Theo như những gì diễn ra vào thời điểm hiện tại các chuyên gia y tế cho rằng thế giới sẽ đối diện với 1 thực tế là nhiều nước thu nhập trung bình có thể phải đợi đến năm 2024 mới có thể triển khai được việc tiêm vaccine đại trà. Với những nước nghèo có khi còn không thể nào đạt được giấc mơ tiêm vaccine bởi các nước giàu vẫn liên tục đặt mua thêm số vaccine vốn đang rất thiếu vì việc sản xuất không diễn ra suôn sẻ như dự định ban đầu.
- Hải Dương thông báo có 1 phụ nữ từ tỉnh này đi sang Nhật và khi nhập cảnh đã phát hiện dương tính với virus. Hiện chính quyền địa phương đã cách ly những người 17 người tiếp xúc gần và lặp các chốt khoanh vùng quanh nhà người này.
- Chiều nay chúng ta không ghi nhận thêm ca mắc mới nào và vẫn giữ con số 1,551 ca mắc từ đầu dịch đến giờ. Số ca bị nặng vẫn là 2 và 1 ca nguy cơ trở nặng. Số người đang cách ly là hơn 21 nghìn người
Tình hình Việt Nam
- Hải Dương thông báo có 1 phụ nữ từ tỉnh này đi sang Nhật và khi nhập cảnh đã phát hiện dương tính với virus. Hiện chính quyền địa phương đã cách ly những người 17 người tiếp xúc gần và lặp các chốt khoanh vùng quanh nhà người này.
- Chiều nay chúng ta không ghi nhận thêm ca mắc mới nào và vẫn giữ con số 1,551 ca mắc từ đầu dịch đến giờ. Số ca bị nặng vẫn là 2 và 1 ca nguy cơ trở nặng. Số người đang cách ly là hơn 21 nghìn người
Tình hình thế giới
- WHO đưa ra cảnh báo phụ nữ mang thai và trẻ dưới 18 tuổi tạm thời không nên tiêm vaccine của Moderna trước khi có kết quả nghiên cứu cuối cùng về việc liệu có an toàn khi tiêm cho nhóm người nói trên hay không. Trước đó vaccine của Pfizer cũng bị WHO đưa cảnh báo.
- Lãnh đạo hãng AstraZeneca vẫn khẳng định vương quốc Anh sẽ là nước đứng đầu trong danh sách có được vaccine của hãng này sau khi ông từ chối những lời kêu gọi chuyển vaccine tới liên minh châu Âu vì nguồn cung đang bị đứt đoạn. Hãng này cho biết chính vì liên minh châu Âu quyết định kí hợp đồng vào phút chót với hãng này mà việc vận chuyển bị chậm lại.
- Mỹ sắp đạt được thỏa thuận với Pfizer và Moderna để mua thêm 200 triệu liều vaccine nữa. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là tốc độ tiêm chủng sẽ tăng nhanh bởi hiện nguồn lực đã được sử dụng gần hết để chữa trị bệnh nhân cũng như để tiêm các mũi tiêm hiện có rồi. Nhưng dù vậy tổng thống Biden vẫn đang hướng tới mục tiêu tiêm cho toàn bộ dân số Mỹ trong dịp hè này.
- Viên dược sỹ người Mỹ, người cố tình bỏ những liều vaccine của Moderna ra nhiệt độ thông thường, đã bị buộc tội cố gây tác động lên sản phẩm tiêu dùng và tội vô trách nhiệm bất kể việc đó làm tăng nguy cơ gây nguy hiểm chết người đến người khác. Ông này được cho là người tin vào các thuyết âm mưu và không tin vaccine có tác dụng, dự kiến ông sẽ bị ngồi tù tối đa là 10 năm.
Nhiều quốc gia châu Âu đang rất rón rén trong việc tiêm vaccine cho người dân bởi hiện các hãng dược đang giao trễ hoặc lùi thời gian giao hàng
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/01/5321926_covid2701-2.jpg)
Nhiều nơi tại Châu Âu còn không có vaccine để người dân đứng xếp hàng chờ lượt tiêm như thế này
- Chính phủ Bồ Đào Nha đang được các chuyên gia y tế khuyến cáo nên chuyển những bệnh nhân nhiễm virus thể nặng sang nước ngoài để chữa trị khi mà số lượng ca mắc nặng quá cao và nguồn cung cấp oxygen đang thiếu hụt.
- Cổ phiếu của công ty dược phẩm PharmaMar, Tây Ban Nha đã tăng hơn 20% sau khi nghiên cứu về dạng thuốc Aplidin của họ được tạp chí Science xác nhận có khả năng chống lại covid. Thuốc
- Sau khi gửi thư cảnh báo chính thức cho Pfizer về vụ chậm vaccine thì giờ chính phủ Italy thúc cả bên Ủy ban châu Âu để có động thái xử lý hãng dược phẩm này.
- Đức đang bàn tính việc giảm hầu như toàn bộ các chuyến bay từ nước ngoài vào nước này để cắt gốc các nguy cơ lây lan virus chủng mới.
- Người dân Pháp đang rất buồn và thất vọng khi ngày hôm qua Viện Pasteur thông báo sẽ dừng nghiên cứu vaccine còn hãng dược phẩm Sanofi thì cho biết vaccine của họ có thể phải đến cuối năm nay mới có kết quả ban đầu. Điều này làm người dân thấy vị thế của Pháp và cả năng lực nghiên cứu của đất nước đã bị giảm rất nhiều.
- Thụy Điển đang đặt câu hỏi cho Liên minh châu Âu về số lượng vaccine họ sẽ nhận được từ phía Pfizer để chốt được số tiền chính phủ phải trả đê mua vaccine chống covid-19. Chính phủ Thụy Điển đã dừng việc chi trả tiền bởi không đạt được đồng thuận về số liều vaccine trong mỗi 1 ống. Họ cho rằng việc này là không chấp nhận được khi có nước có thể lấy 5 liều từ 1 ống trong khi có nước lại lấy được 6 liều 1 ống.
- Kể từ 29/1 tất cả những ai đến Bulgaria bất kể đường bộ đường thủy hay đường hàng không đều phải trình kết quả xét nghiệm âm tính.
- Số liệu về các ca tử vong nói chung tại Ba Lan trong năm ngoái cao nhất kể từ hồi thế chiến thứ 2 đến giờ với 486,200 ca tử vong. Bộ trưởng chính sách xã hội và gia đình nước này cho rằng số ca tử vong tăng 1 phần là do đại dịch và sẽ mất nhiều thời gian để nước này phục hồi.
- Iceland đã đưa ra "hộ chiếu vaccine" để giảm thủ tục và các biện pháp phòng dịch đối với những người đã được tiêm chủng. Hiện có khoảng gần 5 nghìn người dân đã được tiêm đủ 2 mũi và sẽ nhận được chứng chỉ số để đi ra nước ngoài, tùy vào nước nào chấp nhận chứng chỉ đó.
- Slovakia đã làm xét nghiệm cho gần 1 nửa dân số nước này trong tuần qua và phát hiện ra khoảng 1.18%, tương đương hơn 30 nghìn người có kết quả dương tính với virus.
- Lebanon ghi nhận 1 ngày có số ca tử vong cao kỉ lục kể từ đầu dịch đến giờ khi có 73 người được ghi nhận đã chết do virus. Nước này đang trong những ngày đầu của đợt phong tỏa 1 tháng sau khi nhận nhiều chỉ trích rằng việc này đã là quá muộn khi chính phủ quá khinh thường khi nới lỏng các biện pháp phòng dịch đợt Noel vừa rồi. Nhiều cuộc biểu tình đang diễn ra ở thủ đô và các thành phố lớn để phản đối vụ này.
- Canada sẽ sớm siết chặt các biện pháp hạn chế việc đi và đến nước này trong thời gian tới để giảm nguy cơ nhiễm chủng virus mới. Họ cũng đang lo các bệnh viện sẽ quá tải bệnh nhân vì nước này đang trải qua làn sóng lây nhiễm lần 2. Hiện những người trở về từ nước ngoài mới chỉ phải hứa sẽ tự cách ly 2 tuần, tuy nhiên sắp tới những người này chắc sẽ phải có xét nghiệm âm tính mới được nhập cảnh.
- Tổng thống Venezuela vừa mới khoe có 1 liều thuốc "thần thánh" có thể giúp người dân chống lại covid. Ông này lên truyền hình khoe chỉ cần cứ 4 giờ dùng 10 giọt nhỏ dưới lưỡi là có thể chống được covid, điều mà không có 1 bằng chứng khoa học nào khẳng định bởi loại thuốc ông này nói người ta còn chưa rõ từ đâu ra.
- Cũng 1 ông tổng thống khác là ông Bolsonaro của Brazil vừa mới đồng ý cho 1 số công ty tư nhân mua 33 triệu liều vaccine của AstraZeneca, điều mà chính hãng dược phẩm này khẳng định luôn là không thể có cửa bởi họ đang tập trung sản xuất vaccine cho các chính phủ và tổ chức chứ chưa bán ra cho các công ty tư nhân.
Người dân Brazil đang "oải" dần trước cách điều hành chống dịch của tổng thống Bolsonaro

- Những người đứng đầu các bộ lạc tại rừng Amazon đang kêu gọi chính quyền hãy đảm bảo việc tiêm chủng sẽ đến được với họ bởi hiện tại số người thổ dân được tiêm còn rất ít trong khi đây là nhóm bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch. Chính phủ nước này cũng đã ra lệnh cấm người từ Nam Phi được nhập cảnh.
- Peru phong tỏa toàn bộ 10 tỉnh cho đến 14/2 rồi tính tiếp do số ca nhiễm tăng quá nhanh làm cho rất nhiều bệnh viện bị quá tải và hệ thống y tế đang có dấu hiệu sụp đổ.
- Phó bộ trưởng y tế Mexico cho biết họ sẽ sớm phê chuẩn vaccine Sputnik V của Nga sau khi được nhiều khuyến nghị từ phía hội đồng chuyên môn của Bộ y tế. Nếu ổn tuần sau họ có thể sẽ nhận được 200 nghìn liều để tiêm luôn.
- Nhiều gia đình của các nạn nhân covid-19 đã kêu gọi chính quyền Vũ Hán cho phép họ tiếp cận với nhóm điều tra nguồn gốc virus của WHO đang có mặt tại đây.
- Thái Lan hôm qua có 819 ca mắc mới, thấp hơn con số 1 nghìn ca vào ngày trước nữa. Có đến hơn 700 ca trong số 819 ca này là từ tỉnh Samut Sakhon, là trung tâm của đợt bùng dịch vừa rồi.
- Chiến dịch Go To Travel khuyến khích du lịch nội địa của Nhật đang tiếp tục bị chỉ trích bởi nguy cơ làm lây lan virus giữa các vùng. Tuy nhiên thủ tướng Suga vẫn chưa có ý định dừng hẳn chương trình này. Theo nghiên cứu số ca mắc liên quan đến du lịch nội địa đã tăng gần 7 lần kể từ tháng 7 năm ngoái đến giờ.
- Hàn Quốc đang cố kiểm soát đợt bùng phát mới nhất được phát hiện tại 1 số trường học công giáo ở phía nam Seoul sau khi có ít nhất 323 ca mắc covid-19 có liên quan đến các trường này.
- Chính phủ Gambia dự kiến sẽ dùng biện pháp nêu đích danh những người từ chối tự cách ly để cộng đồng biết mà tránh những người này. Đây là 1 biện pháp khá cực đoan nhưng do thời gian gần đây nhiều người đã hoặc không chịu làm xét nghiệm hoặc trốn cách ly để về nhà.
Nguồn CNN, WHO, suckhoedoisong, SCMP, JHU, Tuổi trẻ, Tiền phong