Cuộc Thi Làm Phim Ngắn "8 Tiếng Trọn Vẹn" Tại Việt Nam Từ Tháng 2-4/2019

Cuong Nb
1/3/2019 3:42Phản hồi: 4
Cuộc Thi Làm Phim Ngắn "8 Tiếng Trọn Vẹn" Tại Việt Nam Từ Tháng 2-4/2019
Xin kính chào tất cả quý vị và các bạn! 😃
Ngày 28/02/2019 vừa qua tại Quán Cà Phê Le Dahlia Số 106 Yết Kiêu,Hà Nội diễn ra sự kiện Cuộc Thi Làm Phim Ngắn "8 Tiếng Trọn Vẹn" Tại Việt Nam Từ Tháng 2-4/2019 do Tổ chức Care và Trung tâm TPD phối hợp tổ chức, dưới sự bảo trợ truyền thông của Tuva, diễn ra từ tháng 2 đến tháng 4/2019.
Thumb gốc.jpg
Thông tin về sự kiện làm phim này như sau:

Cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức và lên tiếng về định kiến đang ngăn cản sự tham gia bình đẳng của người lao động, bất kể giới tính ở nơi làm việc, đây là một cơ hội và thử thách mới dành cho bất cứ ai mong muốn phá bỏ định kiến về bất bình đẳng giới trong xã hội Việt Nam nói chung và trong môi trường làm việc nói riêng.

Video 360VR-4K (Xem tốt nhất bằng kính VR): Các bạn hãy nhấn nút Đăng Ký (Subscribe) và Ấn Chuông Kênh để tạo động lực giúp mình cho ra những Videos mới nhất phục vụ mọi người nhé! 😃
TỔNG GIÁ TRỊ GIẢI THƯỞNG LÊN TỚI 150 TRIỆU ĐỒNG!



Video 1080P Bộ Phim Tài Liệu "Sao Bình Không Lấy Chồng" của Đạo diễn Phạm Minh Hà được trình chiếu trong sự kiện giúp mọi người hiểu hơn về những khía cạnh bất bình đẳng giới giữa Phụ Nữ và Đàn Ông:

Được biết tác phẩm Sao Bình Không Lấy Chồng được đề cử hạng mục 10 phim tài liệu xuất sắc nhất của Trung tâm Hỗ trợ phát triển Tài năng Điện ảnh (TPD) với Cuộc Thi Búp Sen Vàng 2015


_MG_6958.jpg
Bảng cơ cấu giải thưởng cho các hạng mục Phim Ngắn.

Trong xã hội hiện nay, vai trò và vị thế của phụ nữ đang ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên những vấn đề về bất bình đẳng giới vẫn còn đang tồn tại, các rào cản về chính sách, nhận thức và định kiến đang ngày càng bộc lộ rõ ràng.

Nếu bạn quan tâm tới cuộc thi này thì đừng bỏ lỡ buổi kick off event "8 Tiếng Trọn Vẹn" nhé. Sự kiện sẽ diễn ra vào lúc 18h30 ngày 28/02/2019 tại Le Dahlia - Coffee • Cinema • Event.
_MG_6944.jpg
Logo quán Cà phê Điện Ảnh Le Dahlia số 106 Yết Kiêu,Hà Nội.

Quảng cáo


_MG_6946.jpg _MG_6947.jpg
Hình ảnh trang trí đậm chất điện ảnh của quán Cà phê Le Dahlia.

_MG_6952.jpg
Trước khi sự kiện làm phim 8H diễn ra thì các nhà làm phim trẻ tuổi cả nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp tụ họp ăn uống tại sảnh ngoài của Quán Le Dahlia.
_MG_6953.jpg
Tất cả nhà làm phim phim trẻ tuổi cả nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp chuẩn bị vào ghế ngồi trong phòng chiếu phim để tham dự sự kiện này.

_MG_6955.jpg
Đại diện Trung Tâm Hỗ Trợ Tài Năng Điện Ảnh TPD-Hà Nội Đạo Diễn Đồng Thời Là Giảng Viên Trường Sân Khấu Điện Ảnh Hà Nội Đỗ Quốc Trung lên phát biểu khai mạc sự kiện.

_MG_6956.jpg

Quảng cáo


Đại diện ban tổ chức thuyết trình trong sự kiện.

Chùm ảnh để bạn hiểu rõ hơn về 4 Đề Tài trong cuộc thi làm phim lần này:
5.png

Chủ Đề 1.Định Kiến về vai trò của phụ nữ-nam giới trong việc chăm sóc con cái:
1.png
Hình ảnh mô tả cho trách nhiệm và nghĩa vụ của Phụ Nữ trong công việc và gia đình.

Nền văn hóa Á Đông đã trói buộc người phụ nữ vào quá nhiều sự bất công. Áp lực của cuộc sống hiện đại càng đẩy sự bất công đó lên cao. Họ vừa tham gia đóng góp vào kinh tế gia đình một cách gián tiếp và trực tiếp, vừa vẫn phải đồng thời sống theo kỳ vọng của xã hội và những người xung quanh về “công dung ngôn hạnh”.

Dự thảo luật pháp hiện nay tuy vẫn giữ nguyên hình thức từ ngữ của quy định tình nghĩa vợ chồng: “bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ chồng”, nhưng đồng thời lại là “những quy định mang tính đạo lý, đạo đức nhiều hơn pháp lý”. Chẳng hạn, phụ nữ được phép nghỉ hưởng lương và bảo hiểm trong khi chăm con ốm nhưng nam giới thì không. Nói cách khác, quy định như vậy đẩy gánh nặng chăm sóc con cái lên vai người phụ nữ, trong khi rất nhiều ông bố cũng mong mình có thể được nghỉ phép chăm con.

Điều này khiến vai trò kinh tế của người phụ nữ bị nhìn nhận rất mờ nhạt trong khi bản thân họ có đóng góp không nhỏ cho kinh tế gia đình. Chưa kể ngay cả nam giới cũng đứng trước nguy cơ bị gạt ra khỏi vấn đề nuôi dưỡng giáo dục con cái. Vậy nên gây ra không ít những đánh giá thiên lệch về khả năng thực tế của phụ nữ và nam giới trong gia đình và đương nhiên quy ra khả năng thực hiện các vai trò khác trong xã hội và cơ quan, đơn vị.

Chủ Đề 2.Định kiến về thời gian làm việc của nam-nữ:

2.png
Hình ảnh miêu tả cho vị trí cũng như vai trò của Phụ Nữ so với Đàn Ông trong Việc Làm.

Theo Luật Lao động, tuổi nghỉ hưu của lao động nam là 60 tuổi, trong khi lao động nữ là 55 tuổi. Điều này tạo ra khoảng cách 5 năm trong thời gian lao động. Trong khi nhiều ý kiến cho rằng điều ấy vì quyền lợi phái nữ, thực chất nó tạo ra sự bất bình đẳng giới to lớn và khiến lao động nữ thua thiệt rất nhiều.

Chẳng hạn, quy định khác biệt này làm giảm tổng thời gian làm việc của nữ giới, từ đó ảnh hưởng đến con đường phát triển sự nghiệp và mức lương hưu của họ. Hiện nay người phụ nữ cũng góp phần không nhỏ vào chức năng kinh tế trong gia đình cũng như cho xã hội, và rất nhiều người muốn được tiếp tục làm việc sau 55 tuổi. Đồng thời điều luật này cũng gây bất bình đẳng cho lao động nam vì đã kéo dài thời gian làm việc của họ so với lao động nữ. Chính điều này có thể dẫn đến sự phân biệt đối xử về phát triển nghề nghiệp, cơ hội thăng tiến và khả năng tích lũy lương hưu trong công việc.

Mặt khác, nhiều người muốn được nghỉ hưu sớm vì nhiều lý do khác nhau. Do đó, quy định cứng nhắc về tuổi nghỉ hưu hiện nay còn mang tính cào bằng và hạn chế sự lựa chọn của người lao động, dù đó là nam hay nữ.

Chủ Đề 3 Quấy rối tình dục trong công việc:
3.png
Hình ảnh miêu tả Người Phụ Nữ gặp phải rất nhiều quấy rối tình dục về mặt thể xác cũng như tinh thần nơi Công Sở.

Trong môi trường làm việc ở Việt Nam hiện nay, nạn quấy rối tình dục đang ngày càng leo thang, nhưng chỉ rất ít nơi có quy trình tiếp nhận khiếu nại và có cơ chế giải quyết phù hợp. Nhận thức về thế nào là quấy rối tình dục còn rất chênh lệch, nhiều người chưa nhận ra những hành vi đụng chạm, sờ đùi, vỗ mông, hay nhìn soi mói vào cơ thể người khác cũng có thể bị coi là hành vi quấy rối. Nhiều người vẫn bào chữa cho các hành vi này, coi đó là lời đùa giỡn vô hại.

Kẻ quấy rối thì vẫn tiếp tục hành vi “chơi đùa” của mình, và nạn nhận thì vẫn tiếp tục “ngậm bồ hòn làm ngọt” mà cam chịu, bất lực trong tủi hổ, vì họ nghĩ rằng dù có lên tiếng thì cũng không được tiếp nhận giải quyết. Trên thực tế, quấy rối tình dục trong công việc có ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý của người lao động, khiến năng suất làm việc giảm và tác động xấu đến hiệu quả của cá nhân lẫn cả tổ chức.

Chính vì chúng ta chưa có một khung pháp lý rõ ràng nên chỉ riêng việc chứng minh đó là quấy rối tình dục thôi cũng khó khăn. Chừng nào ta vẫn coi những cái “sờ nhẹ”, những cái vỗ mông, những ánh nhìn khiếm nhã, những lời nói gây khó chịu chỉ là sự đùa giỡn cho vui thì vấn nạn quấy rối tình dục nơi công sở sẽ chẳng bao giờ được giải quyết.

Chủ Đề 4.Mức Lương Thưởng Giữa Hai Giới:
4.png
Hình ảnh miêu tả mức lương và phần thưởng dành cho cả hai giới khi có cùng công việc và đóng góp như nhau.

Theo đúng chế độ trả lương của luật pháp Việt Nam, thì yếu tố giới tính không làm ảnh hưởng tới mức lương được chi trả. Nhân viên sẽ được trả mức lương phù hợp cho cấp bậc công việc, trình độ học vấn, cấp bậc đào tạo và thưởng theo chất lượng công việc hoàn thành. Tuy nhiên, vẫn có đến 61% lao động nữ cho rằng mức lương của họ thấp hơn đồng nghiệp nam (theo số liệu của Jobstreet Vietnam).

Vậy thì vấn đề nằm ở chính sự phân biệt đối xử trong thăng tiến nghề nghiệp, bất công trong ưu tiên tuyển dụng và cất nhắc tăng lương của các cơ quan, doanh nghiệp. Cụ thể, nam giới được cho là có khả năng dễ được ‘cất nhắc’ thăng chức, nhận sự ưu tiên trong quá trình tuyển dụng, có tần suất tăng lương cao hơn cũng như dễ được đánh giá năng lực làm việc tốt hơn; dù cho cả lao động nam và nữ đều làm công việc có giá trị ngang nhau. Mặc dù số lượng sếp nữ đang tăng lên, sếp là nam giới vẫn đang chiếm số lượng đông đảo.

Các tác phẩm dự thi xin được gửi vào các địa chỉ trực tuyến (online) như ảnh dưới:
_MG_6957.jpg


Thông tin ngoài lề về sự kiện này:

Trong 2 buổi tối ngày 07/03/2019 và 10/03/2019 vào lúc 18H30 tại Trung Tâm Hỗ Trợ Tài Năng Điện Ảnh (TPD) Số 51 Trần Hưng Đạo,Hà Nội diễn ra buổi Workshop hướng dẫn làm phim với hai chủ đề:Làm Phim Tài Liệu (07/03/2019) và Làm Phim Truyện (10/03/2019) rất mong các bạn yêu làm phim tham dự sự kiện này!
tpd.jpg
Địa chỉ Google Maps và số điện thoại liên hệ để các bạn thuận tiện đi đến TPD (Xin mở hình ảnh trong Tab mới và Zoom phóng to hình ảnh để thấy rõ chi tiết)
bản đồ.JPG

Thông chi tiết xin truy cập Facebook:
https://www.facebook.com/8tiengtronven/


Và https://www.facebook.com/tpdmovie/photos/a.10151667799447689/10156305943167689/?type=3&theater
4 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Hay quá giải thưởng tới 50 triệu 😁 vừa mới mua con Sony A6400 thử sức xem thế nào :p
Cuộc thi này có tổ chức ở Hà Nội à @Cuong Nb???
Có trong TP HCM không? :oops:
@Gà Cạo Lông Mi Cuộc thi được tổ chức trên toàn lãnh thổ Việt Nam bạn nhé! ;)
@Cuong Nb Cảm ơn anh nhiều nhé 😃

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019