Theo anh em, uy tín và lòng tin đáng giá bao nhiêu? Trong một số trường hợp, uy tín là vô giá, chỉ một sai lầm là mất tất cả. Còn với CD Projekt RED, uy tín được họ lấy lại trong lòng cộng đồng gamer với giá 125 triệu USD. Con số ấy bao gồm hơn 40 triệu USD để trau chuốt phiên bản console, và phát triển bản cập nhật 2.0, lột xác gần như hoàn toàn lối chơi của Cyberpunk 2077. Kế đến là chừng 85 triệu USD để phát triển bản mở rộng, Phantom Liberty.
Ở một chừng mực nào đó, dám khẳng định việc ném tiền vào giải quyết vấn đề của người Ba Lan đã phát huy tác dụng. Cyberpunk 2077 của năm 2023 rất khác so với những gì nó thể hiện khi game vừa được phát hành vào tháng 11 năm 2020. Và những gì Cyberpunk 2077 nói chung, cũng như Phantom Liberty nói riêng thể hiện đã tạo ra một trong những game nhập vai hay nhất ở thời điểm hiện tại mà anh em có thể trải nghiệm.
Bản chất khi chúng ta đánh giá Phantom Liberty, thì không thể bỏ qua việc đề cập tới những gì mà Cyberpunk 2077 phiên bản 2.0 thể hiện. Lý do rất đơn giản, những thay đổi về mặt gameplay, hành động, nhập vai và chạy xe của 2.0 liên quan rất mật thiết tới toàn bộ trải nghiệm, kể cả cốt truyện chính với chuyến hành trình của nhân vật chính V và Johnny Silverhand, lẫn cuộc phiêu lưu tới Dogtown để cứu tổng thống Mỹ.
Ở một chừng mực nào đó, dám khẳng định việc ném tiền vào giải quyết vấn đề của người Ba Lan đã phát huy tác dụng. Cyberpunk 2077 của năm 2023 rất khác so với những gì nó thể hiện khi game vừa được phát hành vào tháng 11 năm 2020. Và những gì Cyberpunk 2077 nói chung, cũng như Phantom Liberty nói riêng thể hiện đã tạo ra một trong những game nhập vai hay nhất ở thời điểm hiện tại mà anh em có thể trải nghiệm.

Bản chất khi chúng ta đánh giá Phantom Liberty, thì không thể bỏ qua việc đề cập tới những gì mà Cyberpunk 2077 phiên bản 2.0 thể hiện. Lý do rất đơn giản, những thay đổi về mặt gameplay, hành động, nhập vai và chạy xe của 2.0 liên quan rất mật thiết tới toàn bộ trải nghiệm, kể cả cốt truyện chính với chuyến hành trình của nhân vật chính V và Johnny Silverhand, lẫn cuộc phiêu lưu tới Dogtown để cứu tổng thống Mỹ.

Hồi mới chơi Cyberpunk 2077, khá chắc anh em sẽ có nhiều cảm nhận trái chiều. Nhưng có những thứ tất cả đều đồng thuận. Cái cảm giác khám phá thành phố khổng lồ Night City có gì đó cấn cấn, mà ở đây mình hoàn toàn không đề cập tới những lỗi vụn vặt khiến trải nghiệm thế giới ảo bị phá vỡ. Nhân vật NPC trong game vừa thưa thớt, khả năng lặp lại, sinh đôi sinh ba giống hệt nhau cũng cao. Chạy xe thì vừa trơn vừa khó chịu, không có cảm giác bánh xe bám đường. Rồi cơ chế hành động nhập vai cũng tập trung nhiều vào vũ khí, không có cảm giác trở thành một người được nâng cấp bởi những chi tiết máy móc đúng nghĩa.

Còn bây giờ, mở game ra, anh em sẽ thấy những thứ rất khác biệt. Đầu tiên và quan trọng nhất, trang phục giờ chỉ phục vụ nhu cầu làm đẹp, không còn thông số giáp như xưa nữa. Tất cả những thứ liên quan tới khả năng chiến đấu đều được chuyển về hai mục, cây kỹ năng và những món đồ công nghệ máy móc nâng cấp cho cơ thể của V. Nói cách khác, về mặt gameplay chiến đấu, Cyberpunk 2077 phiên bản 2.0 lột xác hoàn toàn, khác biệt hoàn toàn so với trước kia.

Nhờ hệ thống cây kỹ năng mới, anh em có thể tạo ra những build nhân vật khác biệt, thực sự đáng để reset điểm kỹ năng cộng lại, tạo ra một nhân vật V khác hoàn toàn so với cách chơi trước đó. Hoặc anh em có thể trở thành những tay súng cực kỳ thiện chiến, hay một netrunner nhìn ai là kẻ đó gặp trục trặc trong hệ thống máy móc trên người. Hay thậm chí nếu muốn trở thành một tên điên cầm kiếm Nhật di chuyển với tốc độ cực nhanh, không cho đối thủ có cơ hội và thời gian phản xạ cũng được luôn.

Nhưng hay nhất dĩ nhiên là tìm ra sự cân bằng của cả ba khía cạnh vũ khí, tốc độ và khả năng hack đối thủ. Với cây kỹ năng mới, anh em sẽ được làm điều đó tự do hơn nhiều so với bản game gốc. Và cũng nhờ nó, game giờ dành cho tất cả mọi người, từ những người mới lần đầu làm quen với game, cho tới những người có kỹ năng và phản xạ nhanh, chinh phục những độ khó cao hơn của Cyberpunk 2077.
Quảng cáo
Kẹp thêm vài nâng cấp rất lớn khác, như vừa chạy xe vừa có thể bắn súng, và quan trọng nhất là hệ thống cảnh sát trong Night City giờ biết rượt theo người chơi, với 5 cấp độ khác nhau, càng lên cao càng nguy hiểm, cảm giác sống trong thành phố ảo đã bắt đầu trở nên cuốn hút hơn gấp bội. Còn những giá trị được coi là tuyệt vời của Cyberpunk 2077 thì vẫn còn đó, nhất là những góc tuyệt đẹp trong thành phố, những nơi chỉ có đi khám phá tự do mới tìm thấy, còn nếu chỉ chăm chăm làm nhiệm vụ sẽ chẳng bao giờ tìm ra.

Điều đó đưa chúng ta đến với giới hạn cố hữu của Cyberpunk 2077. Suy cho cùng, cái thế giới mở rộng lớn nhiều chi tiết, cũng như những góc với kiến trúc đầy ấn tượng, đi đến đâu cũng muốn ấn nút chụp hình screenshot vẫn chỉ là cái nền tảng cơ bản để những câu chuyện đầy nút thắt trong cái diễn ngôn phản địa đàng Cyberpunk được dịp phát huy. Và ở nơi đó, sự kết hợp giữa chủ nghĩa tiêu dùng ở mức cực đoan và khoảng cách giàu nghèo quá lớn đã kích thích con người có những lựa chọn quái dị, tất cả chỉ nhằm phục vụ, thỏa mãn dục vọng và ham muốn của bản thân.
Bù lại, một khi đã yêu mến Cyberpunk 2077, chắc chắn sẽ có những người chịu bỏ hàng trăm giờ đồng hồ chỉ để mò mẫm tới những khu vực ít người lui tới để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thế giới ảo, thứ mà các nhà làm game người Ba Lan đã dày công phát triển. Thế giới của Cyberpunk 2077, kể cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, giờ vẫn là một trong những chuẩn mực của làng game.

Và rồi, với phiên bản mới, kết hợp lối chơi được thay đổi từ tận gốc với cốt truyện của bản mở rộng Phantom Liberty, chúng ta lại một lần nữa hiểu lý do vì sao CD Projekt RED là một trong những hãng game đẳng cấp nhất hành tinh ở thời điểm hiện tại, nhất là về khả năng tạo ra một câu chuyện cuốn hút, bắt người chơi dán mắt vào màn hình TV hay màn hình máy tính từ đầu đến tận những giây phút cuối cùng.
Quảng cáo

Đến với Dogtown, “vùng tự trị” của một nhóm binh sĩ mang tên Barghest, anh em sẽ được chính phủ Mỹ thuê để cứu tổng thống. Nhưng vì sao máy bay của tổng thống Mỹ lại rơi đúng xuống cái khu vực tự trị đầy nguy hiểm này, và làm thế nào để truy tìm cho bằng được sự thật giữa những âm mưu, nhất là khi cả hai phe trong cuộc xung đột này, trong mắt V, không phe nào là đáng tin 100%? Đấy chính là thứ anh em phải đi tìm lời giải trong bản mở rộng Phantom Liberty, cũng như là thứ mô tả đẳng cấp của những biên kịch tại studio game Ba Lan.

Khác hẳn với bản game gốc, khi V và Johnny Silverhand có rất nhiều người bạn, người đồng đội và thậm chí là cả người thương đồng hành, ở Phantom Liberty, mọi nhân vật anh em chạm mặt đều có khoảng cách nhất định. Kể cả là lúc ngồi ngay cạnh nhau, nghe họ kể chuyện quá khứ, dù gần gũi và nghe có vẻ chân thành đến đâu, thì vẫn có một cảm giác lờ mờ rằng không thể tin tưởng tuyệt đối nhân vật ấy. Đó chính là thứ mà các biên kịch của CD Projekt RED đã thành công với Phantom Liberty, nhất là khi cốt truyện bản mở rộng liên quan tới những mật vụ và những nhiệm vụ tuyệt mật phục vụ cho chính phủ.

Và ở trung tâm của cuộc xung đột trong Phantom Liberty đương nhiên là Idris Elba. Cái chất trầm tính ít nói nhưng có cảm giác trong đầu lúc nào cũng toan tính điều gì đó của nam diễn viên người Anh Quốc đã là thứ quá quen thuộc trong những tác phẩm như Pacific Rim hay Luther. Cứ mỗi lần Elba cất giọng trong game, tất cả mọi thứ khác về cơ bản là không còn quan trọng nữa. Anh em sẽ chỉ ngồi trước màn hình, nghe nhân vật Solomon Reed do Elba thủ vai kể chuyện.

Thứ khủng khiếp trong Phantom Liberty chính là việc, dù quy mô nhỏ hơn, thời lượng cốt truyện ngắn hơn, thế nhưng tác động của cái xã hội cyberpunk đối với con người lại được thể hiện rõ ràng và khiến chính người chơi giằng xé hơn. Cái kết của Phantom Liberty là những con đường không hề hoàn hảo. Có cái kết thúc hoàn mỹ cho nhân vật của anh em điều khiển, nhưng nó lại nhấn mạnh cái vòng xoáy bất tận của việc con người bị lợi dụng đến cùng cực trong xã hội cyberpunk. Còn nếu làm đúng với lương tâm, với tham vọng của nhân vật, thì “lời hứa” khiến anh em lao vào cuộc chiến ở Dogtown, được đưa ra ở phần mở đầu cốt truyện Phantom Liberty coi như vô giá trị.

Đến cả những nhiệm vụ phụ cũng thể hiện những sự trái ngược như thế. Có nhiệm vụ bắt anh em phải đi cứu hai viên cảnh sát. Nhưng hóa ra họ buôn lậu, gặp rắc rối với bọn tội phạm, để rồi nhân vật của anh em phải giải cứu…

Phiên bản 2.0 của Cyberpunk 2077, kết hợp với nhịp độ của Phantom Liberty là quá hoàn hảo. Có lúc anh em sẽ phải đối mặt với hàng tá chiến binh phe địch, nhưng lại có lúc được bận lên mình bộ cánh hào nhoáng để có một giây phút chìm vào cái xã hội thượng lưu siêu giàu có và quyền lực của Night City. Và mỗi màn chiến đấu lại trở nên đa dạng, nhiều cách tiếp cận, hoặc hạ gục tất cả cùng một lúc, hoặc nhanh trí tận dụng mọi thứ trong màn chơi để âm thầm hạ gục từng tên địch.

Nhưng dù bối cảnh là gì đi chăng nữa, cái bầu không khí ngột ngạt bao trùm lên từng nhân vật, với những toan tính, âm mưu và tham vọng thì luôn có cảm giác nặng nề hơn rất nhiều so với bản game chính, có lẽ vì thời lượng ngắn, và những nhiệm vụ trở nên dày đặc hơn, cả về chi tiết cốt truyện lẫn những màn hành động.

Kết hợp tất cả những chi tiết gameplay và cốt truyện ấy với bộ cánh đồ họa của Cyberpunk 2077, chúng ta có một tác phẩm gần như hoàn hảo. Đương nhiên so với những lời hứa của CD Projekt RED khi giới triệu trò chơi, Cyberpunk 2077 vẫn còn nhiều thứ phải sửa đổi và nâng cấp. Nhưng chí ít ở thời điểm hiện tại, game đã khác biệt và đáng chơi hơn rất nhiều. Cùng lúc, Cyberpunk 2077 có cảm giác hệt như là “con cưng” của Nvidia, khi những công nghệ đồ họa mới nhất, trên những thế hệ card đồ họa tiên tiến nhất của hãng đều được cập nhật hay thử nghiệm đầu tiên.

Đầu tiên là DLSS 3.5, bản cập nhật mới nhất của công nghệ tăng độ phân giải nhờ nhân xử lý deep learning. Nếu DLSS 3 ra mắt hồi cuối năm 2022 tạo ra một cuộc cách mạng khi đủ sức tạo ra những khung hình mới, thì DLSS 3.5 là bước hoàn thiện để trải nghiệm hoàn hảo nhất có thể. Những khung hình do nhân tensor và cụm chip xử lý OFA ở thời điểm DLSS 3 vừa ra mắt thực sự khiến game mượt hơn, nhưng đổi lại là hình vừa nhòe vừa thiếu chi tiết, đôi khi tạo ra cảm giác khó chịu.

DLSS 3.5 giải quyết được phần nào tình trạng đó, chí ít là ở thời điểm hiện tại. Vẫn có vài chi tiết tạo ra bóng mờ, ví dụ những thanh giằng nhỏ xíu làm lưới trên những cái lan can hay thang máy. Nhưng khi chạy xe, gương chiếu hậu hay ăng ten không còn tạo ra bóng mờ nhìn khó chịu nữa.

Thứ hai, quan trọng hơn đối với chất lượng đồ họa của game, là tính năng Ray Reconstruction. Trước kia, mọi trò chơi ứng dụng hiệu ứng ray tracing đều có cảm giác hơi sạn ở bóng đổ, ánh sáng và hình ảnh phản chiếu. Cyberpunk 2077 cũng không phải ngoại lệ. Những bề mặt bóng bẩy, có ánh sáng hắt vào nhìn lúc nào cũng bị noise, không nét và trông rất sạn. Chỉ khi ấn nút chụp screenshot thì hình mới đẹp. Đó là những gì game thể hiện trước khi Ray Reconstruction được cập nhật trong DLSS 3.5. Giờ mọi thứ trong game nhìn sạch sẽ, bóng bẩy và ấn tượng hơn rất nhiều, kể cả là trong những tấm screenshot cho tới những đoạn clip ở độ phân giải 4K mà mình ghi lại để làm clip review.

Cũng có một thứ phải đề cập. Cái “xóm liều” Dogtown, với những đống đổ nát sau cuộc chiến tranh giữa hai tập đoàn Militech và Arasaka hàng chục năm về trước, những khu vực tranh tối tranh sáng, chỗ thì tràn ngập ánh đèn, chỗ thì đường gồ ghề khúc khuỷu hóa ra lại là bối cảnh hoàn hảo để những công nghệ hình ảnh mới nhất mà Nvidia và CD Projekt RED cập nhật vào game phát huy tối đa hiệu quả thị giác. Thế giới của Dogtown có thể hoang tàn hơn so với phần còn lại của Night City, nhưng đó lại là nơi hoàn hảo để trình diễn chất lượng đồ họa của một trong những game đẹp nhất thế giới ở thời điểm hiện tại.

Bình thường, những phần chơi cốt truyện mở rộng thường không liên quan mấy đối với cốt truyện chính của một tác phẩm game. Nhưng điều kỳ diệu ở đây là, Phantom Liberty thậm chí còn tạo ra được những cái kết vừa cho anh em lựa chọn, vừa bổ khuyết cho những kết thúc trong mục chơi chính. Nếu như Blood and Wine năm xưa của The Witcher 3 tạo ra kết thúc có hậu cho nhân vật Geralt, thì Phantom Liberty lại khiến tâm lý của người chơi bị giằng xé vì không biết chọn kết thúc nào mới là hoàn hảo, lựa chọn nào là đúng, là sai, và quan trọng hơn cả, chúng liên quan mật thiết tới cốt truyện chính của Cyberpunk 2077.

Nhờ bàn tay của CD Projekt RED, mà để công bằng hơn, thì với con số 125 triệu USD, chúng ta có Phantom Liberty, một bản mở rộng cốt truyện không hề kém cạnh, thậm chí còn cô đọng, ấn tượng và cuốn hút hơn hẳn bản game gốc. Điều bất ngờ hơn cả là nó khiến trò chơi trở nên hoàn thiện hơn rất nhiều, chứ không chỉ đơn thuần là một bản mở rộng để thu thêm tiền từ những fan hâm mộ.