Binance, sàn giao dịch tiền mã hoá lớn nhất thế giới, CEO Changpeng Zhao và giám đốc chiến lược Samuel Lim vừa bị CFTC, Uỷ ban Giao dịch hàng hoá tương lai của Mỹ khởi kiện. Uỷ ban này quản lý quá trình giao dịch và đầu tư có liên quan tới những hợp đồng tương lai, hoán đổi hoặc những quyền chọn nhất định.
Theo đơn kiện của uỷ ban này, Binance cùng CEO bị cáo buộc vi phạm luật giao dịch và phái sinh. Những giao dịch trên Binance chưa bao giờ được báo cáo với CFTC, bất kể giá trị giao dịch. Theo uỷ ban này, sàn giao dịch tiền ảo lớn nhất hành tinh đã lờ đi những điều luật liên bang của thị trường tài chính Mỹ, trong đó bao gồm luật ngăn chặn và phát hiện rửa tiền, ngăn chặn cung cấp tài chính cho khủng bố,…
Ra mắt tháng 6/2017, Binance chỉ mất 180 ngày để trở thành sàn giao dịch crypto lớn nhất hành tinh. Giờ họ có khoảng 90 triệu người dùng toàn cầu, lưu lượng tài sản giao dịch một ngày ước tính đạt ngưỡng 9 tỷ USD trong vòng 24 giờ qua.
Tháng 5/2021, doanh thu hàng tháng của Binance từ những giao dịch phái sinh đạt ngưỡng 1.14 tỷ USD. Con số này vào tháng 8/2020, theo CFTC, chỉ là 63 triệu USD. Khoảng 16% tổng giá trị giao dịch ấy được công dân Mỹ thực hiện.
Người phát ngôn Binance cho biết: “Đơn kiện vừa gây bất ngờ, vừa gây thất vọng vì chúng tôi đã hợp tác chặt chẽ với CTFC trong vòng hai năm. Bất chấp việc đó, chúng tôi vẫn dự định tiếp tục hợp tác với các nhà quản lý ở Mỹ cũng như trên toàn thế giới. Con đường hợp lý nhất luôn là bảo vệ người dùng và hợp tác với các nhà quản lý để gây dựng những chế tài quản lý rõ ràng và hợp lý.”
Để ngăn chặn việc rửa tiền cũng như hỗ trợ cho tội phạm công nghệ cao, người phát ngôn Binance cho biết họ đã bỏ ra khoảng 80 triệu USD cho các đối tác để tăng cường theo dõi giao dịch và theo dõi cả thị trường, cũng như những công cụ điều tra để phục vụ quá trình vận hành.
Thế nhưng phía Mỹ cho rằng, CZ và những bên có liên quan trong ban lãnh đạo Binance đã thất bại trong việc quản lý chặt chẽ quá trình vận hành của Binance, từ đó dung túng cho những hành vi vi phạm luật pháp Mỹ, bao gồm cả việc hỗ trợ người sống ở Mỹ vượt qua những hàng rào quản lý mà Binance đã dựng lên để ngăn chặn những hành vi phạm pháp.
Ở một câu chuyện khác, tháng trước một vị giám đốc của Binance đã cho biết sàn giao dịch này sẽ trả khoản phạt để dừng cuộc điều tra giám đốc chiến lược của Binance tại Mỹ, Patrick Hillman. Phía Binance bào chữa rằng vị giám đốc này không rõ luật chống hối lộ, chống tham nhũng và rửa tiền.
Một cuộc điều tra khác của chính phủ Mỹ, chính xác hơn là Bộ Tư pháp đối với Binance đã được diễn ra từ năm 2018, để xác định xem Binance có dung túng cho tội phạm rửa tiền và cho phép vượt rào những quy định cấm vận của Mỹ hay không.
Theo TechCrunch
Theo đơn kiện của uỷ ban này, Binance cùng CEO bị cáo buộc vi phạm luật giao dịch và phái sinh. Những giao dịch trên Binance chưa bao giờ được báo cáo với CFTC, bất kể giá trị giao dịch. Theo uỷ ban này, sàn giao dịch tiền ảo lớn nhất hành tinh đã lờ đi những điều luật liên bang của thị trường tài chính Mỹ, trong đó bao gồm luật ngăn chặn và phát hiện rửa tiền, ngăn chặn cung cấp tài chính cho khủng bố,…
Ra mắt tháng 6/2017, Binance chỉ mất 180 ngày để trở thành sàn giao dịch crypto lớn nhất hành tinh. Giờ họ có khoảng 90 triệu người dùng toàn cầu, lưu lượng tài sản giao dịch một ngày ước tính đạt ngưỡng 9 tỷ USD trong vòng 24 giờ qua.
Tháng 5/2021, doanh thu hàng tháng của Binance từ những giao dịch phái sinh đạt ngưỡng 1.14 tỷ USD. Con số này vào tháng 8/2020, theo CFTC, chỉ là 63 triệu USD. Khoảng 16% tổng giá trị giao dịch ấy được công dân Mỹ thực hiện.
Người phát ngôn Binance cho biết: “Đơn kiện vừa gây bất ngờ, vừa gây thất vọng vì chúng tôi đã hợp tác chặt chẽ với CTFC trong vòng hai năm. Bất chấp việc đó, chúng tôi vẫn dự định tiếp tục hợp tác với các nhà quản lý ở Mỹ cũng như trên toàn thế giới. Con đường hợp lý nhất luôn là bảo vệ người dùng và hợp tác với các nhà quản lý để gây dựng những chế tài quản lý rõ ràng và hợp lý.”
Để ngăn chặn việc rửa tiền cũng như hỗ trợ cho tội phạm công nghệ cao, người phát ngôn Binance cho biết họ đã bỏ ra khoảng 80 triệu USD cho các đối tác để tăng cường theo dõi giao dịch và theo dõi cả thị trường, cũng như những công cụ điều tra để phục vụ quá trình vận hành.
Thế nhưng phía Mỹ cho rằng, CZ và những bên có liên quan trong ban lãnh đạo Binance đã thất bại trong việc quản lý chặt chẽ quá trình vận hành của Binance, từ đó dung túng cho những hành vi vi phạm luật pháp Mỹ, bao gồm cả việc hỗ trợ người sống ở Mỹ vượt qua những hàng rào quản lý mà Binance đã dựng lên để ngăn chặn những hành vi phạm pháp.
Ở một câu chuyện khác, tháng trước một vị giám đốc của Binance đã cho biết sàn giao dịch này sẽ trả khoản phạt để dừng cuộc điều tra giám đốc chiến lược của Binance tại Mỹ, Patrick Hillman. Phía Binance bào chữa rằng vị giám đốc này không rõ luật chống hối lộ, chống tham nhũng và rửa tiền.
Một cuộc điều tra khác của chính phủ Mỹ, chính xác hơn là Bộ Tư pháp đối với Binance đã được diễn ra từ năm 2018, để xác định xem Binance có dung túng cho tội phạm rửa tiền và cho phép vượt rào những quy định cấm vận của Mỹ hay không.
Theo TechCrunch