Phương pháp đo sáng
Kỹ năng này rất quan trọng khi chụp ngược sáng. Một chủ thể tối ở giữa khung hình sẽ tạo ra những bất lợi nhất định cho việc đo sáng. Như ở ảnh trên, bạn nên đo sáng vào phần nền trời không có cây trong khung ảnh, đẩy tốc độ màn trập xuống một nửa để lấy ánh sáng, ấn nút "Auto Exposure lock" để chốt tham số phơi sáng, rồi sắp xếp bố cục hình ảnh như ý muốn và chụp lại. Ngay sau khi chụp, tham số phơi sáng sẽ mở như cũ và bạn trở lại phương thức chụp thông thường. Tất nhiên, không phải điều kiện ánh sáng nào cũng giúp cho một bức ảnh Sihouette hoàn hảo. Tốt nhất là nên chọn hậu cảnh và chủ thể chênh sáng nhiều một chút. Nếu chênh quá ít, khi giảm sáng để chủ thể đen hơn thì hậu cảnh cũng bị tối quá làm mất chi tiết.
Động vật hoang dã cũng có thể làm mẫu ngược sáng tuyệt đẹp, ví dụ, hình chụp con kền kền Thổ Nhĩ Kỳ tại miền Nam California chờ đêm xuống trên nền mặt trời dần lặn cũng làm say đắm lòng người.
với canon powershot N thì mọi chuyện trở nnhên nhẹ nhàng và dễ hơn nhĩ.mua một cái về rồi nghiên cứu thêm về ảnh mới được. càng đọc về các bài viết về ảnh mình càng thích. cảm ơn về bài viết.
Với ảnh ngược sáng, hãy chọn đo sáng vào một trong các vùng sáng của phông nền thay vì đo sáng trực tiếp vào chủ thể cần chụp. Để làm được điều này, chỉ cần đơn giản hướng ống kính vào vùng sáng và có độ tương phản rõ rệt, sau đó nhấn nhẹ nút chụp hình nhanh để máy tự động đo sáng và đưa ra các thông số khẩu/tốc độ tương ứng. Khi có được giá trị khẩu độ và tốc độ này, hãy ghi nhớ chúng để có thể thiết lập lại cho đúng trong chế độ chụp thủ công (Manual) sau đó.
Ảnh ngược sáng (silhouette) là những bức ảnh được tạo nên bởi những hình khối màu tối nổi bật trên phông nền sáng. Nói một cách cụ thể, trong ảnh ngược sáng, chủ thể của bức ảnh sẽ trông như một khối đen đã được loại bỏ các chi tiết để tạo sự tương phản mạnh mẽ với khung nền sáng xung quanh.
Những bức ảnh có thể mang lại ấn tượng mạnh cho người xem ngay từ cái nhìn đầu tiên có thể được coi là thành công ở một mức độ nhất định… Nhưng sẽ không ổn lắm nếu chúng ta cố gắng tìm cách gây ấn tượng một cách dễ dãi
Đứng từ góc độ của một người xem ảnh, ấn tượng đầu tiên khi ngắm bức ảnh theo tôi là một giá trị đáng kể. Ngoài ra, một bức ảnh đời thường có giá trị phải kể thêm tới lượng thông tin và tính nghệ thuật của bức ảnh
Góc máy và các yếu tố sáng tạo cũng có thể là những giá trị gia tăng cho bức ảnh… Về giá trị của khoảnh khắc thì quá hiển nhiên rồi. Giá trị nghệ thuật thì hơi khó bàn. Tôi chỉ xin xem xét hai yếu tố là lượng thông tin và ấn tượng ban đầu của một tấm ảnh đời thường – đường phố.
Đa số ảnh chụp bị mờ là do máy ảnh bị rung do cầm máy không vững hoặc của việc nhấn nút chụp và tác động của màn trập. Trong khi cách tốt nhất để giải quyến vấn đề rung máy là sử dụng giá đỡ (Tripod) thì đa số trường hợp đều cầm máy bằng tay khi chụp. Hãy sử dụng cả hai tay để cầm máy ảnh, giữ cho máy ảnh sát với cơ thể của bạn, có thể tựa vào mộ bức tường hoặc thân cây