Cuối cùng sau 500 năm, "nghịch lý bong bóng" của Leonardo da Vinci đã được lý giải

Rubi Lee
28/1/2023 4:42Phản hồi: 70
Cuối cùng sau 500 năm, "nghịch lý bong bóng" của Leonardo da Vinci đã được lý giải
Một bí ẩn về vật lý chất lỏng từ hơn 500 năm trước do Leonardo da Vinci đặt ra mới đây đã được làm sáng tỏ. Theo đó, trong khi đang quan sát các bong bóng khí nổi trên mặt nước, Leonardo da Vinci nhận thấy rằng một số bong bóngchuyển động theo hình xoắn ốc hoặc ngoằn nghèo thay vì đi thẳng lên bề mặt nước. Được gọi là "nghịch lý Leonardo, không ai có thể đưa ra lý giải thoả đáng cho hiện tượng này trong suốt nhiều thế kỷ sau đó.

leonardo-da-vinci-3.jpg

Phải đến mới đây, 2 nhà khoa học gồm giáo sư Miguel Herrada và Jens Eggers, các nhà nghiên cứu vật lý chất lỏng tại Đại học Seville và Đại học Seville mới tìm ra câu trả lời chính xác bằng cách phát triển ra các mô phỏng phù hợp với các phép đo có độ chính xác cao. Kết quả cho thấy các bong bóng có thể đạt đến một bán kính ngưỡng. Do khả năng thay đổi hình dạng và tác động từ dòng nước xung quanh, bong bóng khí sẽ bị đẩy vào các chuyển động mới không ổn định.

leonardo-da-vinci-2.jpg

“Chuyển động của bong bóng trong nước đóng vai trò quan trọng để con người giải thích nhiều hiện tượng trong tự nhiên, từ công nghiệp hoá chất đến môi trường. Mặc dù sự tiến bộ của con người trong công nghệ tính toán, vẫn rất khó để nghiên cứu phương trình thuỷ động lực học khi một bong bóng biến dạng trong nước. Điều này là đặc biệt đúng đối với lý thuyết của Leonardo da Vinci, ông cho rằng khi các bong bóng khí đủ lớn, chúng có thể thực hiện các chuyển động tuần hoàn thay vì theo một đường thẳng."


Bong bóng khí nổi lên trong nước chịu ảnh hưởng của rất nhiều lực, chẳng hạn như mực độ vật chất trong nước, lực ma sát bề mặt và nhiều tạp chất xung quanh khác, gây ra sự thay đổi hình dạng của bong bóng dẫn đến thay đổi động lực học của dòng nước trong môi trường.

leonardo-da-vinci-9.jpg

Điều mà Leonardo da Vinci đã lưu ý từ 5 thế kỷ trước là các bong bóng khí có bán kính hình cầu nhỏ hơn milimet có xu hướng đi lên bề mặt theo đường thẳng, trong khi các bong bóng lớn hơn tạo ra sự lắc lư dẫn đến chuyển động theo hình xoắn ốc hoặc một quỹ đạo nào khác đường thẳng thông thường.

Cả 2 nhà khoa học đã sử dụng phương trình Navier-Stokes để mô tả chuyển động của chất lỏng nhớt (viscous fluid) và khí, mô phỏng ra sự tương tác phức tạp giữa bọt khí với môi trường nước. Từ đó, họ đã có thể xác định chính xác bán kính hình cầu dẫn đến sự thay độ độ cong của bọt khí, làm tăng vận tốc của nước xung quanh bề mặt bong bóng, gây ra các chuyển động khác. Bán kính ngưỡng đó là 0,926mm. Bong bóng sau đó sẽ quay trở lại vị trí ban đầu do sự mất cân bằng áp suất được tạo ra bởi các biến dạng và lặp lại quá trình theo chu kỳ nhất định.



Theo Vice
70 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Đầu năm đầu tháng ai lại đi hack não nhau? Thôi mà~ #just4fun
@donganh444
Cười vô mặt
Trí tuệ ng phương Tây đi trước nhân loại vài trăm năm
@nguyennhut082013 chữ mày đang đọc viết cũng là 1 thành tựu của bọn Tây đấy 😀
@sốt-xuất-huyết-2023 phương tây chỉ quật khởi khi phát minh ra động cơ hơi nước thôi, trước đó có thời phục hưng nhưng đó là mỹ thuật và kiến trúc, xa hơn thì có hi lạp và la max, tuy nhiên trước thời kì động cơ hơi nước thì phương tây tuổi gì với TQ, TQ biết đốt pháo hoa từ thời nhà tần tức là trước cả khi người châu âu biết mặc quần, trong khi TQ nó đi hết nửa cái trái đất để buôn bán thì châu âu chắc còn đang nghĩ chúa là nhất, trái đất hình cái đĩa và chẳng ai dám đi ra ngoài,
fυck
ĐẠI BÀNG
một năm
@Dân Nghệ ở Đài Thật ra nếu phân tích kỹ ra thì cái chữ quốc ngữ mà tôi đang xài này nó bị hạn chế về cấu trúc, tư duy kinh khủng, chả có logic mịa gì cả, thua xa chữ Hán mà dân Đại Việt đã dùng mấy ngàn năm qua. Một sự thụt lùi về văn hoá
@fυck Đâu ai cấm mày xài chữ hán đâu con. 😁
Cũng dễ hiểu mà, bong bóng càng lớn thì bề mặt bong bóng càng tiếp xúc nhiều với nước xung quanh gây nhiễu động không khí bên trong sẽ sẽ tạo ra các rung động nên đường đi bị rung động, bọt càng nhỏ càng ít rung động
@Methylamine Ranch con hôi sữa hahah. Tôi có bằng PhD bên Đức đó ông. Nói như ông thì cái phương trình quả bóng bay khi bị ném vào tường cũng dễ phải ko?
@Nguyen Van Thao147 bằng Ph.D mà nói chuyện trẻ trâu ghê
@Methylamine vấn đề là chứng minh bằng công thức hoặc luận điểm khoa học, bác nói ko có bằng chứng ai tin
chỉ có thuyết tương đối là rối não chưa giải thích hết dc cho tới 1000 năm sau
Thiên tài
Giải thích được sẽ ứng dụng được những gì thì không thấy nhắc đến.
Thấy thì thấy vậy mà giờ mới lập ra được công thức mô phỏng, vật liệu lỏng và khí đúng là quá phức tạp và nhiều biến số
Nghiên cứu xong là đi chém gió được rồi. Cuối đời đoạt giải Nobel thì nghỉ hưu là vừa. 😂
maystar
ĐẠI BÀNG
một năm
Thú vị...
jztr
Erix
TÍCH CỰC
một năm
Các nhà nghiên cứu vật lý chất lỏng tại Đại học Seville và Đại học Seville
2 trường này khác nhau hả a em?
Cười vô mặt
@Erix chắc 1 cái là Đại học, 1 cái là Trường đại học 😆
Erix
TÍCH CỰC
một năm
@p.a.tuan vấn đề sai chính tả đc nhắc cực kì nhiều lần những vẫn mắc phải từ mod này đến mod khác, hổ lốn vãi nồi
nếu sống trong thời đại của chúng ta thì da vinci xứng đáng nhận 5 giải nobel.
garish
TÍCH CỰC
một năm
Tự nhiên thật kì bí
Yêu quá
Thiên tài đấy
wow, rồi ứng dụng vô cái gì?
03933cec60880354d306c92062e557db.jpg
Hay thật
Không biết đến bao giờ nghịch lý cổng chào ở Việt Nam mới chấm dứt nhỉ
trungsg
ĐẠI BÀNG
một năm
Vào đầu thế kỷ 21, một khái niệm mới đã được nhà "pha học" Rubi Lee đưa ra trong "Góa trình" "nghiên cú" Động lực học "chắt lỏng", đó là khái niệm "mực độ vật chất trong nước" 😆
Đâu có điều gì mà gọi tên nghịch lý nhỉ

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019