Các nhà khoa học tại trường đại học danh tiếng Stanford vừa tìm ra cách tạo nên các mạch điện siêu mỏng, có độ đàn hồi tốt và được tích hợp các bộ cảm biến lực cực nhạy. Mục đích là để phủ quanh các chi nhân tạo để đem lại cảm giác thật khi cầm nắm hay chạm vào mọi vật. Sản phẩm được công bố có độ nhạy đến mức sẽ cảm nhận được sự di chuyển của 1 con bọ cánh cam trên bề mặt :O.
Không chỉ dừng lại ở việc phát triển trong phòng thì nghiệm, các nhà khoa học còn đưa ra khả năng ứng dụng vào thực tế dễ dàng hơn bằng việc phát triển 1 phương pháp giúp sản xuất hàng loạt thông qua 1 máy in phun để vẽ bảng mạch và dập các mạch điện trên nền polymer dễ dàng và nhanh hơn rất nhiều. Đúng kiểu in phun từng lớp, từ lớp nền polymer, rồi lớp bảng mạch xếp chồng lên, rồi cuối cùng là 1 lớp có tính cách điện, cái chính là vật liệu được sử dụng có tính linh hoạt cực cao nên việc kéo dãn hay vặn xoắn thành phẩm rất dễ dàng.
Thiết bị được tạo thành bởi hơn 6000 bộ vi xử lý tín hiệu hoạt động như cảm biến cảm ứng, toàn bộ số vi xử lý đó chỉ nằm gọn trong 1 miếng "da" hình vuông có kích cỡ chỉ 2 inch. Khả năng co dãn cũng rất tốt trong thử nghiệm khi sản phẩm có thể kéo theo bất cứ hướng nào gấp 2 lần kích thước thoải mái, độ bền cũng cho phép lặp đi lặp lại việc co dãn hàng nghìn lần của sản phẩm mà vẫn hoạt động bình thường.
Hiện tại nhóm nghiên cứu đang thử nghiệm bằng cách lót trên lòng bàn tay và sản phẩm vẫn có thể làm việc khi ta nắm chặt tay lại và mở ra. Công trình nghiên cứu này cũng vừa được đăng trên tạp chí uy tín của giới khoa học Nature.
Mình thấy đến lúc thành sản phẩm cuối cùng thì lớp da nhân tạo này sẽ đem lại rất nhiều ứng dụng, đặc biệt là trong việc giúp cho những người mất chi có thể sử dụng chi nhân tạo có phủ lớp da này lên đem lại cảm giác cực kì chân thật, giúp xóa nhòa đi các mặc cảm khiếm khuyết cũng như tâm lý được lại cảm nhận đồ vật giúp họ sẽ dễ dàng hơn trong tất cả các hoạt động hàng ngày.
Không chỉ dừng lại ở việc phát triển trong phòng thì nghiệm, các nhà khoa học còn đưa ra khả năng ứng dụng vào thực tế dễ dàng hơn bằng việc phát triển 1 phương pháp giúp sản xuất hàng loạt thông qua 1 máy in phun để vẽ bảng mạch và dập các mạch điện trên nền polymer dễ dàng và nhanh hơn rất nhiều. Đúng kiểu in phun từng lớp, từ lớp nền polymer, rồi lớp bảng mạch xếp chồng lên, rồi cuối cùng là 1 lớp có tính cách điện, cái chính là vật liệu được sử dụng có tính linh hoạt cực cao nên việc kéo dãn hay vặn xoắn thành phẩm rất dễ dàng.
Thiết bị được tạo thành bởi hơn 6000 bộ vi xử lý tín hiệu hoạt động như cảm biến cảm ứng, toàn bộ số vi xử lý đó chỉ nằm gọn trong 1 miếng "da" hình vuông có kích cỡ chỉ 2 inch. Khả năng co dãn cũng rất tốt trong thử nghiệm khi sản phẩm có thể kéo theo bất cứ hướng nào gấp 2 lần kích thước thoải mái, độ bền cũng cho phép lặp đi lặp lại việc co dãn hàng nghìn lần của sản phẩm mà vẫn hoạt động bình thường.
Hiện tại nhóm nghiên cứu đang thử nghiệm bằng cách lót trên lòng bàn tay và sản phẩm vẫn có thể làm việc khi ta nắm chặt tay lại và mở ra. Công trình nghiên cứu này cũng vừa được đăng trên tạp chí uy tín của giới khoa học Nature.
Mình thấy đến lúc thành sản phẩm cuối cùng thì lớp da nhân tạo này sẽ đem lại rất nhiều ứng dụng, đặc biệt là trong việc giúp cho những người mất chi có thể sử dụng chi nhân tạo có phủ lớp da này lên đem lại cảm giác cực kì chân thật, giúp xóa nhòa đi các mặc cảm khiếm khuyết cũng như tâm lý được lại cảm nhận đồ vật giúp họ sẽ dễ dàng hơn trong tất cả các hoạt động hàng ngày.