Cuối cùng thì các nhà thiên văn học cũng chụp được hình ảnh lỗ đen vũ trụ?

ND Minh Đức
19/4/2017 22:39Phản hồi: 111
Cuối cùng thì các nhà thiên văn học cũng chụp được hình ảnh lỗ đen vũ trụ?
Sau 5 đêm quan sát liên tục bằng một mạng lưới các kính thiên văn khổng lồ với kích thước sáng ngang cả địa cầu, các nhà khoa học đã có trong tay những dữ liệu quan trọng, hứa hẹn sẽ làm lần đầu tiên trong lịch sử ghi lại hình ảnh của lổ đen vũ trụ nằm ở trung tâm thiên hà Milky Way, một lần nữa chứng minh thuyết tương đối của Einstein là đúng, đồng thời đưa hiểu biết của loài người về vũ trụ nói chung và hấp dẫn nói riêng bước lên một tầm cao mới.

Chính xác hơn thì lần này các nhà khoa học đã ghi lại được hình ảnh của vùng nằm xung quanh lỗ đen vũ trụ gọi là chân trời sự kiện. Đây là một ranh giới mà không có bất cứ thứ gì, bao gồm cả ánh sáng, có thể thoát ra khỏi. Kể lại quá trình nghiên cứu lần, một thành viên của nhóm là Vincent Fish cho biết: “Sau đợt quan sát cuối cùng kết thúc vào lúc 11:22 ET, tôi ngồi xuống văn phòng của ông tại Trung tâm quan sát MIT Haystack, Westford, Massachusetts.” Ông đã quá mệt mỏi sau hơn một tuần trực điện thoại 24/7, lúc ngủ cũng cầm điện thoại ngay bên cạnh để chờ chuông reo.

Và sau khi những dữ liệu cuối cùng được gởi về, ông ngay lập tức bị choáng ngợp trước những tin nhắn, cuộc gọi và thông báo ăn mừng từ các đồng nghiệp, nhà thiên văn học và kỹ sư khác trong dự án. Trong những dòng chat trong mạng nội bộ riêng dành cho nhóm nghiên cứu, một người cho biết đã khui luôn chay Scotch 50 năm, một người khác báo rằng đang mở giai điệu ăn mừng trong bài Bohemian Rhapsody. Fish nhớ lại: “Tôi rất vui và nhẹ nhõm. Mong muốn duy nhất là một giấc ngủ ngon.”

Tuy nhiên, dự án vẫn chưa dừng lại ở đó bởi họ vẫn còn lượng lớn dữ liệu cần dành nhiều thời gian xử lý. Bởi thế, nhóm nghiên cứu có thể sẽ đợi thêm vài tháng để xác nhận rằng những nỗ lực của họ trong suốt thời gian qua có thật sự thành công hay không. Heino Falcke, nhà thiên văn học tại Đại học Radboud, Nijmegen, Hà Lan cho biết rằng: “Thậm chí những hình ảnh đầu tiên vẫn còn thô sơ và không mấy hấp dẫn, chúng tôi vẫn có thể lần đâu tiên kiểm chứng một số dự đoán của Einstein khi xưa về hấp dẫn trong môi trường cực hạn của lỗ đen.”

lo_den_2_Tinhte.jpg
Được giới thiệu hồi năm 1915, học thuyết của Einstein cho rằng có sự vênh của vật chất hoặc đường cong hình học của không thời gian, và chúng tôi thử nghiệm sự biến dạng đó như hấp dẫn. Falcke cho biết: “Sự tồn tại của lỗ đen khổng lồ là một trong những dự đoán đầu tiên của học thuyết Einstein. Chúng là điểm cuối cùng của không gian và thời gian, và có thể đó chính là đại diện cho giới hạn cuối cùng của tri thức nhân loại.” Tuy nhiên hiện các nhà thiên văn học chỉ mới xác nhận được rằng lỗ đen nằm ở trung tâm của các thiên hà lớn trong vũ trụ. Tuy nhiên, ngay cả Einstein khi xưa cũng không thật sự chắc rằng lỗ đen có tồn tại hay không. Theo Falcke, những hình ảnh đầu tiên sẽ “biến lỗ đen từ một vật thể trong truyền thuyết thành một thứ cụ thể mà chúng ta có thể nghiên cứu.”


Để có thể thực hiện dự án lần này, các nhà nghiên cứu đã mất nhiều năm lên ké hoạch, đồng thời cùng nhau hợp tác trên phạm vi quốc tế với các đài quan sát trải dài từ đỉnh núi cao nhất Hawaii cho tới vùng băng tuyết bao phủ ở Đông Nam Cực. Như có thể thấy trong hình ảnh bên dưới, các nhà nghiên cứu đã liên kết bởi 8 đài quan sát thành một mạng lưới, hoạt động như một chiếc kính viễn vọng khổng lồ rộng như cả một hành tinh. Toàn bộ các kính thiên văn radio này sẽ được đồng bộ để hoạt động cùng nhau nhằm tăng cường độ phân giải và độ nhạy cao hơn bất cứ chiếc kính thiên văn nào trên thế giới, cho phép có thể dùng nó để tiếp cận tới chân trời sự kiện.

kinh_chan_troi_su_kien_Tinhte.jpg
Với tên gọi Kính thiên văn chân trời sự kiện, hệ thống các kính thiên văn nói trên đã giúp các nhà khoa học “mở mắt” từ 4/4 và hoạt động liên tục trong 10 ngày. Hệ thống đã đặt điểm gốc tại 2 lỗ đen siêu lớn: một lỗ đen mang tên Sagittarius A*, nặng hơn Mặt Trời 4 triệu lần, nằm ở trung tâm thiên hà Milky Way, và một lỗ đen nặng hơn 1500 lần nằm ở trung tâm thiên hà M87. Trước đây hê thống kính thiên văn chân trời sự kiện đã thăm dò khu vực xung quanh của những “con quái vật này” nhưng đây là lần đầu tiên mạng lưới hoạt động một cách đầy đủ với sự góp mặt của cả kính thiên văn Nam Cực và hệ thống ALMA - một tổ hợp 66 đĩa radio ở Chile.

Với sự hỗ trợ của ALMA, độ nét của kính thiên văn chân trời sự kiện đã tăng gấp 10 lần, cho phép nó có thể xác định được các đối tượng nhỏ cở một quả bóng golf trên Mặt Trăng và cuối cùng là xác định được chân trời sự kiện của 2 lỗ đen. Sau khi nỗ lực giải quyết được tất cả các yếu tố kỹ thuật, công nghệ, trang thiết bị quan sát, các nhà khoa học cuối cùng cũng chờ được ngày mà “Thượng Đế thương xót”: thời tiết tốt.

Các nhà khoa học đã quan sát những lỗ đen này bằng sóng radio mili mét, dải bước sóng mà ánh sáng có thể xâm nhập được qua các đám khí và bụi dày đặc nằm ở Trung tâm thiên hà, di chuyển một cách thoải mái tới Trái Đất. Tuy nhiên, nước lại hấp thụ và phát sóng radio, khiến cho kết quả của quá trình đo đạc bị sai lệch. Để giảm thiểu vấn đề này, những chiếc kính thiên văn radio được đặt tại những nơi cao, thí dụ trên núi, hoặc tại các cao nguyên sa mạc,… Dù vậy thì những đám mây, mưa, tuyết vẫn có thể khiến cho 1 trong các đài quan sát bị ảnh hưởng. Mặt khác thì những cơn gió giật mạnh trên cao cũng sẽ gây ra rung lắc khiến cho một đài quan sát phải ngừng hoạt động.

Giáo sư Fish cho rằng “tỷ lệ thời tiết tốt ở mọi đài quan sát trong hệ thống là gần như bằng 0.” Chỉ với 5 đêm trong giai đoạn quan sát cửa sổ, Fish và các đồng nghiệp phải liên tục gặp nhau mỗi ngày để bàn xem có nên kích hoạt hệ thống hay không dựa trên các thông tin về tình hình thời tiết tại từng vị trí, đồng thời phải phán đoán xem thời tiết những ngày tới có thuận lợi không. Từ trụ sở ở MIT, Fish đã liên tục theo dõi thời tiết tại từng địa điểm trên màn hình máy tính, đồng thời liên lạc với các đài thiên văn khác nhau một cách thường xuyên.
lo_den_Tinhte.png
Cuối cùng thì 5 ngày căng thẳng cũng trôi qua, nhóm nghiên cứu đã có trong tay dữ liệu quan sát và lúc này, vấn đề chỉ là phân tích dữ liệu thu được nhằm hình thành nên hình ảnh lỗ đen. Mỗi đài thiên văn đều ghi lại được rất nhiều dữ liệu không thể truyền qua mạng. Thay vào đó, thông tin từ tất cả các kính thiên văn với dung lượng tương đương khoảng 10 ngàn chiếc laptop đã được lưu lại trong hơn 1024 chiếc ổ cứng. Những chiếc ổ cứng này phải được gởi tới Trung tâm xử lý của kính thiên văn chân trời sự kiện tại MIT và VIện Max Planck, Đức. Duy chỉ có những chiếc ổ cứng từ kính thiên văn Nam Cực là không thể chuyển đi cho tới cuối mùa đông.

Quảng cáo


Một khi tất cả dữ liệu đã được gởi tới trung tâm xử lý, một nhóm các máy chủ sẽ đảm nhận nhiệm vụ cực kỳ quan trọng là kết hợp tất cả các tín hiệu lại với nhau cho đồng bộ thời gian tại các đài quan sát. Quá trình so sánh và kết hợp sóng radio phải được tiến hành một cách cực kỳ cẩn thận bởi nó có liên quan tới thông tin quan trọng về kích thước, cấu trúc của chân trời sự kiện, đảm bảo rằng không có một số liệu nào bị sai sót, mất hoặc dư ra. Doeleman cho biết: “Chúng tôi đang cố gắng kết hợp một mạng lưới có quy mô bằng cả địa cầu, nghĩ tới thôi cũng đã thấy tuyệt vời và vi diệu rồi.”

Những gì mà các nhà thiên văn học muốn thấy được sau khi hợp nhất tất cả dữ liệu chính là một vầng hào quang xung quanh một vòng tròn màu đen - còn gọi là bóng tối của lỗ đen. Đồng thời còn có những lưỡi ánh sáng từ các đám khí phát sáng, bị nung nóng tới hàng trăm tỷ độ vốn đang có quỹ đạo xung quanh lỗ đen và cũng là dấu vết để xác định chân trời sự kiện. Một số mô hình trước đây giả thuyết rằng vầng hào quang ở một bên của lỗ đen có thể sáng hơn và dày hơn so với bên còn lại, hình thành nên “hạt đậu phộng xấu tới mức không thể giành chiến thắng trong bất cứ cuộc thi sắc đẹp đậu phộng nào.” Falcke hóm hỉnh.

Và thậm chí ngay cả khi họ không thể tạo ra bất cứ hình ảnh nào từ đợt quan sát lần này, nhóm nghiên cứu đã lên sẵn kế hoạch cho năm sau, bao gồm cả dự định sẽ mở rộng thêm mạng lưới kính thiên văn chân trời sự kiện với sự tham gia của nhiều kính hơn nữa. Falcke cho rằng: “Trong vòng từ 10 tới 50 năm tới, chúng ta còn nên mở rộng mạng lưới ra tới châu Phi hoặc thậm chí là lên cả không gian, nhằm mục đích cuối cùng là thu được các hình ảnh từ lỗ đen bí ẩn.”

Tham khảo NatGeo
111 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

500AE
ĐẠI BÀNG
7 năm
Hai Zà ! cái lỗ ....đen này phức tạp quá.
Máy bay của Malaysia Airline MH-370 đã bị lỗ đen này hút vào. Hì hì
unsigup
TÍCH CỰC
5 năm
@kieuqtoan Đây có phải là comment của một member thông minh, có văn hóa và yêu khoa học?
ai có bạn gái chẳng có lỗ đen 😁 , bít đâu lỗ đen này chui qua sẽ sang thế giới của người ngoài hành tinh ?
SilverA
TÍCH CỰC
7 năm
@hoanghung.tb Đoa là người ngoài...vũ trụ rùi! :D
heorung52
TÍCH CỰC
7 năm
50 năm nữa chắc trái đất không còn là trái đất nữa với đà biến đổi khí hậu hiện nay 😁:D
gaunau19922
ĐẠI BÀNG
7 năm
@heorung52 Sau khi băng tan hết thì trái đất sẻ đổi tên thành trái nước
@gaunau19922 m nghĩ đó là 1 cái vòng đời của trái đất: sinh sôi, nảy nở, phát triển, rực rở rồi suy tàn....vòng đời này lặp đi lặp lại liên tục. chỉ là chu kỳ nó kéo dài bao lâu.
buihungkb
TÍCH CỰC
7 năm
Giá mà cả thế giới ko còn chiến tranh, ko còn phân chia lãnh thổ, thì các nhà khoa học có lẽ đã cùng nhau đạt được nhiều thành tựu còn vĩ đại hơn nữa. 😃
@nguyenduykhanh36 đã post bài chửi ông này rồi nhưng lại xóa, nói từ tốn vậy ok..
cái you nói về cái điện thoại là sau sau này....nhân loại hiện văn minh hơn 1 chút người ta mới thực sự quan tâm đến cái gọi như là end - user (người dùng cuối)
nhưng mà trước đó tất cả phát minh của nhân loại đều ít nhiều dính dáng đến chiến tranh.
- điện thoại ok.... trước đó nó là cái gì, nó là ống hình trụ có dây nối, là tù và, là bồ câu, là bộ đàm (cái này quan trọng trong chiến tranh lắm à nha) để làm gì chả phải để thông báo khi có kẻ thù đến hay sao? theo bạn nó dùng để làm gì, ko lẽ dành cho tình nhân viết thư tình gửi nhau.
- rồi kim loại như sắt đồng, để làm gì, chủ yếu làm vũ khí bác ơi ( súng ống, kiếm, gươm, đao)
- rồi còn gì, máy bay, xe tăng, động cơ phản lực, ngay cả máy tính sơ khởi cũng là do chiến tranh thúc đẩy.
Tin tôi đi con người trước kia cũng chỉ muốn có vũ khí sắc bén hơn đối thủ, ko phải có cái nồi đẹp hơn đối thủ nhé, súng bắn xa và mạnh hơn, máy bay chứa bom, bay nhanh hơn đối thủ, máy tính dùng để giải mật mã.
Để ý xem tất cả đều phục vụ chiến tranh, chả ai quan tâm đến người dùng cuối như bạn tưởng tượng ra cả.
Còn bây giờ hòa bình nhưng con người vẫn bỏ ra hàng tỉ tỉ đôla để chi cho quốc phòng, ai có vũ khí hạt nhân, có vũ khí mạnh hơn, nhiều hơn thì kẻ đó có nhiều tiếng nói hơn, tất cả những cái gì tiên tiến nhất phải được phục vụ quân sự đầu tiên....
Nhớ nhé.. đọc nhiều chưa chắc khôn lên, mà phải hiểu dc cái bản chất của sự việc
@congalete Là vậy tôi mới bảo bạn là chưa chắc bạn đọc nhiều bằng tôi vì cái nhìn của bạn rất phiến diện, nó là suy nghĩ của người chưa trưởng thành. Chiến tranh nó rốt cục cũng là tranh giành lợi ích, còn công nghệ, khoa học ra đời là để phục vụ nhu cầu của con người trong đó có cả chiến tranh. Đừng nói rằng tất cả ra đời để phục vụ chiến tranh vì bản thân chiến tranh cũng là một nhu cầu của con người, người ta phát minh ra lửa, ra quần áo, ra dao, ra điện chắc chắn không phải là vì phục vụ chiến tranh, mà vì cuộc sống, vì nhu cầu của họ. Đến năng lượng nguyên tử cũng đâu phải ra đời vì mục đích chiến tranh, nó ra đời vì nhu cầu năng lượng của con người, sau đó bị người ta mang ra phục vụ cho nhu cầu chiến tranh của họ. Cũng như hiện nay tôi đang là chủ một doanh nghiệp nhỏ, đối với tôi chiến tranh nó chính là cuộc chiến tranh giành khách hàng, tranh giành quyền bán được hàng, tranh giành lợi nhuận, tranh giành thương hiệu, tranh giành chỗ đứng trên thị trường, những cái đó nó đều là lợi ích, trừ một số kẻ biến thái như Hittle thì chả ai hơi đâu tạo ra chiến tranh làm gì, họ gây chiến vì đất đai, tài nguyên, dầu mỏ, vàng bạc đá quý,.... nhưng xét cho cùng những cuộc chiến ấy là nhu cầu của một vài người chứ cả nhân loại người ta chỉ có nhu cầu cuộc sống tốt đẹp hơn, được hưởng những điều tốt hơn mà thôi
@nguyenduykhanh36 NHÂN LOẠI MẤY NGÀN NĂM NAY CHINH CHIẾN LIÊN MIÊN MÀ BẠN BẢO KO PHẢI VÌ CHIẾN TRANH TÔI CŨNG PHỤC CHO CÁI SỰ ĐỌC CỦA BẠN.
unsigup
TÍCH CỰC
5 năm
@tienlm Nói gần nhất thì mấy cái kính thiên văn vô tuyến đang sử dụng để soi hố đen đây cũng là một sản phẩm của Thế Chiến II đó bạn à.
có ai muốn xem lỗ đen của bạn gái mình ko?
Đúng thật, cái lỗ đen ấy thật vi diệu, làm tê rún hết cả mình. thu hút mọi ánh mắt
lỗ đen này khó hiểu quá!
Tuyệt vời! Chúc mừng các nhà khoa học. Mong là họ sẽ xử lý dữ liệu thành công!
cả thế giới này là 1 quốc gia thì hay biết mấy, đi vi vu, mua hàng miễn thuế,...
@congalete là sao ta
@Tình Tính Tang Ý bảo Việt Nam, Lào, Campuchia chỉ ăn bám thế giới chứ chả phát minh ra được cái khỉ gì đóng góp vào nền văn minh thế giới, quả cũng đúng nhưng nó chỉ đúng với Việt Nam, Campuchia người ta cũng phát triển công nghệ rồi, tự làm ra ô tô để tự phục vụ mình chứ ông Việt Nam mới là ăn bám, đã vậy còn đầu gấu, bẩn tính
@nguyenduykhanh36 VN có vệ tinh đấy thôi.
@Tình Tính Tang Là vậy đó, thiên nhiên có sự chọn lọc, loài người cũng thế, đến 1 ngày, khi có 1 nước nào đó đi trước về khoa học, tài nguyên cạn kiện, mà những dân tộc vô dụng chỉ biết ăn bám nhờ trí óc của nước khác sẽ tự hủy diệt đầu tiên. Bây giờ còn có tài nguyên để đổi chác, như mấy ông Trung đông có dầu mỏ để hút mấy anh tư bản tham lam, chứ sau này cạn sạch thì cạp đất mà sống....
Một đất nước cứ chăm chăm bán tài nguyên bỏ bê giáo dục, khoa học thì tốt nhất nó nên tự chết bớt cho người khác có ích hơn có oxy mà thở
Phục mấy ông giáo sư tiến sĩ này quá!
Mình chưa thấy lỗ đen bao giờ 😁
@Yugi_pro_IT có bạn gái hay vợ là thấy ngay:D
melodys
ĐẠI BÀNG
7 năm
Hic Hic cũng chỉ là 1 cái lỗ....
cứ tưởng tượng tới sự tự suy sụp của vật chất ở thế giới 3 chiều này như thể cả 1 mặt phẳng thu bé lại bằng 1 điểm có kích thước 3 chiều, liệu lỗ đen là vật chất 3 chiều hay không gian đa chiều...
Các nghiên cứu khoa học này hay phết, mặc dù cũng k biết gì nhưng cảm thấy rất thú vị, có thể như film viễn tưởng chui qua cái lỗ đen này là 1 thế giới khác 😁
@Tất Lập 3004 đó là 1 cái giải thuyết, vẫn là 1 câu hỏi lớn cho tất cả nhân loại rồi :v có người nói trong đó thời gian bị bẻ cong, rồi nào là đường dẫn sang 1 thế giới tồn tại song song vs trái đất hiện tại. 1 rừng giả thuyết :v
ThThLam
TÍCH CỰC
7 năm
mình là người rất thích nghiên cứu lỗ đen.
Mình biết các bác cũng vậy.
CÓ KHI NÀO: LỖ ĐEN VŨ TRỤ CHỈ LÀ HẬU MÔN CỦA 1 CON QUÁI VẬT KHỔNG LỒ NGOÀI KO GIAN ???? :eek::eek::eek::eek::eek::eek:
@Nothing is impossible Nó nuốt vào bác ơi....
@Nothing is impossible có cái hậu môn nào hút vào không 😁
N.T.Trung
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Nothing is impossible Thế thì bác cho là nó ăn và i ả ở cùng một lỗ ah
phân tích cho đã cuối cùng là 1 chấm đen thui
mylove2004tc
ĐẠI BÀNG
7 năm
Sao không nói để tui chụp vào tấm cho coi. Up lên 1 tấm selfie cho tức chơi

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019