Cựu kỹ sư Nissan tạo ra pin polymer, chi phí sản xuất rẻ hơn lithium-ion gấp 10 lần

P.W
9/7/2020 8:29Phản hồi: 81
Cựu kỹ sư Nissan tạo ra pin polymer, chi phí sản xuất rẻ hơn lithium-ion gấp 10 lần
Hideaki Horie, cựu kỹ sư Nissan, nhà sáng lập APB Corp. chuyên phát triển công nghệ pin polymer (All-Polymer Batteries, giống như cái tên công ty) vừa tuyên bố rằng ông cùng các đồng sự đã phát triển được loại pin mới có giá thành sản xuất hàng loạt thấp hơn 90% so với loại pin phổ biến nhất hiện giờ, lithium-ion. Vào đầu năm nay, APB Corp. đã nhận được sự ủng hộ từ một nhóm các tập đoàn lớn của Nhật Bản, trong đó có Obayashi Corp, nhà sản xuất thiết bị công nghiệp Yokogawa Electric Corp. và nhà sản xuất sợi carbon Teijin Ltd.

Tinhte_Pin4.jpg

Bản thân ông Horie cũng chính là một trong những người đặt nền móng cho pin lithium-ion trở nên phổ biến như ngày hôm nay. Nhưng bộ não không ngừng sáng tạo và đổi mới của người Nhật Bản có thể sắp đem một kỷ nguyên mới đến với các thiết bị công nghệ, điện tử tiêu dùng và cả xe hơi chạy điện nữa.

Trong một cuộc phỏng vấn, ông Horie nói rằng, “vấn đề của pin lithium-ion hiện giờ là nó được sản xuất trên tiến trình hệt như chip bán dẫn. Mục tiêu của chúng tôi là tinh giảm quá trình đó để pin có thể được sản xuất với năng suất cao như luyện thép.” Quá trình tạo ra một viên pin lithium-ion vô cùng phức tạp và đắt đỏ, yêu cầu điều kiện vô cùng sạch sẽ, cần cả khóa để kiểm soát độ ẩm không khí, lọc không khí thường xuyên và cần tới mức độ chính xác rất cao để những hợp chất có khả năng phản ứng mạnh không bị vấy bẩn, ảnh hưởng đến hiệu năng của pin. Những dây chuyền này phức tạp đến độ chỉ có vài ông lớn như LG Chem Ltd, CATL của Trung Quốc hay Panasonic Corp mới đủ khả năng xây dựng những dây chuyền như vậy.

Làm thế nào mà pin polymer rẻ vậy?


Bước đột phá mà Horie cùng các đồng sự tạo ra với pin polymer là thay thế những linh kiện cơ bản trong pin li-ion, các cực kim loại và chất lỏng điện giải, bằng kết cấu polymer từ resin nhân tạo. Theo nhà sáng chế người Nhật, giải pháp này đơn giản hóa và tăng tốc độ sản xuất lên rất nhiều, thậm chí ông so sánh việc sản xuất pin polymer “dễ như phết bơ lên bánh mỳ”. Công nghệ này cho phép những tấm pin dài 10 mét có thể đặt chồng lên nhau nhiều lớp để tăng thời lượng pin sử dụng.

Tinhte_Pin6.jpg

Quan trọng nhất, khi bị tác động vật lý bên ngoài làm biến dạng hoặc chọc thủng, pin polymer không gây cháy nổ như pin lithium ion.

Hồi tháng 3 vừa rồi, APB Corp. nhận được khoản đầu tư 74 triệu USD, con số rất nhỏ nếu so sánh với thị trường pin li-ion, nhưng quá đủ để họ triển khai một nhà máy sản xuất pin polymer công suất lớn vào đầu năm sau.

Pin lithium ion đã có những bước phát triển đáng kể từ khi nó được giới thiệu và thương mại hóa hơn 3 thập kỷ trước. Dung lượng pin đã tăng mạnh, công suất cũng cao hơn và chi phí sản xuất cũng giảm đi 85% so với 10 năm về trước, từ đó trở thành một trong những thứ thúc đẩy sự phát triển của smartphone, máy tính bảng với cấu hình càng lúc càng mạnh mẽ. Nhưng yếu tố an toàn vẫn là thứ gây lo ngại, khi chúng được trang bị trong smartphone, trong xe ô tô điện cho tới cả máy bay vận chuyển hành khách.

Tinhte_Pin3.jpg

Ông Horie nói rằng, “xét trên quan điểm vật lý, pin lithium-ion là chiếc máy sưởi tuyệt nhất loài người từng tạo ra.” Lý do là như thế này. Trong pin truyền thống, khi có tác động ngoại lực khiến pin bị thủng, khu vực bị ảnh hưởng có thể tạo ra tình trạng đoản mạch khiến cường độ dòng điện tăng lên hàng trăm Ampere, cao hơn rất nhiều so với cường độ dòng điện anh em đang dùng ở nhà, còn nhiệt độ có thể tăng lên ngưỡng 700 độ C, dẫn tới cháy nổ. Trong khi đó pin polymer của APB không gặp phải tình trạng này vì sử dụng thiết kế lưỡng cực, giúp toàn bộ bề mặt của pin hấp thụ điện năng trong trường hợp quá áp.

Mitalee Gupta, nhà phân tích tại Wood Mackenzie cho rằng: “Vì những sự cố đã từng diễn ra, nên ngành công nghiệp năng lượng giờ đề cao tính an toàn hơn bất kỳ thứ gì khác. Đây rất có thể là bước đột phá cho cả ngành ô tô điện, nếu APB có thể nâng quy mô sản phẩm lên đủ nhanh.”


An toàn hơn nhưng công suất sẽ thấp hơn


Công nghệ pin polymer có thể rẻ hơn và an toàn hơn lithium ion, nhưng cũng ẩn chứa nhược điểm cố hữu. Polymer không có khả năng dẫn điện tốt như kim loại, và nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến công suất của pin. Thiết kế lưỡng cực, những tấm pin mỏng được nối rồng rắn với nhau và xếp gọn trong hộp chứa. Thiết kế này sẽ khiến việc kiểm soát từng tấm pin đơn lẻ trở nên rất khó khăn. Thêm nữa, chi phí sản xuất dù giảm tới 90%, nhưng nếu công suất không đủ thì cũng sẽ rất khó cạnh tranh và thay thế pin lithium ion.

Quảng cáo



Manahem Anderman, chủ tịch Total Battery Consulting Inc. nhận định rằng: “Chi phí sẽ không phải thứ khiến pin li-ion ngừng tồn tại. Những cục pin lithium ion với chất lỏng điện giải vẫn sẽ là nguồn cấp năng lượng cho các thiết bị và phương tiện trong hơn 15 năm nữa. Nó không hoàn hảo và không rẻ, nhưng công nghệ này sẽ được hoàn thiện tốt hơn trong tương lai.”

Tinhte_Pin1.jpg

Ông Horie thừa nhận rằng, APB không thể cạnh tranh được với những gã khổng lồ trong ngành pin li-ion như LG Chem hay Panasonic, vốn đang thu lợi nhuận khủng sau khi đầu tư hàng trăm tỷ USD cho các dây chuyền sản xuất để kiếm lời nhờ quy mô kinh tế lớn. Thay vì thuyết phục Tesla hay NIO sử dụng pin polymer thay cho lithium-ion, ban đầu APB sẽ tập trung vào những hệ thống pin trữ năng lượng dùng trong các tòa nhà, văn phòng và nhà máy điện.

Thị trường kể trên sẽ đạt ngưỡng 100 tỷ USD giá trị vào năm 2025, cao gấp 5 năm so với năm 2019, theo ước tính của Wood Mackenzie.

Nhà sáng chế từng giúp pin lithium-ion trở nên phổ biến


Năm nay ông Horie 63 tuổi, và đã có công lớn đưa pin lithium-ion trở thành món đồ phổ biến trong các thiết bị như ngày hôm nay. Tháng 2/1990, khi bắt đầu sự nghiệp của mình tại Nissan, ông đã bắt đầu những nghiên cứu rất quan trọng của mình về khả năng của ô tô điện và ô tô hybrid. Chỉ vài tuần sau, Sony khiến cả ngành công nghiệp điện tử choáng váng khi từ bỏ công nghệ pin nickel-hydride để phát triển công nghệ pin lithium-ion. Ngay khi ấy, ông Horie đã nhận ra tiềm năng của công nghệ pin này và nỗ lực khiến cả Nissan lẫn Sony làm việc trực tiếp với nhau để cùng nghiên cứu công nghệ lithium-ion.

Tinhte_Pin2.jpg

Quảng cáo


Nhưng đến năm 2000, Nissan từ bỏ nỗ lực nghiên cứu sau khi việc kinh doanh bết bát khiến họ được tập đoàn Renault của Pháp giải cứu. Khi ấy Horie có một cơ hội lớn để thuyết phục sếp mới chính là Carlos Ghosn rằng đầu tư vào xe điện là điều nên làm. Sau bài thuyết trình dài gần nửa tiếng đồng hồ, Ghosn hào hứng ra mặt, khen ngợi công trình nghiên cứu của Horie và bật đèn xanh cho dự án phát triển ô tô điện. Hệ quả, Nissan Leaf trở thành chiếc ô tô điện bán chạy nhất trong cả thập kỷ.

Tinhte_Pin.jpg

Khi vẫn còn ở Nissan, ông Horie đã nghĩ ra ý tưởng pin chỉ dùng chất liệu polymer, nhưng không thể xin được sự trợ giúp tài chính để biến ý tưởng thành hiện thực. Đến năm 2012, khi đang giảng dạy ở đại học Tokyo, ông được Sanyo Chemical Industries tiếp cận. Công ty này nổi tiếng nhất với việc tạo ra những chất liệu sợi tổng hợp siêu thấm hút, dùng trong… bỉm em bé. Sau đó Horie cùng Sanyo cùng phát triển ra cục pin sử dụng chất liệu dẫn điện polymer dạng gel đầu tiên trên thế giới. Đến năm 2018, Horie mở công ty APB và Sanyo Chemical trở thành nhà đầu tư đầu tiên của công ty này.

Theo Bloomberg
81 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Có bị nhầm không? Nhận khoản đầu tư 74 tỷ đô mà la quá nhỏ.
@tranbinh198074 Óe óe gõ nhầm ạ 😔
@P.W 😃
@tranbinh198074 bằng luôn tài khoản của ông chủ fb mà khó thì thôi dẹp luôn dự án 🤣
fako*
TÍCH CỰC
4 năm
@P.W dự ông này là vozer chứ gõ nhầm éo gì
Nếu pin polymer công xuất quá nhỏ thì có thể sản xuất dành cho smartphone, máy tính bảng cũng đc mà.
Hieuvatm
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Evolution X Đúng. Lithium polymer chính là cái pin polymer bài viết này nói đấy. Vậy còn phải hỏi sao???
Hieuvatm
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Evolution X Có gg còn cãi ngang
@Hieuvatm Ông k hiểu gì đòi cãi cố. Cái pin All Polymer Battery mới này là điện cực âm dương đều nằm trên thân pin luôn. Chứ không phải như pin lithium thông thường gồm vỏ là âm và cực dương là lõi từ bên trong, đc cách điện với vỏ...
Còn pin Li-Po sony phát triển từ 10 năm trước rồi. K có gì mới. Đây mới gọi là công nghệ mới, xếp chồng lên nhau k cần dây dợ hoặc tấm dẫn điện để nối các điện cực với nhau.
@Hieuvatm Ng7 còn đánh đu với đời
nguyên nhien liệu đang dần cạn kiệt chúng t cũng cần tìm những nguồn năng lượng sạch và an toàn mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều của con người
toolkit
CAO CẤP
4 năm
phù hợp cho các nhà máy điện mặt trời lưu trữ điện dư thừa
@toolkit Rẻ hơn gấp 10 lần, chắc lớp 1 đang học cô giáo bỏ nghề lấy chồng 😂
Thành BMT
TÍCH CỰC
4 năm
@Fan_phong_trào Câu nói kiểu như "rẻ hơn gấp 10 lần" nói cho chính xác phải là "rẻ bằng 1 phần 10". Tuy nhiên trong ngôn ngữ có dạng nói sai mà phổ biến quá, thì nghiễm nhiên sẽ thành nói đúng. Nhiều câu thành ngữ bị nói sai so với gốc mà giờ thành phổ biến, đến mức người ta còn ko biết câu gốc nó thế nào.
Giờ kiểu nói "rẻ hơn gấp 10 lần" người ta nghiễm nhiên hiểu là "rẻ bằng 1 phần 10", thông điệp được truyền tải chính xác (mặc dù cách nói ko chính xác), nó càng ngày càng được dùng nhiều, và dần dần trở nên "đúng". Ngôn ngữ tiến hóa (hay thoái hóa?!) như vậy đấy, bạn ạ.
@Thành BMT Tiến hoá cái giề, hành văn kém nó vẫn là hành văn kém thôi 😃
Pin litium giờ cũng rẻ bèo. Nhưng các hãng bán ra với giá cắt cổ thôi
agram3ooo
TÍCH CỰC
4 năm
@[HD]YêU cÔnG NgHệ Lithium đủ rẻ rồi, cũng ko gọi là đắt, khá là bình dân.
Chẳng qua nó đang hơi hụt hơi so với mong đợi từ người dùng thôi,
Phần cứng, màn hình của thiết bị thì phát triển chóng mặt trong khi công nghệ pin ko theo kịp nên gây ra những sự thất vọng.
Như trước đây cục pin 750mah của con Nokia cục gạch dùng được 1 tuần.
Thì bây giờ cục pin 4000Mah chỉ dùng được 1 ngày.
Đó là lý do chính khiến cả thế giới đang quan tâm về vấn đề pin lưu trữ.
@agram3ooo So sánh xàm quá bác :v
Nokia nghe gọi không thì chả cả tuần, bác để con smartphone nghe gọi không, không cho chạy nền xem đc nửa tháng không.
agram3ooo
TÍCH CỰC
4 năm
@Trung Kiên7 Xàm gì đâu, sử dụng nhiều hơn trong khi công nghệ pin ko theo kịp thôi mà.
Ngày xưa cục gạch chỉ có chức năng nghe gọi thì công nghệ pin lithium là đủ ngon.
Nhưng giờ đt nó vạn năng thì pin ko còn theo kịp, vậy thôi chứ có nói gì đến chuyện chờ bao lâu.
Mong hiệu năng tăng
Khi nào áp dụng rộng rãi hãy hay 😔
Ninn
ĐẠI BÀNG
4 năm
Pin polymer dùng cũng ổn chớ
Nhà có 2 cục sạc dự phòng polymer
@nguyenleninnin Đang dùng 1 cục Xiaomi Polymer đây mỏng nhẹ bền
@anhtrungkakadanang giờ đồ điện tử điều dùng polymer gần như hết rồi vì tính an toàn của nó. còn pin l-ion thì dùng xe hay các loại động cơ cần công xuất lớn thôi.
Ninn
ĐẠI BÀNG
4 năm
@anhtrungkakadanang Ngon luôn kk
Công suất nhỏ thì không thể làm nhỏ về mặt kích thước rồi. Hạn chế này quá lớn
@hoangthanh1994 Làm hệ thống trữ điện như máy nổ cho các tòa Bulding
@anhtrungkakadanang đã công suất nhỏ thì làm s kích được máy nổ.
@hoangthanh1994 không phải hạn chế kích thước mà hạn chế thiết bị ấy bạn. 1 số động cơ cần công suất lơn thì không đáp ứng được. kích thước nó đã gọn lắm rồi. phù hợp các thiết bị điện tử hiện nay như điện thoại laptop các thứ. vì độ an toàn của nó nữa.
ph@m.duy
TÍCH CỰC
4 năm
Cần nhất là dung lượng cao nhưng kích thước nhỏ. Smartphone mà dùng được 1 tháng thì ngon nhỉ
@ph@m.duy giờ công nghệ pin đang chậm lại. không đột phá thì người ta nghiên cứu sạc. thay vì pin dùng 1 ngày thì bác sạc nhanh cấm sạc đi tolet ra thì pin đã đầy 125W của oppo kìa =))
@ph@m.duy Hóng iPhone Macbook dùng 1 tuần là múc ngay dù giá 1.000 $
@Nha.tranthanh Sạc 1 đêm dùng Pin 1 tuần nó vẫn sướng hơn Sạc nhanh 30 phút dùng 1 ngày
@anhtrungkakadanang vấn đề là công nghệ pin đã không đáp ứng được thì bạn muốn làm s. =)) kích thước đi liền với thời gian sử dụng
1. là đợi pin cải thiện dung lượng và kích thước
2. là đợi chip linh kiện dùng năng lượng it it hơn
còn sạc 1 lần dùng 1 tuần bạn nghỉ nó giá 1000$ =))
😁 Rẻ hơn 10 lần là ngon rồi 😆
Đắt ko quan trọng chỉ quan tâm pin dùng được lâu cho mỗi lần sạc
Khoa1991
TÍCH CỰC
4 năm
Cần dung lượng lên và kích thước nhỏ đi chứ ko cần giá giảm, thế này gọi là cải lùi ah.
MrYenThanh
ĐẠI BÀNG
4 năm
Cái quan trọng là để làm pin lithium-ion thì cần nhà máy rất lớn và hiện đại tầm nhà máy bán dẫn, cell pin làm trong phòng kín khoá airlock.
Còn cái pin mới này thì chỉ cần cấp độ cỡ nhà máy thép thôi, nên mấy nước như Việt Nam có thể tham gia vào sản xuất hàng loạt. Đẩy giá thành pin xuống tới đáy.
@MrYenThanh Vs chi phí rẻ hơn 90%.
Tức chỉ cần khoảng 1 tỷ $ là làm nhà máy hoành tráng rồi trong khi Lion cần 10 tỷ $
BBW
TÍCH CỰC
4 năm
yên tâm 10 năm nữa mới ra, chưa vắt hết sữa thì còn lâu mới đổi 😁
$100mil cho 1 bức tranh
và những nhân tài như ông vẫn fai vật lộn tìm vốn ,để chinh phục thế giới 😔
Hic đọc đoạn đầu phấn khởi đến đoạn sau thì hụt hẫng
Boa nhiêu bài viết về pin canxi, natri, điện cực graphene ... chục năm qua rồi cuối cùng có thấy cái nào thương mại hóa nổi đâu, cái nào cũng ghi soán ngôi thay thế pin lithium.
Giờ pin mà dùng được 3 ngày thì ngon quá

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019