Cuộc tiêm phòng vaccine đầu tiên của con người: Kéo dài 3 năm, cho gần 150.000 người

Rubi Lee
9/9/2022 8:52Phản hồi: 18
Cuộc tiêm phòng vaccine đầu tiên của con người: Kéo dài 3 năm, cho gần 150.000 người
Vào ngày 30 tháng 11 năm 1803, bác sĩ quân y Francisco Xavier de Balmis khởi hành từ cảng La Coruña ở tây bắc Tây Ban Nha bắt đầu nhiệm vụ kéo dài 3 năm của mình. Đi cùng ông trên con thuyền đó là 22 cậu bé mồ côi. Mục tiêu của nhóm người này là hoàn thành chiến dịch tiêm chủng toàn cầu đầu tiên của con người.

Bối cảnh thế giới


Vào thời điểm đó, thế giới đang đối mặt với dịch bệnh đậu mùa, căn bệnh khiến ⅓ số người mắc thiệt mạng. Nếu người nào may mắn sống sót thì cũng phải sống với tình trạng lở loét, rỗ, chịu cuộc sống như thế suốt phần đời còn lại. Mặc dù vào năm 1797, Edward Jenner đã phát hiện rằng dịch từ vết mụn nước của một bệnh nhân mắc đậu bò (một căn bệnh lây từ bò, chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ) có thể được dùng như một loại vaccine phòng chống đậu mùa. Nhưng phần lớn thế giới khi đó không có khả năng tiếp cận để được tiêm chủng. Bởi bệnh đậu bò vốn chỉ là một căn bệnh được phát hiện ở Anh, đôi khi là Pháp và Ý. Do đó, người ta không rõ làm sao để có thể mở rộng việc tiêm chủng cho nhiều người hơn nữa.

vaccine-dau-mua-2.jpg

Các nhà khoa học lúc đó vẫn chưa tìm ra lý thuyết vi trùng, vì vậy không ai biết đến khái niệm virus là gì. Họ chỉ đơn giản biết rằng cần phải truyền bệnh đâu mùa để giữ nguồn vaccine tồn tại. Thế là, người xưa đã nghĩ ra rất nhiều cách như chiết dịch mủ từ vết thương đậu bò lên một tấm vải hoặc lọ, sau đó thì chà xát vào vết thương của người nhận. Hoặc đưa bò mang virus đến những vùng mà người ta mong muốn đạt miễn dịch. Nhưng tất cả những cách này đều không thật sự mang lại hiệu quả. Ngày nay, những vật chất siêu vi như vậy sẽ được lưu trữ bằng cách đông lạnh, công nghệ và bí quyết mà các nhà khoa học chưa có vào thời đó.

Vaccine đầu tiên của thế giới



vaccine-dau-mua-3.jpg

Từ năm 1768, bác sĩ John Fewster đã nhận thấy những ai từng bị đậu bò sẽ không bị mắc bệnh đậu mùa. Ông đã kể phát hiện này cho anh em bác sĩ nhà Ludlow, tình cờ là khi đó Edward Jenner đang học việc tại đó và ghi nhớ câu chuyện này. Sau khi học xong, Jenner quay lại Berkeley, quê hương của ông. Vì sống ở nông thôn, nên hầu hết người dân trong vùng đều làm nghề nông. Một đợt dịch đậu mùa đã quét qua khu vực này vào năm 1788, trong đợt này, ông nhận thấy những người thường xuyên tiếp xúc với gia xúc đã mắc bệnh đậu bò, sẽ không bị bệnh đậu mùa. Thế là, ông nảy ra suy nghĩ liệu có thể cố ý làm lây căn bệnh đậu bò sang người để họ không bị mắc bệnh đậu mùa hay không?

Ngày 14/5/1796, ông thử nghiệm giả thuyết của mình lần đầu tiên. Ông gặp một cô gái chăn bò đang mắc bệnh, lấy mủ từ vết mụn, sau đó cấy lên cánh tay của một đứa bé khoẻ mạnh. Sau 1 tuần mắc đậu bò thì đứa bé đã khoẻ mạnh. 1/7 ông tiếp tục cấy đậu mùa vào đứa bé thì nó hoàn toàn không mắc bệnh. Ông thử nghiệm trên đứa con trai 10 tháng tuổi của mình thì cũng có kết quả tương tự. Tuy cách làm của Jenner xét theo các tiêu chuẩn y đức ngày nay là hoàn toàn không thể chấp nhận được, nhưng nhờ vậy, con người mới thoát ra khỏi đại dịch đậu mùa và có được vaccine như ngày nay.
vaccine-dau-mua-12.jpg

Cuối cùng Jenner hoàn thành quy trình chế tạo thuốc tiêm chủng của mình với 3 công đoạn. Đầu tiên, lấy ít mủ đậu bò trên con bò mắc bệnh. Tiếp đến, làm cho vi trùng trở nên yếu di. Cuối cùng là tiêm các vi trùng này vào cơ thể người. Đến năm 1798, ông chính thức công bố phát hiện của mình và gọi phương pháp này là “vaccination”.

Nhanh chóng sau đó, phát hiện này của ông tạo ra một cơn sốt. Chính phủ Anh mời ông đến tiêm cho binh chủng Hải quân Hoàng gia, hoàng đế Napoleon ở Pháp cũng ra lệnh cho binh lính phải tiêm chủng,… Vua Charles IV của Tây Ban Nha, người đã phải chứng kiến các thành viên trong gia đình và hàng triệu người trong thuộc địa của ông bị hành hạ bởi căn bệnh này. Ông quyết định tạo ra một sứ mệnh lớn - một chuyến thám hiểm từ thiện của hoàng gia về vaccine. Nhiệm vụ là sẽ đưa vaccine đến châu Mỹ, giúp đỡ mọi người và đưa Tây Ban Nha trở thành Đế chế đầu tiên có kế hoạch mnahj mẽ chống lại bệnh thuỷ đậu.

Vua Charles IV cần tìm một người chỉ huy sứ mệnh, người có thể biến những lý tưởng đó thành hiện thực. Và Balmis là ứng cử viên hoàn hảo. Bác sĩ quân y 50 tuổi, người đã dành nhiều năm ở nước ngoài để nghiên cứu các loại thuốc ở Mexico và khu vực Trung Mỹ, ông khi đó cũng vừa dịch Luận thuyết lịch sử và thực tế về vaccine của J.L. Moreau de la Sarthe, quyển sách nghiên cứu toàn diện nhất về vaccine trong thời điểm đó.

Tại sao lại lựa chọn trẻ con cho chuyến đi?

Quảng cáo


Không thể lựa chọn người lớn cho nhiệm vụ, bởi bệnh đậu mùa có khả năng lây nhiễm cực kỳ nhanh, đến mức có thể nói bất kỳ người trưởng thành nào còn sống khi đó có thể đã từng trải qua căn bệnh này. Do đó, khả năng người đó miễn dịch là rất cao, họ sẽ không phát triển các mụn nước để Balmis lấy mủ và truyền vaccine được.

vaccine-dau-mua-15.jpg

Trẻ em là lựa chọn hợp lý để giữ cho vaccine tồn tại. Vì thế Balmis đã tuyển dụng 22 cậu bé mồ côi, từ 3 đến 10 tuổi. Vua Charles tuyên bố hoàng gia sẽ chịu trách nhiệm đền bù một cách xứng đáng cho sự dũng cảm của những đứa trẻ này. Họ sẽ chi trả mọi chi phí cho cuộc sống bao gồm việc đi học, cũng như tài chính cho đến khi những đứa bé này đủ tuổi tự trang trải cuộc sống.

Ngoài 22 cậu bé và đội chèo thuyền, Balmis còn có 3 người trợ lý, 2 bác sĩ, 3 y tế, 1 thư ký và Isabel Zendal Gómez, giám đốc trại trẻ mồ côi La Coruña, người sẽ chăm sóc chính cho 22 đứa bé. Cuộc thám hiểm sẽ đi đến tất cả các thuộc địa của Tây Ban Nha, nhưng kế hoạch không chỉ đơn giản là lây bệnh đậu bò cho người dân. Balmis và đoàn hỗ trợ cũng sẽ phân phối các bản sao của cuốn sách mà ông đã dịch để giúp các bác sĩ địa phương có thể tiếp cận đến kiến thức mới, đào tạo cho các bác sĩ quản lý vaccine và hỗ trợ thành lập 1 ban tiêm chủng trung tâm ở mọi địa điểm.

vaccine-dau-mua-11.jpg

Balmis sẽ ghép đôi các cậu bé, ông tiêm cho 2 đứa ngay khi con tàu Maria Pita rời bến. Chín ngày sau khi tiêm, 2 đứa trẻ bắt đầu hình thành các vết thương đậu bò, Balmis và đội ngũ lấy mủ và dùng nó để tiêm tiếp cho 2 đứa bé tiếp theo, quy trình này sẽ được thực hiện với từng cặp để giữ cho vaccine luôn tồn tại.

Quảng cáo


Vì đây là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, nên Balmis phải tiêm vaccine cho 2 người một lúc, để đề phòng trường hợp nếu có chuyện gì xảy ra với 1 đứa, vaccine cũng sẽ không bị mất đi.

Cuộc hành trình phân phối vaccine “tươi”


Trên dường đến Puerto Rico, Maria Pita đã dừng lại ở quần đảo Canary vào ngày 9/2/1804 để tiêm chủng cho các thuộc địa Tây Ban Nha ở đó. May mắn là họ đã thành công vận chuyển được mầm bệnh đậu bò dưới dạng chất dịch từ Anh sang cách hòn đảo lân cận khác, và cuối cùng là đến Puerto Rico. Hầu hết dân số ở đó đều được tiêm phòng thành công.

vaccine-dau-mua-7.jpg

Đoàn thám hiểm khởi hành đến điểm dừng tiếp theo - Venezuela, cập bến vào ngày 20/3. Lúc này, chỉ 1 trong số những cậu bé là còn vết phồng rộp có mủ. Ngay khi tàu vừa đổ bộ vào đất liền, Balmis đã lập tức tiêm phòng cho 28 đứa trẻ địa phương khác để giữ cho nguồn vaccine tồn tại. Theo báo cáo, đoàn của Balmis đã hoàn thành veiejc tiêm hòng cho hơn 12.000 người ở Venezuela. Sau đó thì vấn đề xuất hiện, có rất nhiều vùng bị bỏ quên, nằm sâu hơn ở Nam Mỹ, ở Mexico về phía bắc.

Để đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả hơn, ông quyết định chia thành 2 đoàn, đoàn phó của ông - Jose Salvany sẽ chỉ huy 1 tốp xuống Colombia, Peru, Ecuador, Boliva và phần còn lại của Tây Ban Nha. Trong khi đó, Balmis sẽ đến Cuba, Mexico và các thuộc địa của Tây Ban Nha ở châu Á. Bắt đầu từ đây, cuộc thám hiểm Balmis phân nhánh với một đoàn trẻ em mới, được hỗ trợ tìm kiếm bởi các quan chức địa phương, Giáo hội Công giáo, các gia đình tình nguyện,…

vaccine-dau-mua-1.jpg

Trong chuyến đi, có rất nhiều lúc nguồn vaccine đứng trước rủi ro bị gián đoạn bởi thời tiết mưa bão khiến hành trình trở nên dài hơn, Balmis vẫn tiếp tục với nhiệm vụ của mình. Tại mọi điểm dừng, Balmis luôn phải hướng dẫn các bác sĩ về cách tiêm chủng cũng như giữ cho bệnh đậu bò lưu truyền 1 cách hiệu quả nhất. Ông cũng giúp chính quyền địa phương thành lập các cơ sở tiêm chủng để giám sát và theo dõi liều lượng tiêm. Một số hồ sơ tiêm chủng vẫn được lưu trữ đến ngày nay. Các chuyên gia tin rằng nhóm của Balmis đã tiêm phòng được cho từ 100.000 - 150.000 người ở Bắc và Nam Mỹ.

vaccine-dau-mua-8.jpeg

Điểm cuối của Balmis là thuộc địa Tây Ban Nha ở Philippines, ông đến đó vào tháng 2/1805. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, ông bắt đầu chuyến hành trình quay về quê hương. Balmis đã đi cùng 1 thuỷ thủ đoàn nhỏ và 3 cậu bé mới, ông dừng lại tiêm phòng tại Macau (khi đó là thuộc địa Bồ Đào Nha), Canton và quay trở về châu Âu vào năm 1806.

Vinh quang khi quay về


Balmis chính thức quay trở về quê hương vào tháng 9/1806 với sự chào đón nồng nhiệt từ Vua Charles, và sự khen ngợi từ người dân. Jose Esparza, bác sĩ người Venezuela và nhà virus học tại Đại học Maryland, người đã nghiên cứu sâu về chuyến thám hiểm chia sẻ: “Chuyến thám hiểm của Balmis được xem là chiến dịch tiêm chủng sức khoẻ cộng đồng toàn cầu đầu tiên của loài người. Vào thời điểm đó, tiêm chủng được xem là vì giúp người dân ngăn ngừa các căn bệnh chứ không phải là thu lợi cho một doanh nghiệp y tế công cộng.”

vaccine-dau-mua-16.jpg

Loại vaccine này đã xuất hiện ở các cộng đồng khác nhua, nhưng không nơi nào lại nghĩ ra việc tiêm chủng hàng loạt. Cũng có những sáng kiến riêng lẻ, nhưng không phải là một chiến dịch tiêm chủng có tổ chức. “Có thể bài học ở đây là chúng ta nên theo đuổi cả 2 mục tiêu: Bảo vệ cá nhân nhưng đồng thời cũng bảo vệ xã hội.”

vaccine-dau-mua-6.png

Về công bằng mà nói, cuộc thám hiểm của Balmis không xuất phát hoàn toàn vì lý do thiện nguyện. Bởi dịch bệnh đậu mùa làm cho hàng loạt người tử vong là một thiệt hại kinh tế nặng nề đối với Tây Ban Nha. Do đó, việc tiêm chủng cho các vùng thuộc lãnh thổ Tây Ban Nha là điều tất yếu. Nhưng Balmis còn tiêm chủng cho các vùng không thuộc Tây Ban Nha, bởi ông hy vọng thông qua vaccine, mối quan hệ quốc tế sẽ được cải thiện. Thậm chí, Balmis còn trả thêm tiền cho các gia đình để ông tiêm chủng cho con của họ.
vaccine-dau-mua-14.jpg

Lúc bấy giờ, Tây Ban Nha là một đế chế lớn nhất thế giới. Chuyến đi của Balmis đã đưa vaccine đến các vùng lãnh thổ trên 3 lục địa và 2 đại dương, một ví dụ đáng kinh ngạc về những gì mà con người có thể đạt được khi các quốc gia có thu nhập cao hơn huy động để giúp đỡ các quốc gia có thu nhập thấp hơn.

Cho đến nay, bệnh đậu mùa được cho là căn bệnh truyền nhiễm duy nhất ở người đã được kiểm soát và loại trừ. Một chiến công đạt được thông qua sáng kiến và hành động của những người dám tiên phong. Câu chuyện về cuộc thám hiểm của Balmis ít được người khác biết đến, nhưng đó lại là một cuộc hành trình hay về lịch sử y học trong lịch sử, một câu chuyện đáng kinh ngạc của con người.

Theo (1), (2), (3), (4)
18 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Rất nhiều tiến bộ y khoa hiện nay đang bị các ràng buộc y đức làm chậm lại rất nhiều.

Vd: việc cấy ghép nội tạng từ động vật sang người hoặc việc cấy ghép đầu từ người này sang người khác...

Thậm chí giờ thỏ hoặc động vật để phục vụ thí nghiệm người ta cũng lên án nên dừng lại.

Vậy nên giới hạn của con người chính là con người mà thôi, nếu cứ giữ khăng khăng mấy cái quy tắc cổ lỗ sĩ thì ước mơ trường sinh của con người có lẽ còn rất rất dài nữa
@king_of_mar1311 sinh và tử là quá trình tất yếu, thay vì nghiên cứu trường sinh thì nên nghiên cứu nâng cao đời sống cho con người thì tốt hơn, sống với sức khỏe dồi dào không bệnh tật và chết già khỏe mạnh là tốt lắm rồi ko ai muốn trường sinh đâu.
@king_of_mar1311 Ko nên chống lại tự nhiên nhé, vd tìm được thuốc trường sinh thì nhiều đất nước sẽ ko ngóc đầu lên nổi do lãnh đạo có chịu rời ghế đâu, kể cả Mẽo, tổng thống là 4 năm chứ mấy ông chủ tịch thượng viện, hạ viện làm mấy chục năm rồi
hidarling
TÍCH CỰC
2 năm
@namnguyen1011 Sai nhé. Tất cả những thằng có tiền và có quyền thì đều muốn trường sinh.
@king_of_mar1311 muốn làm quỷ hay gì mà đòi trường sinh?
Mấy vac như viêm gan, uốn ván, lao, viêm não, ... tiêm nhưng vẫn bị 'nhẹ' thì bm =))
hidarling
TÍCH CỰC
2 năm
@cosmos47 Cơ chế khác nhau bạn ơi. Có nhiều cách để tạo ra vacxin.
thaikool
TÍCH CỰC
2 năm
thế giới đã mất rất nhiều năm để có thể chế ra vaccine và duy trì miễn dịch cộng đồng. Nhưng cho tới hiện tại, rất nhiều người mù quáng tin vào những thông tin sai lệch để quay lại thời kỳ ăn lông ở lỗ, chọn cách miễn dịch, chọn lọc tự nhiên mà quay lưng, ko cho con em mình tiêm vaccine phòng bệnh. Ngu ngục đến thế là cùng. >.<
p/s: tôi không nói tới vaccine cúm Tàu, tôi nói vaccine phòng bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng...
DeMop
ĐẠI BÀNG
2 năm
Cảm ơn tác giả, bài viết rất hay và hữu ích
Tại sao vi rút đậu bò ở bò lại là vắc xin của vi rút đậu mùa ở người được nhỉ? Rồi vắc xin là con vi rút bị làm yếu, con vi rút đậu bò đâu có bị làm yếu? Sao lại có sự trùng hợp vậy?
@dlv.thickgame Cái này bác lên tiktok bác sĩ gấu có video nói về cái này khá hay và dễ hiểu
Cảm ơn mod vì bài viết chất lượng này. Nhân vật lịch sử này và chuyến đi của ông xứng đáng được dựng thành film
hungnvpro
TÍCH CỰC
2 năm
Giờ ai phát minh ra vacxin chống còm nhảm và làm màu tiêm cho Nhat1981 chắc anh em Tinhte tung hô ghê lắm
Hay quá 😃
Ryan Vu
ĐẠI BÀNG
2 năm
ThankS Mod! bài viết khá chi tiết!
Linh_istnu
TÍCH CỰC
2 năm
Gia súc

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019