Dịch bệnh trên toàn thế giới bùng phát vào đầu năm 2020, giãn cách xã hội trong thời điểm này phần nào đó đã tác động đến tính cách và thói quen của con người. Du lịch đóng cửa, phần lớn hoạt động đều chuyển sang trực tuyến, ở trong nhà thời gian dài khiến thời gian sử dụng điện thoại của chúng ta tăng lên rất nhiều. Điều này cũng đồng thời tác động nhất định đến các ứng dụng trên thiết bị di động.
Theo dữ liệu nghiên cứu từ data.ai, thời lượng sử dụng điện thoại có sự tăng trưởng rõ rệt trong lúc đại dịch diễn ra toàn cầu. Trong đó, có 12 thị trường mà data.ai khảo sát đều dành trung bình hơn 4 tiếng mỗi ngày truy cập các ứng dụng. Đứng đầu danh sách là Indonesia với mốc gần 6 tiếng, sau đó là Mexico hơn 5 tiếng, còn lại các thị trường khác đều sử dụng khoảng 4 tiếng mỗi ngày. Duy chỉ có Trung Quốc là quốc gia có thời lượng sử dụng giảm 10%.
Khi mắc kẹt ở nhà, mọi người dành nhiều thời gian cho cuộc sống trên mạng của mình. Đứng đầu danh sách ứng dụng phổ biến nhất của data.ai vẫn là những cái tên MXH quen thuộc: Instagram, Tiktok, Facebook, WhatsApp Messenger.
Song song với kết nối thế giới qua mạng xã hội, dịch vụ giải trí cũng tăng mạnh. Các nền tảng xem phim trực tuyến như Netflix và Disney+ vẫn tiếp tục thu hút lượng lớn người dùng mới. Đối đầu với hai nền tảng này các dịch vụ khác như HBO Max cũng nhận về lượt truy cập tăng cao.
Trong quý 1 năm 2022, data.ai cho biết Free Fire là tựa game được tải về nhiều nhất, đây là trò chơi do Garena của Singapore phát hành. Thứ hạng sau đó là những tên tuổi lâu năm quen thuộc như Subway Surfers, ROBLOX và Candy Crush Saga. Một số tựa game mới khác cũng tạo được sự đột phá. Được phát hành vào tháng 1 năm 2022, Merge & Figh đã thành công rực rỡ, tựa game do Homa games phát triển đứng đầu danh sách tựa game đột phá được tải về nhiều nhất.
Trong thời gian đại dịch các ứng dụng tập trung vào mua sắm trực tuyến cũng tăng cao. Ở Ấn độ hai ứng dụng bom tấn thống trị bảng xếp hạng là Meesho và Shopee, cả hai đều là ứng dụng mua sắm. Tại Việt Nam Shopee hay Lazada cũng là các ứng dụng được tải về đông đảo trong thời gian đại dịch. Theo báo cáo Best Buzz của YouGov, Shopee là thương hiệu được nhắc đến nhiều nhất năm 2021 tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và dẫn đầu lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam.
Ngoài ra, các ứng dụng về Covid cũng xuất hiện và thu hút lượt tải về cao. Dù đến thời điểm hiện tại dịch bệnh trên toàn thế giới đã bắt đầu có sự chuyển biến và dần ổn định nhưng ở một số khu vực nó vẫn đứng ở vị trí đầu bảng như ở Đức hay Pháp.
Đại dịch có làm thay đổi thói quen sinh hoạt hay thói quen sử dụng điện thoại của anh em không? Mình nhận thấy mình có khá nhiều thay đổi về thói quen sống, mình dần có thói quen nấu ăn tại nhà và cảm thấy thích điều đó, mình dành nhiều thời gian hơn MXH khi ở nhà, đặc biệt là dính vào các video ngắn ngắn. Mình chuyển sang mua đồ online thường xuyên hơn, hình thành thói quen cần gì là lên mạng đặt từ thức ăn, thực phẩm. mỹ phẩm, đồ đạc,… thay vì trước đây mình thích và hay dành cuối tuần để đi shopping.
Theo dữ liệu nghiên cứu từ data.ai, thời lượng sử dụng điện thoại có sự tăng trưởng rõ rệt trong lúc đại dịch diễn ra toàn cầu. Trong đó, có 12 thị trường mà data.ai khảo sát đều dành trung bình hơn 4 tiếng mỗi ngày truy cập các ứng dụng. Đứng đầu danh sách là Indonesia với mốc gần 6 tiếng, sau đó là Mexico hơn 5 tiếng, còn lại các thị trường khác đều sử dụng khoảng 4 tiếng mỗi ngày. Duy chỉ có Trung Quốc là quốc gia có thời lượng sử dụng giảm 10%.
Khi mắc kẹt ở nhà, mọi người dành nhiều thời gian cho cuộc sống trên mạng của mình. Đứng đầu danh sách ứng dụng phổ biến nhất của data.ai vẫn là những cái tên MXH quen thuộc: Instagram, Tiktok, Facebook, WhatsApp Messenger.
Song song với kết nối thế giới qua mạng xã hội, dịch vụ giải trí cũng tăng mạnh. Các nền tảng xem phim trực tuyến như Netflix và Disney+ vẫn tiếp tục thu hút lượng lớn người dùng mới. Đối đầu với hai nền tảng này các dịch vụ khác như HBO Max cũng nhận về lượt truy cập tăng cao.
Trong quý 1 năm 2022, data.ai cho biết Free Fire là tựa game được tải về nhiều nhất, đây là trò chơi do Garena của Singapore phát hành. Thứ hạng sau đó là những tên tuổi lâu năm quen thuộc như Subway Surfers, ROBLOX và Candy Crush Saga. Một số tựa game mới khác cũng tạo được sự đột phá. Được phát hành vào tháng 1 năm 2022, Merge & Figh đã thành công rực rỡ, tựa game do Homa games phát triển đứng đầu danh sách tựa game đột phá được tải về nhiều nhất.
Trong thời gian đại dịch các ứng dụng tập trung vào mua sắm trực tuyến cũng tăng cao. Ở Ấn độ hai ứng dụng bom tấn thống trị bảng xếp hạng là Meesho và Shopee, cả hai đều là ứng dụng mua sắm. Tại Việt Nam Shopee hay Lazada cũng là các ứng dụng được tải về đông đảo trong thời gian đại dịch. Theo báo cáo Best Buzz của YouGov, Shopee là thương hiệu được nhắc đến nhiều nhất năm 2021 tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và dẫn đầu lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam.
Ngoài ra, các ứng dụng về Covid cũng xuất hiện và thu hút lượt tải về cao. Dù đến thời điểm hiện tại dịch bệnh trên toàn thế giới đã bắt đầu có sự chuyển biến và dần ổn định nhưng ở một số khu vực nó vẫn đứng ở vị trí đầu bảng như ở Đức hay Pháp.
Đại dịch có làm thay đổi thói quen sinh hoạt hay thói quen sử dụng điện thoại của anh em không? Mình nhận thấy mình có khá nhiều thay đổi về thói quen sống, mình dần có thói quen nấu ăn tại nhà và cảm thấy thích điều đó, mình dành nhiều thời gian hơn MXH khi ở nhà, đặc biệt là dính vào các video ngắn ngắn. Mình chuyển sang mua đồ online thường xuyên hơn, hình thành thói quen cần gì là lên mạng đặt từ thức ăn, thực phẩm. mỹ phẩm, đồ đạc,… thay vì trước đây mình thích và hay dành cuối tuần để đi shopping.