Khoảng 80 cây số về phía tây nam thành phố Đài Bắc, là công viên khoa học thành phố Tân Trúc, một khu phức hợp nghiên cứu chiến lược với diện tích rộng hơn 1400 hecta. Đây được coi là nơi ấp ủ và nuôi dưỡng những tập đoàn công nghệ thành công nhất Đài Loan, được đặt ở một vị trí chiến lược gần rất nhiều trường đại học lớn.
Hsinchu Science Park được mở cửa vào năm 1980, sau khi chính quyền đảo Đài Loan mua lại đất nông nghiệp, với tham vọng tạo ra một khu công nghệ kết hợp cả những nghiên cứu cao cấp lẫn sản xuất ở quy mô công nghiệp.
Ngày hôm nay, khu phức hợp ở Tân Trúc là nơi toạ lạc của hơn 1100 công ty, thu hút 321 nghìn nhân viên, và tạo ra khoản doanh thu hàng năm đạt mức 127 tỷ USD. Cùng lúc, Viện nghiên cứu Công nghệ và công nghiệp thuộc khu phức hợp này cũng chính là nơi sản sinh ra hai startup, sau này trở thành hai tập đoàn ở vị thế hàng đầu thế giới. Một trong hai tập đoàn đó chính là Taiwan Semiconductor Manufacturing Company, viết tắt là TSMC.
Hiện tại, TSMC đang chiếm tỷ trọng 90% thị phần chip bán dẫn gia công trên những tiến trình cao cấp nhất thời điểm hiện tại. Và nếu tính tổng cộng, ngành bán dẫn Đài Loan đang chiếm 68% tổng thị phần chip bán dẫn toàn cầu.
Hsinchu Science Park được mở cửa vào năm 1980, sau khi chính quyền đảo Đài Loan mua lại đất nông nghiệp, với tham vọng tạo ra một khu công nghệ kết hợp cả những nghiên cứu cao cấp lẫn sản xuất ở quy mô công nghiệp.
Ngày hôm nay, khu phức hợp ở Tân Trúc là nơi toạ lạc của hơn 1100 công ty, thu hút 321 nghìn nhân viên, và tạo ra khoản doanh thu hàng năm đạt mức 127 tỷ USD. Cùng lúc, Viện nghiên cứu Công nghệ và công nghiệp thuộc khu phức hợp này cũng chính là nơi sản sinh ra hai startup, sau này trở thành hai tập đoàn ở vị thế hàng đầu thế giới. Một trong hai tập đoàn đó chính là Taiwan Semiconductor Manufacturing Company, viết tắt là TSMC.
Hiện tại, TSMC đang chiếm tỷ trọng 90% thị phần chip bán dẫn gia công trên những tiến trình cao cấp nhất thời điểm hiện tại. Và nếu tính tổng cộng, ngành bán dẫn Đài Loan đang chiếm 68% tổng thị phần chip bán dẫn toàn cầu.
Đó là một thành công rực rỡ. Nhưng cùng lúc, nó cũng tạo ra một vấn đề có thể đe doạ tới sự phát triển của cả ngành nói riêng lẫn cả đảo Đài Loan nói chung trong tương lai. Khi kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo, thứ công nghệ ngốn rất nhiều điện năng bắt đầu, Đài Loan cũng gặp phải khủng hoảng năng lượng ở nhiều khía cạnh.
Đài Loan cần bao nhiêu điện?
Đầu tiên và quan trọng nhất, Đài Loan phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nhiên liệu hoá thạch nhập khẩu từ các quốc gia khác. Chính quyền hòn đảo này từng có một kế hoạch chuyển dịch sang năng lượng sạch đầy tham vọng nhưng thất bại trong quá trình triển khai. Còn ở thời điểm hiện tại, các nhà máy điện ở Đài Loan cũng chỉ sản xuất được vừa đủ lượng điện phục vụ nhu cầu cho cả hòn đảo. Vậy là nó trở thành một vấn đề cấp bách mà chính quyền ở đây phải tìm ra giải pháp ngay.
Dân số hơn 23 triệu người trên đảo Đài Loan có nhu cầu sử dụng điện bình quân đầu người gần bằng nước Mỹ. Nhưng nếu xét cụ thể ra, hơn một nửa số đó không phải điện tiêu dùng và phục vụ cuộc sống của người dân ở đây. 56% tổng lượng điện sản xuất được cấp cho các tập đoàn công nghệ như TSMC. Và nếu tính riêng tập đoàn gia công bán dẫn hàng đầu thế giới này, họ tiêu thụ 9% tổng sản lượng điện năng của hòn đảo.
Một con số được tổ chức Hoà Bình Xanh ước tính, đến năm 2030, ngành gia công bán dẫn của Đài Loan sẽ cần lượng điện cao gấp đôi cả đất nước New Zealand tiêu thụ vào năm 2021. Và trong con số đó, TSMC sẽ chiếm khoảng 82%.
Lẽ đương nhiên là chính quyền đảo Đài Loan hoàn toàn không có lý do gì không tập trung mạnh vào ngành mà họ đang đứng đầu thế giới, cùng lúc muốn biến vùng lãnh thổ này trở thành nơi dẫn đầu về công nghệ AI. Nhưng nếu xét tới lượng điện tiêu thụ ở một data center duy nhất, Vantage, công suất 16 megawatt toạ lạc ở Đài Bắc, con số này đã tương đương với lượng điện mà 13 nghìn hộ dân sử dụng.
Nicholas Chen, một luật sư phân tích chính sách năng lượng và khí hậu của Đài Loan đã đưa ra cảnh báo rằng, kết hợp những xung đột giữa nỗ lực chuyển đổi năng lượng sạch và vị thế của họ trong chuỗi cung ứng toàn cầu, với những tập đoàn là đối tác chiến lược của những công ty đa quốc gia, cộng với nhu cầu năng lượng bùng nổ trong vài năm trở lại đây, tất cả đều mô tả một cuộc khủng hoảng năng lượng.
Quảng cáo
Ông cho biết: “Để lên kế hoạch xây dựng và vận hành những data center AI, nguồn điện đủ và không xả thải carbon là điều kiện tiên quyết. Những trung tâm dữ liệu AI không thể tồn tại bền vững nếu không có đủ nguồn năng lượng sạch. Chính quyền Đài Loan là nơi duy nhất đề cập tới việc triển khai vận hành data center AI mà không đề cập hay giải quyết vấn đề thiếu hụt năng lượng sạch.”
83% điện đến từ nhiên liệu hoá thạch
Đây không chỉ là vấn đề mở rộng quy mô sản xuất chip hay vận hành trung tâm dữ liệu. Những vấn đề với tình trạng năng lượng ở Đài Loan là sự kết hợp của cả những yếu tố về an ninh quốc gia, biến đổi khí hậu và cả những thử thách về mặt chính trị nữa. 90% nguồn nhiên liệu hoá thạch phục vụ nhu cầu năng lượng của hòn đảo này đều phải đi nhập khẩu, và họ luôn luôn phải sống trong những lo ngại về việc bị cấm vận, cách ly, hay thậm chí là nguy cơ xung đột vũ trang trong tương lai.
Làm tệ hại thêm vấn đề là lời hứa sẽ dừng sử dụng điện hạt nhân vào năm 2025, những tuyên bố phục vụ lợi ích chính trị của giới cầm quyền tại đây.
Quan chức đảo Đài Loan thường xuyên tham gia những cuộc họp về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc, dù rằng họ không phải một thành viên của tổ chức này. Họ không chỉ áp dụng Thoả thuận Paris với mục tiêu đạt được trung hoà carbon vào năm 2050, mà những tập đoàn ở đây, bao gồm cả TSMC cũng đã tham gia sáng kiến RE100, với lời hứa sẽ đạt được mục tiêu net zero. Nhưng hiện tại giữa hứa hẹn và thực tế là cả một khoảng cách rất xa.
Quảng cáo
Nhà báo Angelica Oung là sáng lập liên minh Clean Energy Transition Alliance, một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động cho quá trình chuyển đổi năng lượng sạch. Cô đã nghiên cứu ngành năng lượng tại đây trong một khoảng thời gian dài. Cô đưa ra hai ví dụ, hai lần Đài Loan mất điện trên diện rộng, một lần vào năm 2021, ảnh hưởng tới cả các fab của TSMC cùng khoảng 6.2 triệu hộ gia đình. Lần nữa diễn ra vào năm 2022, ảnh hưởng tới 5.5 triệu hộ gia đình. Theo cô, đó chính là biểu hiện của một hệ thống cơ sở hạ tầng điện đang vận hành rất gần với giới hạn của nó.
Tỷ sất cung cầu ở một lưới điện, cán cân giữa nhu cầu và nguồn cung thường phải ở mức 25% đối với một hệ thống vận hành đảm bảo. Lưới điện Đài Loan, theo cô Oung giải thích, từng có thời điểm có tỷ suất cung cầu chỉ là 5%: “Đồng nghĩa với việc hệ thống rất mong manh.”
Tỷ lệ nguồn nhiên liệu sản xuất điện của Đài Loan cũng khiến mọi chuyện phức tạp hơn. Năm ngoái, thị trường năng lượng ở đây có tỷ trọng sử dụng nhiên liệu hoá thạch lên tới 83%. Và trong lượng nhiên liệu hoá thạch mà Đài Loan đang vô cùng bị phụ thuộc, 42% trong số đó là than đá, 40% khí thiên nhiên, và 1% dầu mỏ. Điện hạt nhân chỉ chiếm tỷ trọng 6%, còn lại tổng cộng 10% là của điện mặt trời, điện gió, thuỷ điện và điện sinh khối (biomass). Đó là số liệu từ bộ kinh tế Đài Loan.
Toàn bộ lượng nhiên liệu hoá thạch Đài Loan nhập khẩu đều đi qua đường biển. Điều này đồng nghĩa với việc nguồn cung này hoàn toàn có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu như chính quyền Bắc Kinh tiến hành phong toả vùng biển xung quanh đảo Đài Loan, hoặc giá bán nhiên liệu thế giới thay đổi. Ngay ở thời điểm hiện tại, chính quyền Đài Loan đã có những nỗ lực để người dân không bị ảnh hưởng do giá nhiên liệu thế giới tăng. Đổi lại, nhà máy điện quốc doanh Taipower đang có khoản nợ tăng dần.
Trong trường hợp đảo Đài Loan bị đại lục bao vây vùng biển, Đài Loan có lượng dự trữ than đá cho khoảng 6 tuần, còn khí hoá lỏng thì chỉ hơn 1 tuần. Xét trên tỷ lệ điện sản xuất nhờ khí hoá lỏng, nếu chuyện trên xảy ra, hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng.
Chuyển đổi điện xanh chậm chạp
Cùng lúc, chính quyền đảo Đài Loan cũng có những mục tiêu về năng lượng vô cùng tham vọng. Tầm nhìn net zero năm 2050 đã được Hội đồng Phát triển Quốc gia đưa ra năm 2022, hứa hẹn sẽ đóng cửa mọi nhà máy điện hạt nhân vào năm 2025. Cùng thời điểm ấy, tỷ trọng điện than sẽ giảm xuống 30%, điện khí tăng lên 50%, và điện tái tạo tăng lên 20%. Chưa có bất kỳ mục tiêu nào đạt được đúng định hướng cả.
Cô Oung đưa ra những lý do khiến tốc độ phát triển điện tái tạo chưa tương xứng với mục tiêu đặt ra: “Vấn đề với điện mặt trời ở Đài Loan là chúng tôi không có quỹ đất rộng. Dân số ngang bằng với Úc, sử dụng cùng lượng điện như Úc, nhưng diện tích đảo chỉ bằng một nửa Tasmania. 79% diện tích đảo Đài Loan là đồi núi, nên xây dựng rất khó khăn.”
Cùng lúc, điện mặt trời đặt trên nóc các toà nhà có chi phí rất cao, mà không phải lúc nào cũng có chỗ. Những toà nhà cao tầng đôi khi có cả những bể nước hay sân đáp máy bay trực thăng.
Theo Peter Kurz, một người đang sống ở Đài Loan, làm cố vấn trong ngành công nghệ, có một nguồn năng lượng tái tạo mà Đài Loan rất dồi dào, đó chính là gió: “Vịnh Đài Loan có nguồn gió dồi dào. Nó chính là nguồn năng lượng gió gần với nơi có con người sinh sống nhất trên hành tinh.”
Điện gió đang được phát triển, nhưng chính quyền hòn đảo này đang bị chỉ trích vì những yêu cầu sử dụng thiết bị và nhân công Đài Loan, thứ mà họ chưa có đủ cả về số lượng lẫn chất lượng. Những yêu cầu này mô tả tham vọng xây dựng một ngành công nghiệp năng lượng nội địa cùng lúc với việc giải quyết những vấn đề liên quan tới nhu cầu điện. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, Đài Loan không có đủ nhân sự có kỹ năng và tay nghề cao để sản xuất tua bin điện gió. Chính những yêu cầu không thực tế như thế này đã khiến những dự án điện gió vừa đắt đỏ vừa được triển khai với tốc độ chậm chạp.
Đóng cửa hết điện hạt nhân?
Còn về phần điện hạt nhân, những nhà phê bình cho rằng lời hứa đóng cửa điện hạt nhân vào năm 2025 là hành động tự huỷ hoại không cần thiết, với mục tiêu tạo ra “quê hương không hạt nhân”. Chính sách của đảng DPP cầm quyền này đang bị đặt ra những câu hỏi. Chương trình hạt nhân dân sự ở Đài Loan đã được bắt đầu từ thời Quốc Dân Đảng còn cầm quyền.
Giữa thập niên 1950, lò phản ứng hạt nhân thử nghiệm đầu tiên đã được xây dựng, và nhà máy điện hạt nhân đầu tiên bắt đầu vận hành từ năm 1978. Đảng DPP xuất hiện năm 1986, đúng năm xảy ra thảm hoạ nhà máy điện Chernobyl ở Ukraine. Rồi đến thảm hoạ nhà máy điện Fukushima xảy ra ở Nhật Bản năm 2011, đảng này bắt đầu đi theo hướng phản đối nguồn năng lượng này.
Trong số 6 nhà máy điện hạt nhân trên đảo Đài Loan, 3 nhà máy đã đóng cửa, hai nhà máy ngừng vận hành, và sang năm, nhà máy cuối cùng cũng sẽ dừng hoạt động. Những lò phản ứng đã dừng hoạt động vẫn chưa được tháo dỡ và xử lý những thanh nhiên liệu phóng xạ đã qua sử dụng. Nguyên nhân có thể là vì, bên cạnh những khó khăn khác, Đài Loan đã hết chỗ chôn lấp và xử lý nhiên liệu hạt nhân dùng sản xuất điện. Ngoài việc nằm im bên trong lò phản ứng, họ không có chỗ nào khác để cất chúng một cách an toàn cả.
Theo vài nhà quan sát, mục đích và lợi ích chính trị đã vượt qua lẽ thường. Năm 2018, trong cuộc trưng cầu dân ý, đa số phản đối đóng cửa nhà máy điện hạt nhân, nhưng chính quyền vẫn khẳng định chính sách sẽ không thay đổi.
Ở tầng 13 trong toà nhà của bộ thương mại ở Đài Bắc, Stephen Wu, phó giám đốc cơ quan quản lý năng lượng Đài Loan mô tả chính sách này bằng những từ ngữ được lựa chọn vô cùng cẩn trọng: “Quốc hội đang có những thảo luận, vì dân chúng đã yêu cầu việc cắt giảm cả tỷ lệ điện hạt nhân lẫn cả xả thải carbon. Vì thế hiện tại đang có những thảo luận về việc liệu những nhà máy điện hạt nhân có được vận hành trở lại khi có đủ điều kiện hay không.”
Ông Wu thừa nhận Đài Loan đang tiến gần tới giới hạn quá tải của hệ thống cấp điện, và những cái tên mới đến xây dựng trụ sở tại những khu phức hợp nghiên cứu khoa học kỹ thuật sẽ phải tính toán và được chính quyền rà soát một cách vô cùng cẩn trọng nhu cầu điện của họ. Dù vậy, vị quan chức chính phủ này vẫn bày tỏ quan điểm tích cực về khả năng phát triển AI một cách bền vững của Đài Loan:
“Chúng tôi đánh giá tiêu thụ điện năng của những công ty để đảm bảo quá trinh phát triển của những công ty ấy tuân thủ việc bảo vệ môi trường. Ở Singapore, data center vận hành rất hiệu quả. Chúng tôi sẽ học hỏi từ Singapore.”
Những người phê phán chính sách năng lượng của chính quyền Đài Loan cũng không yên tâm. Nicholas Chen đưa ra một thông điệp đáng báo động: Nếu Đài Loan không tăng tốc một cách nhanh chóng quá trình phát triển năng lượng sạch, nhiều công ty sẽ buộc phải rời khỏi hòn đảo này.
Họ sẽ tìm đến những môi trường và khu vực có thể hoạt động với xả thải carbon bằng 0 để đảm bảo những yêu cầu trung hoà carbon từ các đối tác lớn như Amazon, Meta hay Google. Họ buộc phải làm điều đó vì không muốn vướng phải những hàng rào thuế quan như Cơ chế Điều chỉnh Carbon xuyên biên giới của liên minh châu Âu.
Luật sư Chen cho rằng: “Điện gió và điện mặt trời không thể mở rộng quy mô đủ để đạt được net zero. Điện hạt nhân là giải pháp không xả thải duy nhất có thể giúp đạt được mục tiêu ấy. Nhưng những luật lệ hiện hành đang yêu cầu mọi đơn vị đầu tư nước ngoài chỉ được nắm 50% cổ phần điện hạt nhân, Taipower nắm 50% còn lại. Hiện giờ Taipower đang ngập trong nợ, thì ai dám bỏ tiền đầu tư cho Đài Loan?”
Theo Wired