi người làm việc kém hiệu quả hơn.
hybridwork_1.jpg
Tuy nhiên, các bên có ít bất đồng hơn về lợi ích của phương pháp “kết hợp”. Nghiên cứu cho thấy rằng sự kết hợp giữa làm việc ở nhà và văn phòng thực sự có thể là cách sắp xếp tốt nhất để tăng năng suất. Cách này cho phép phân công lao động hiệu quả hơn giữa “công việc chuyên sâu” (công việc đòi hỏi sự tập trung cao độ, có thể được thực hiện tốt nhất ở nhà) và công việc hợp tác (làm tốt nhất với đồng nghiệp, trực tiếp, tại văn phòng). Nếu muốn duy trì văn hóa công ty, mọi người có thể sắp xếp rủ nhau đi ăn đi uống đi chơi vào một số ngày nhất định nào đó trong tuần.
hybridwork_2.jpg
Các công ty có những động cơ khác để dần dần ưu ái cách làm kết hợp, ngoài chuyện hiệu quả công việc. Một số nhận ra tầm quan trọng của cách làm việc này trong cuộc chiến giữ chân nhân tài. Ngay cả những ngân hàng đầu tư uy tín nhất, từ xưa đến nay đã nhấn mạnh đến lợi ích của văn phòng, cũng sẽ phải sớm chứng kiến nhân viên nhảy việc nếu họ không trở nên linh hoạt hơn với cách làm việc mới.
Sự chuyển dịch sang cách làm kết hợp sẽ có những tác động lớn. Đầu tiên là các nhà quản lý sẽ cần đến nhiều kỹ năng khác nhau. Thay vì tuyển dụng và đề bạt những nhà lãnh đạo có sức thu hút, các công ty có thể chú trọng nhiều hơn vào những nhà quản lý sử dụng giỏi các công cụ kỹ thuật số để truyền đạt chính xác những gì họ muốn làm và khi nào, cho các nhóm khác nhau. Một điều khác là các công ty, và bản chất công việc, sẽ dần trở nên “số hóa” hơn.

Sẽ có những thay đổi lớn hơn nữa vào năm 2022. Nhiều công ty nhận ra rằng họ cần phải làm nhiều hơn nữa để khuyến khích mọi người đến văn phòng. Điều đó có nghĩa là đầu tư vào các tiện ích như phòng gym hay những bữa ăn miễn phí hay phiếu quà tặng. Và các chính phủ cũng cần nhận ra rằng luật việc làm cần phải phát triển, để công nhận và bảo vệ người lao động tại gia.
hybridwork_6.jpg
Tuy nhiên, làm việc ở nhà cũng có mặt tiêu cực của nó. Không phải ai cũng có đủ điều kiện để tận hưởng cách làm việc này. Ngay cả ở các nước giàu, phần lớn người lao động phải có mặt ở nơi làm việc để thực hiện công việc của họ. Rất lâu trước khi đại dịch xảy ra, đã có khoảng cách giữa một bên là những người lao động được trả lương cao, được làm những việc kích thích về trí tuệ và một bên là những người làm dịch vụ được trả lương thấp. Xu thế làm việc tại nhà ngày càng tăng làm sâu sắc thêm sự chia rẽ giữa hai nhóm người này - với những hậu quả mà không ai có thể lường trước được.
52 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

May mắn là công ty mình khuyến khích telework xưa giờ, giờ càng ép ở nhà hơn. Chỉ lên khi bất khả kháng.
@phuongduy2908 Tuỳ vào công ty quản lý task như thế nào đó bạn. Có con nhỏ nhưng làm ko xong thì bạn phải làm bù để kịp deadline. Quan trọng nhất là cách quản lý task như thế nào. Cty mình quản lý bằng Jira. Nên bạn làm gì thì kệ bạn nhưng phải đảm bảo hoàn thành tốt log đủ thời gian.
CuogTR
TÍCH CỰC
2 năm
@nightwish47 Làm công ty nào sướng vậy bạn ơi!!!
@CuogTR Công ty Nhật bạn ơi.
SonPGT
ĐẠI BÀNG
2 năm
@10namduong1212 Nhà 2 đứa nhỏ, làm việc đc như bác nói hơi bị khó
Có khi nào sau đợt giãn cách vừa qua nhiều công ty sẽ chuyển hẳn sang wfh hơm nhỉ? 😃
 Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena 
HP_trader
TÍCH CỰC
2 năm
@crazysexycool1981 WFH là xu thế tất yếu mà, sau dịch cty mình cũng chuyển qua WFH luôn, chỉ lên cty khi cần
wolverine7
ĐẠI BÀNG
2 năm
@crazysexycool1981 Già rồi. Bớt hơm lại đi đồng chí
alexnam
TÍCH CỰC
2 năm
@wolverine7 hông 😁
Chủ đề thú vị để bàn luận, nhiều công ty bạn mình chia sẻ thì từ bắt đầu đợt dịch đến nay thì nhiều công ty chia 50/50 nhân viên tuần lên công ty lần thay phiên nhau, cách này mình thấy cũng hay
Theo mình thấy làm từ thứ 1-6 là trên công ty. còn thứ 7 thì nên làm ở nhà (Tùy vào loại hình công việc nữa)
phantkien
ĐẠI BÀNG
2 năm
Điều quan trọng là loại hình công việc, như t làm service, thời trước dịch 1 vài công ty cũng chuyển kiểu làm việc thành service home, nghĩa là phần lớn thời gian không phải lên văn phòng, khi nào có việc trực tiếp đến khách hàng giải quyết sự cố, thời gian còn lại, muốn làm gì làm, mở kinh doanh, nhận việc bên ngoài, câu cá,... làm việc kiểu này cũng hay lắm.,
fffxxx INFO
ĐẠI BÀNG
2 năm
cty mình chuyển sang làm remote từ 2018, nên đợt dịch vừa rồi ko có gì đặt biệt luôn, năng suất vẫn như bình thường. Vấn đề ở đây là người quản lí phải xịn thì mọi việc mới có năng suất cao, chứ không phải làm ở đâu.
chỗ mình hơn 1 năm nay tự do, xong việc là đc, buồn buồn lên cty cho vui vẻ
hanith
ĐẠI BÀNG
2 năm
@americanoda Tự do là làm việc với các con số xanh xanh đỏ đỏ nhảy lên nhảy xuống phải ko bạn 😁
@hanith không bạn, mình làm kiến trúc 😁
Làm việc tại nhà luôn chắc chỉ có các sếp chứ nhân viên thấp thấp thì có cái nịt
hovaqu
TÍCH CỰC
2 năm
Cover đẹp lắm
hongson890
TÍCH CỰC
2 năm
Sau 3 năm làm remote, không thể quay về môi trường văn phòng được nữa. (Mình vẫn có văn phòng riêng ở coworking nhé, tuy nhiên thích lên lúc nào thì lên, thích về lúc nào thì về). Cảm giác "bắt buộc" phải ngồi văn phòng 8 tiếng thấy thật là tù túng mà không giải quyết được việc gì.
làm ở nhà tốn điện, thế mà cty ko phụ miếng nào. cái thùng máy cấp cho thi hú ầm ĩ.
Giận
zoro1tuoi
ĐẠI BÀNG
2 năm
@aovai Tiền điện nó bằng 1/5 tiền xăng chạy lên công ty và nó bằng 1/100 thời gian tiêu tốn đi lại giữa công ty và nhà
Công ty tôi khối văn phòng thì mỗi bộ phận, phải có ít nhất 1 người lên công ty làm. Thay phiên nhau mỗi người lên công ty 1 tuần.
Còn dưới nhà máy ai không chịu 3 tại chỗ thì lên nhân sự nhận lương rồi nghỉ.
Tháng 11 mới dẹp 3 tại chỗ thì nhà máy dính F0. Giờ đang tính 3 tại chỗ lại, chủ yêú cho các F0 vừa cách ly tại công ty vừa sản xuất luôn.
tichla
ĐẠI BÀNG
2 năm
tinh tế tuyển cả tây làm mod à
Ai gặp tình trạng làm Wfh bị trừ tiền lương chưa?
tristan7684
ĐẠI BÀNG
2 năm
@vo khanh tan đầy
Mình thích thì mình wfh thôi 😆
Mod lấy số liệu ở đâu thì phải trích nguồn nhé.
Juchengshy
ĐẠI BÀNG
2 năm
Khối văn phòng cty mình đại đa số vẫn WFH trừ các boss ra, còn khối công trình thì hok thể WFH rồi :v
mình working from home được hơn 10 năm nên đợt dịch này chỉ quan tâm đến khách hàng sống hay chết thôi 😀
Làm không làm thì cút, thằng nhân viên nào đòi chiến với sếp thì đuổi thẳng cổ cmnd
hieu ngoduc
ĐẠI BÀNG
2 năm
@lhdtt nhớ 5 năm trước đi làm công ty. mình vừa nghỉ xong. 7 tháng sau cha sếp trực tiếp mình cũng nghĩ luôn
mình hỏi sao anh nghỉ.
ảnh tloi mày nghỉ làm tao đuối quá. nghỉ luôn kaka
@wolverine7 Có chiêu lấy offer mới về thương lượng lại hehe
wolverine7
ĐẠI BÀNG
2 năm
@lhdtt Làm sếp đi rồi thấy cực. Mỗi lần nhân viên bỏ nhỏ ‘em có chuyện muốn nói với anh’ là thấy đau ruột rồi. Ở đó mà đuổi.
@wolverine7 Haha, đúng là đang bình thường, mà sếp nói anh có chuyện muốn nói với em, hoặc nhân viên nói em có việc muốn nói thì đều tới công chuyện cả

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019